Đoán sức khỏe qua lưỡi của bạn
Nếu lưỡi màu nhợt nhạt, không có lớp phủ, cùng các dấu hiệu như chóng mặt, hay quên, mất ngủ, rất có thể bạn đang bị thiếu máu.
Tham khảo những chỉ dẫn dưới đây để tự “khám” sức khỏe cho mình qua hình ảnh chiếc lưỡi:
Vương Linh (Theo Evangelineacupuncture.com)
Vì sao ngải cứu, rau má, rau răm có thể gây họa?
Theo các bác sĩ đông y, ngải cứu, rau má, rau răm có thể gây ngộ độc, viêm thần kinh, rơi vào ảo giác... nếu dùng nhiều, không đúng cách.
Lương y đông y Dương Xuân Mến - Phòng khám đông y 195 Láng Hạ, Hà Nội cho biết, theo sách Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, có thể xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng... và là một trong những vị thuốc dành cho người bị động thai, sẩy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.
Món trứng gà xào ngải cứu là món ăn bài thuốc rất bổ dưỡng nâng cao sức khỏe, tẩm bổ, an thai. Nhưng người ốm dậy, thể trạng yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh chỉ nên ăn cách ngày một quả trứng, không nên ăn nhiều trứng vì không tốt. Cũng chỉ ăn 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi) để tránh quá liều.
Bổ mà độc từ ngải cứu
Video đang HOT
Nếu dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà, cũng chỉ dùng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và chỉ dùng theo đợt, khỏi là thôi.
Nhưng dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não... và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh...
Một số người được khuyên không nên ăn ngải cứu.
Theo các bác sĩ, tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng người bình thường không nên sắc ngải cứu để uống như nước trà.
- Người bị viêm gan nên tránh xa ngải cứu vì sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.
- Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần tránh xa ngải cứu kẻo bệnh khó kiểm soát và ngày một nặng hơn.
- Người bị sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... hạn chế ăn trứng.
- Người mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh ăn ngải cứu quá nhiều vì có thể bị sẩy thai, sinh non, hoặc bị tăng nguy cơ ra máu.
Họa từ rau má
Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu... nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Ngày hè nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ.
Người bình thường có thể dùng 1 cốc nước rau má/ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng nữa bác sĩ khuyên nên dừng tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn nên thêm vài lát gừng cho ấm bụng.
Rau má có thể làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc uống rượu.
BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, cái gì dùng nhiều cũng không tốt, và rau má lạm dụng nhiều là có hại, dùng quá nhiều và lâu còn có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.
Ăn quá nhiều còn gây những tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu - rất nguy hiểm, lượng cholesterol trong máu cũng tăng, đặc biệt nguy hiểm với những người bị tiểu đường.
Uống nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua.
Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai... Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm... làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.
Rau răm
Rau răm cũng là dược liệu quý, vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, hay được dùng làm thuốc. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Ăn rau răm sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn.
Món trứng vịt lộn có tính hàn, ăn với rau răm, gừng lát và muối tiêu vừa ngon vừa bổ, nhờ phối hợp cân bằng âm - dương rất bổ dưỡng. Vị rau răm - gừng -tiêu ấm bụng, tránh được đầy hơi và chậm tiêu hóa.
Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
- Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai.
- Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi hành kinh không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết.
Theo Giadinh
Tay chân lạnh: Cách bấm huyệt trị bệnh Người bệnh có biểu hiện co thắt từng cơn các mạch máu ở ngón tay hay ngón chân, có tính kịch phát. Huyệt khúc trì. Lạnh đầu chi y học hiện đại gọi là bệnh Raynaud. Người bệnh có biểu hiện co thắt từng cơn các mạch máu ở ngón tay hay ngón chân, có tính kịch phát. Bệnh chưa rõ căn nguyên...