Đoàn tàu của tuyến Metro số 1 (Bến Thành Suối Tiên) có thể về Việt Nam trong quý II
Sáng 13/4, Ban quản lý Đường sắt Đô thị TP Hồ Chí Minh cho biết, đoàn tàu của tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang được đội ngũ chuyên gia, kỹ sư nhà thầu Hitachi thực hiện các công đoạn kiểm tra kỹ thuật lần cuối cùng tại Nhật Bản, trước khi vận chuyển về Việt Nam.
Đoàn tàu của tuyến Metro số 1. Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh.
Đoàn tàu được sản xuất tại Nhật Bản, có 3 toa xe (giai đoạn đầu) với chiều dài 61,5m, có thể chở 930 khách (trong đó ngồi là 147 khách và đứng là 783 khách) và 6 toa xe (tương lai) với chiều dài 121,5m. Tốc độ tối đa thiết kế là 110km/h cho đoạn trên cao và 80km/h cho đoạn hầm.
Bên trong đoàn tàu của tuyến Metro số 1. Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và theo quy định của Chính phủ Nhật Bản (nơi sản xuất đoàn tàu) và quy định của Chính phủ Việt Nam, các chuyên gia Nhật Bản tạm thời chưa được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Video đang HOT
Đây là các chuyên gia đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra kỹ thuật sẽ đi cùng các đoàn tàu, vì vậy các đoàn tàu chưa thể vận chuyển về Việt Nam trong thời điểm này. Ban quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh cùng nhà thầu Hitachi đang nỗ lực tìm các giải pháp tốt nhất để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa đoàn tàu đầu tiên về Việt Nam trong quý II năm 2020.
Đoàn tàu của tuyến Metro số 1 đang được kiểm tra kỹ thuật lần cuối tại Nhật Bản. Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh.
Theo mục tiêu đề ra, Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh phấn đấu dự án Metro số 1 sẽ đạt 85% khối lượng tổng thể cuối năm 2020. Tại ga Nhà hát Thành phố, một trong hai ga ngầm của gói thầu CP1b, các công nhân và kỹ sư trên công trường đang tiến hành đắp cát, rải đá cho kết cấu đường để chuẩn bị cho việc tháo dỡ rào chắn phía trước Nhà hát Thành phố.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đoạn trên cao cơ bản đã hoàn thiện. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Mạnh Linh
EVN nói gì về việc hoá đơn tiền điện tăng đợt dịch Covid-19?
Lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tháng 3/2020 tăng tới 8,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng TP.Hà Nội tăng 17% và TP.HCM tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đưa ra thông báo liên quan đến việc tiền điện của khách hàng tăng trong kỳ hoá đơn tháng 4/2020.
EVN cho rằng đây là hiện tượng có tính quy luật thời tiết hàng năm. Ở nhiều khu vực, nhất là ở phía Nam, theo quy luật thời tiết thì tháng 3 bắt đầu chuyển sang nắng nóng, điển hình như tháng 3 năm nay 2020 còn có một số ngày nắng nóng gay gắt và kéo dài ở mức trên 35 độ. Khi vào mùa nắng nóng, các hộ khách hàng sử dụng nhiều các thiết bị làm mát, nên tiêu thụ nhiều điện, nhất là máy lạnh. Bản thân các thiết bị làm mát cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng, nên càng tốn nhiều điện hơn.
Bên cạnh đó, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, người dân hạn chế ra đường, nhất là trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, việc sử dụng điện sinh hoạt tăng nhiều hơn những năm trước đó.
Cụ thể, lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tháng 3/2020 tăng tới 8,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng TP.Hà Nội tăng 17% và TP.HCM tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.
EVN cũng cho biết, trước tình hình hoá đơn tiền điện tăng, EVN thực hiện phúc tra chỉ số công tơ do bộ phận độc lập thực hiện với 100% hóa đơn có mức tăng trên 30%, trước khi phát hành tới khách hàng.
Khi nhận được thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về hóa đơn tiền điện, trong vòng 24h điện lực sẽ cử nhân viên gặp gỡ, phối hợp cùng khách hàng đối soát chỉ số đồng hồ, lượng điện tiêu thụ trong kỳ, hóa đơn tiền điện.
Liên quan đến đến việc giảm tiền điện do ảnh hưởng của dịch Covid-19, EVN cho biết, đã có báo cáo, đề xuất các giải pháp để hỗ trợ khách hàng sử dụng điện trong thời gian dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra với Bộ Công Thương và Chính phủ. Bộ Công Thương cũng đã chính thức đề xuất Chính phủ phương án giảm giá điện, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 năm 2020 tại văn bản số 41/NQ-CP ngày 9/4/2020, trong đó giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 theo đề xuất của Bộ Công Thương tại văn bản số 22/BC-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2020.
"Đến nay, chưa có quyết định chính thức và hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền về việc giảm giá điện, thời gian áp dụng", EVN thông tin thêm.
BẢO VY
Bơm 2.000 tỷ cho vay nhà ở xã hội, vạn dân đón tin vui giữa mùa dịch Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3. Trong đó, yêu cầu bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do NHNN chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Cụ thể, về giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã...