Đoàn thanh niên thị trấn Cát Hải (Hải Phòng) làm quen với Luật Cảnh sát Biển VN
Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 1 phối hợp Chi Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hải Phòng và UBND trị trấn Cát Hải tổ chức tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018, Luật phòng, chống ma túy năm 2021…
cho 250 cán bộ, đoàn viên thanh niên và học sinh trên địa bàn thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng.
Tại buổi tuyên truyền, các đoàn viên, thanh niên và học sinh đã được tổ công tác tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018; thông tin về tình hình ma túy trên địa bàn huyện Cát Hải và tại địa phương; tác hại của ma túy, các chất kích thích đối với sức khỏe con người, đời sống xã hội, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
Cán bộ Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 1 đã tuyên truyền, hướng dẫn đoàn viên nhận biết các dạng ma túy, các loại thuốc tân dược gây nghiện thường gặp; triệu chứng và biểu hiện của người nghiện ma túy; vai trò của gia đình, xã hội đối với việc giáo dục con em, người thân trong gia đình tránh xa các tệ nạn xã hội và tệ nạn ma túy; tăng cường công tác tuyên truyền và quản lý giáo dục con em nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên nói không với ma túy…
Cán bộ Cảnh sát biển phát tờ rơi tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên thanh niên.
Thông qua buổi tuyên truyền, các đoàn viên, thanh niên được nâng cao kiến thức, hiểu biết về tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, từ đó “nói không với ma túy”. Tích cực đấu tranh phòng, chống ma túy, góp phần cùng với địa phương, nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo toàn diện, xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, an toàn.
Dịp này, tổ công tác của đơn vị đã cấp phát trên 500 tờ rơi, tờ gấp các loại, tặng 100 sách pháp luật cho các trường trung học cơ sở thị trấn Cát Hải, tiểu học Đoàn Đức Thái và 10 phần quà cho 10 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi với tổng giá trị quà tặng 10 triệu đồng.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đồng hành với ngư dân huyện Cát Hải
Trong chương trình, BTL Vùng Cảnh sát biển 1 đã thăm, tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, tặng 10 xe đạp, 20 suất quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi; tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), tặng cờ Tổ quốc, cấp phát tờ rơi tuyên truyền cho bà con ngư dân tại khu neo đậu tàu thuyền của huyện. Tổng kinh phí cho các hoạt động trên là 150 triệu đồng.
Theo ông Đoàn Đông – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Cát Hải, đây là hoạt động thiết thực, thể hiện tình cảm, sự sẻ chia của cán bộ, chiến sĩ Lực lượng Cảnh sát biển và cấp ủy, chính quyền đối với các gia đình chính sách, các hộ ngư dân và các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, vươn lên trong cuộc sống. Hoạt động này càng thêm ý nghĩa khi diễn ra trong tháng 7, tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ, những người đã không tiếc máu xương chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Video đang HOT
Cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực đảo Cát Hải mong muốn lực lượng Cảnh sát biển sẽ tiếp tục nhân rộng chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” vừa tạo điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, vừa góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Học tiếng Nhật hiệu quả hơn khi được trải nghiệm các giá trị văn hóa Nhật Bản
Học sinh được trau dồi kiến thức về tiếng Nhật thông qua việc tham gia hoạt động trải nghiệm về ẩm thực, văn hóa của người Nhật Bản.
Những năm qua, nhu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn tiếng Nhật Bản ngày càng tăng cao, theo đó ngày càng có nhiều phụ huynh quan tâm và có nhu cầu cho con học ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
Việc dạy tiếng Nhật sớm từ cấp tiểu học, trung học cơ sở không chỉ đáp ứng việc đào tạo nguồn lực chất lượng cao mà còn giúp các học sinh mở ra cho mình cơ hội trong tương lai, chủ động hội nhập và đáp ứng được những yêu cầu trong thời đại mới.
Đáp ứng nhu cầu trên, hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã triển khai mô hình dạy và học tiếng Nhật như: Câu lạc bộ tiếng Nhật, mở lớp học ngôn ngữ 2 tiếng Nhật.
Sinh viên Trường Đại học Hải Phòng giới thiệu cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự những nét đặc trưng của Lễ hội ngắm trăng Nhật Bản (Ảnh: Phạm Linh)
Thầy Nguyễn Văn Ca - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự cho biết, năm học 2020 - 2021, Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) bắt đầu triển khai dạy ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật. Đến nay, trường có 3 lớp ở các khối 6, 7, 8.
Mục tiêu quan trọng nhất của việc mở lớp học ngôn ngữ Nhật là mở rộng nhu cầu học ngôn ngữ hai của học sinh và phụ huynh học sinh.
Đồng thời, tạo điều kiện để học sinh trau dồi kỹ năng, rèn luyện và học tập ngoại ngữ thứ hai sớm từ cấp trung học cơ sở nhất là đối với học sinh có nguyện vọng thi vào lớp chuyên Nhật của Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú.
"Để nâng cao chất lượng học tập, nhà trường có kế hoạch kết hợp với các đơn vị giáo dục khác để tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Đặc biệt, từ năm học 2023 - 2024, nhà trường chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phối hợp với Trường Tiểu học Ngô Gia Tự để có thể tiếp nhận học sinh lớp 6 khi các em đã được học tiếng Nhật từ cấp tiểu học" thầy Ca cho biết thêm.
Học sinh hào hứng trả lời câu hỏi về lễ hội truyền thống của người Nhật Bản (Ảnh: Phạm Linh)
Ngày 10/9/2022, nhân dịp ngày Tết Trung thu của Việt Nam trùng với Lễ hội ngắm trăng (Otsukimi) của người Nhật Bản, Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự phối hợp với khoa Sư phạm Tiếng Nhật - Trường Đại học Hải Phòng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp có ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật.
Hoạt động ngoại khóa này giúp học hiểu được một số hoạt động truyền thống trong lễ hội ngắm trăng của người Nhật Bản từ đó biết được nét độc đáo của lễ hội này cũng như những điểm khác biệt với Tết Trung thu tại Việt Nam.
Để học sinh dễ dàng tiếp cận với những kiến thức liên quan, các bạn sinh viên thuộc khoa Sư phạm tiếng Nhật đã tổ chức nhiều trò chơi như đuổi hình bắt chữ, trả lời câu hỏi nhận quà, gấp giấy origami để tăng vốn sống, vốn hiểu biết, sự khác biệt và đồng điệu giữa Tết Trung thu của Việt nam và cách tổ chức Lễ hội ngắm trăng của người Nhật Bản.
Đồng thời, học sinh được trau dồi thêm vốn từ vựng, hiểu biết về văn hóa truyền thống của người Nhật.
Hoạt động gấp giấy origami chủ đề về Lễ hội ngắm trăng (Ảnh: Phạm Linh)
Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự biết được Lễ hội ngắm trăng đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản, đồng thời được coi như một cơ hội tuyệt vời để phong phú hóa tâm hồn trẻ thơ.
Lễ hội ngắm trăng thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức vào khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch, và là dịp để mọi người cùng thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.
Sản phẩm của học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự (Ảnh: Phạm Linh)
Các nhóm sẽ thi xem ai gấp được nhiều và đẹp hơn (Ảnh: Phạm Linh)
Nếu như trong các truyện cổ tích, truyền thuyết của người Việt, trên cung trăng có cây đa và chú Cuội, thì văn hóa cổ tích, truyền thuyết của người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng bất tử và đến đêm Otsukimi lại giã bột để làm bánh dày mochi.
Học sinh còn được lập thành nhóm cùng nhau trải nghiệm gấp giấy origami hình chú thỏ, cỏ lau (Susuki), bánh dango và thi xem đội nào tạo thành bức tranh đẹp nhất.
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự có thêm vốn từ cũng như hiểu biết về Lễ hội ngắm trăng của Nhật Bản (Ảnh: Phạm Linh)
Cô Phạm Khánh Hội - Trưởng khoa Sư phạm tiếng Nhật Trường Đại học Hải Phòng, giáo viên giảng dạy môn tiếng Nhật tại Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự chia sẻ: "Tiếng Nhật theo quan điểm của tôi là một ngôn ngữ rất khó, chính vì vậy các hoạt động giúp học sinh tiếp cận, trải nghiệm văn hóa của người Nhật để từ đó có hiểu biết sâu sắc sẽ giúp các em có hứng thú hơn với môn học này. Thực tế, mỗi tiết học các em đều chia sẻ sự hào hứng và dần yêu thích môn tiếng Nhật hơn.
Khi thiết kế chương trình giảng dạy ngoại ngữ 2, chúng tôi luôn lồng ghép các trải nghiệm văn hóa Nhật Bản.
Ngoài những hoạt động lớn như tìm hiểu Lễ hội ngắm trăng ngày hôm nay, ở trên lớp tôi thường tổ chức cho các em làm món ăn, hoạt động gấp giấy của Nhật để học sinh chủ động tìm hiểu và tích lũy vốn từ, vốn hiểu biết đặc biệt là càng yêu tiếng Nhật hơn.
Không chỉ tạo cơ hội cho các em học sinh trung học cơ sở trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, đây cũng là cơ hội để sinh viên khoa Sư phạm tiếng Nhật của Trường Đại học Hải Phòng có thêm kinh nghiệm tích lũy, có sự gắn kết, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau đối với sinh viên từ năm nhất đến năm cuối".
Ninh Bình triển khai các hoạt động trọng tâm đầu năm học mới Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình yêu cầu Hiệu trưởng các trường học chỉ đạo, triển khai thực hiện một số việc về tăng cường thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc, tổ chức các hoạt động cho học sinh đầu năm học mới. Ảnh minh họa Theo đó, yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính...