Đoàn làm phim bị tai nạn trực thăng ở Argentina về nước
Đoàn làm phim thực tế trong chương trình “Dropped” của Pháp ngày 13/3 trở về nước sau tai nạn hai trực thăng đâm nhau trong quá trình quay phim ở vùng Tây Bắc hẻo lánh của Argentina, khiến 10 người chết, trong đó có 2 phi công người bản địa và 8 người Pháp.
Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử các chương trình thực tế thế giới. Ba ngôi sao sáng giá của nền thể thao Pháp đã thiệt mạng sau khi hai máy bay va trạm trên không hôm 9/3 và bị rơi gần làng Castelli, tỉnh La Rioja, cách thủ đô Buenos Aires khoảng1.170 km về phía Tây Bắc. Toàn bộ phi hành đoàn và những người có mặt trên hai máy bay đã thiệt mạng.
Tai nạn thảm khốc này đã làm bàng hoàng nước Pháp. Trong số những người bị nạn có vận động viên thuyền buồm Florence Arthaud, kình ngư Camille Muffat, vô địch Olympic London 2012, và VĐV quyền anh Alexis Vastine, huy chương đồng Olympic Bắc Kinh 2008.
Hiện trường vụ tai nạn gần Villa Castelli, tỉnh La Rioja ngày 10/3 (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cơ quan điều tra đã tiến hành lấy lời khai ngay tại khách sạn để đoàn làm phim có thể trở về nước nhanh chóng. Các nhân chứng cho biết hai trực thăng Écureuil sản xuất năm 2010, bay ở cự ly rất gần và ở tầm thấp khi xảy ra tai nạn. Những người này đã không thể làm gì khi máy bay phát nổ và bốc cháy dữ dội. Pháp đã cử một đoàn gồm 5 cảnh sát, 2 chuyên gia Văn phòng Điều tra và Phân tích (BEA), đại diện hãng sản xuất máy bay và các chuyên gia pháp y tới Argentina để phối hợp điều tra vụ tại nạn.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân vụ việc. Chuyên gia pháp y Argentina và Pháp sẽ cùng tham gia quá trình khám nghiệm tử thi, tiến hành ngay tại một bệnh viện ở tỉnh La Rioja.
Video đang HOT
Những người chơi tham gia chương trình thực tế thử thách khả năng sinh tồn của con người mang tên “Dropped”, được quay tại Argentina, là những vận động viên thể thao giỏi nhất của Pháp. Theo kịch bản của chương trình, những người chơi sẽ bị bỏ ở một vùng hoang vu, hẻo lánh, không có người sinh sống và trong vòng 3 ngày họ phải tìm ra nơi có người ở. Chương trình được phát trên kênh TF1 của Pháp.
Trong những năm gần đây, các chương trình thực tế trở nên rất phổ biến trên các kênh truyền hình và được nhiều người ưa thích. Đây không phải là lần đầu tiên có người thiệt mạng trong các trò chơi thử thách khả năng sinh tồn của con người. Trước đó, trong chương trình tương tự mang tên “Koh-Lanta”, cũng phát trên kênh TF1, đã có một người chơi thiệt mạng vì nhồi máu cơ tim.
Trong một chương trình khác mang tên “Survivor”, phiên bản thực hiện tại Bulgaria, một ứng cử viên cũng đã chết vì đau tim khi đang tham gia chơi trên một hòn đảo. Còn với phiên bản này tại Pakistan, một người đàn ông đã bị chết đuối khi đang chơi ở Thái Lan, với thách thức là bơi qua một hồ ở Bangkok với một balô nặng 7 kg trên vai.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Vụ nổ gần cầu Sài Gòn: Sẽ xử nghiêm tài xế taxi "làm lơ" người bị nạn
Trước thông tin về một đoạn clip ghi lại hình ảnh một số lái xe taxi đã không dừng lại hỗ trợ đưa người bị nạn trong vụ nổ xảy ra ở gần cầu Sài Gòn đến bệnh viện, nhiều ý kiến cho rằng họ "làm lơ" là vì sợ bị liên lụy!
Nạn nhân vụ nổ gần cầu Sài Gòn bị bỏng ngoài da 80% cơ thể đang được một số người đưa ra đường Trần Não - Ảnh cắt từ clip trên Youtube
Sau khi Báo điện tử Dân trí phản ánh việc một số lái xe taxi đã "làm lơ", không dừng lại chở nạn nhân của một tai nạn gần cầu Sài Gòn (quận 2), đi bệnh viện, nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.
Nhiều người cho rằng các tài xế taxi đã vô cảm, ứng xử không có tình người. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến nhận định, các tài xế taxi "làm lơ" là do sợ bị liên lụy khi đưa người gặp nạn đi cấp cứu.
Anh C. (có thâm niên 11 năm chạy taxi) chia sẻ: "Tôi cũng đã từng 4 lần dừng lại cứu người gặp nạn, chở nạn nhân đến bệnh viện gần nhất cấp cứu. Đúng là cũng có một số phiền phức nhưng nếu mình làm việc bằng cái tâm thì đều có thể xử lý được".
Cùng là tài xế chạy taxi nhưng anh Nguyễn Xuân T. lại cho rằng "Cứu người bị nạn là cần thiết nhưng nhiều khi gặp rất nhiều rắc rối. Thậm chí, có lần tôi chở người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện, sau khi lo đủ thứ thủ tục mất cả tiếng đồng hồ lại còn suýt bị người nhà nạn nhân hành hung vì nghĩ tôi gây tai nạn cho người thân của họ".
Liên quan đến việc một số xe taxi xuất hiện trong đoạn clip ghi lại cảnh xe taxi không dừng lại chở nạn nhân trong vụ nghi bị phóng điện đi cấp cứu, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TPHCM - Giám đốc Taxi Vinasun cho biết, hiện nay Hiệp hội Taxi TP đang phát động 4 phong trào thi đua. Trong đó, phong trào hàng đầu là xây dựng ý thức văn hóa giao thông. Không những chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông, tài xế taxi còn phải giúp đỡ người bị nạn. Tài xế phải trở thành cứu tinh xa lộ, trở thành người bạn đồng hành với mọi người. Đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Đối với tài xế nào không thực hiện tốt thì sẽ bị xử lý nghiêm.
"Về sự việc trên nếu bạn đọc cung cấp được số xe số tài thì phía Hiệp hội Taxi TP sẽ xử lý nghiêm, quyết không bao che, dung túng cho những trường hợp "làm lơ" với người bị nạn như vậy" - ông Tạ Long Hỷ khẳng định.
Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Mai Linh cũng cho rằng, không riêng tài xế taxi mà bất cứ tài xế ô tô nào khác không hỗ trợ người gặp nạn là không đúng với đạo đức của người lái xe.
Bình luận về việc một số xe taxi không dừng lại chở nạn nhân trong vụ nổ gần cầu Sài Gòn, ông Hiếu cho rằng trong trường hợp này rất khó xác định là lúc đó tài xế taxi Mai Linh có đang chở hành khách trên xe hay không. Nếu đang chở khách thì tài xế chỉ được dừng lại giúp người gặp nạn khi hành khách trên xe đồng ý.
Ngược lại, tài xế chạy xe trống mà không ra tay cứu giúp người gặp nạn thì rõ ràng là không đúng với đạo đức của người lái xe; không thực hiện đúng những gì người tài xế được đào tạo, huấn luyện và văn hóa giao thông.
"Nếu phát hiện chính xác tài xế của Mai Linh đã bỏ mặc người gặp nạn như phản ánh thì chúng tôi sẽ xử lý kỷ luật", ông Hiếu khẳng định.
Theo Điều 102, Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về việc áp dụng biện pháp chế tài hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thể hiện, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Trước đó, khoảng 17h chiều 13/3, nhiều người đang ngồi câu cá tại khu vực gần cầu Sài Gòn (quận 2) thì chợt giật thót mình bởi một tiếng nổ lớn vang lên. Ngay sau đó phát hiện anh Nguyễn Hữu Đức (38 tuổi, ngụ quận 2) đang bốc cháy dữ dội, quần áo trên người rơi ra từng mảng.
Sau khi bị đốt cháy, nạn nhân bị bỏng nặng và được một thanh niên và một công nhân đưa lên xe máy chở ra ngoài đường Trần Não (quận 2). Do da anh Đức đang bong tróc, lột ra từng mảng nên ngồi trên xe máy xảy ra cọ sát khiến anh Đức khá đau đớn. Nhiều người lao xuống đường vẫy taxi chở anh Đức đi viện nhưng nhiều xe taxi đều "làm lơ", không dừng lại hỗ trợ người gặp nạn.
Nạn nhân sau đó được những người tốt bụng chuyển đến sơ cứu tại bệnh viện Bưu điện quận 2 rồi chuyển tiếp lên khoa Bỏng bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Tại đây, các bác sĩ xác định, anh Đức bị bỏng ngoài da 80% cơ thể, sau khi được điều trị sức khỏe đã ổn định.
Trung Kiên - Quốc Anh
Theo Dantri
Chìm phà tại Myanmar, gần 50 người chết và mất tích Các nhân viên cứu hộ Myanmar đang gấp rút tìm kiếm những người sống sót sau khi một chiếc phà chở quá tải bị chìm tối 13/3. 34 thi thể đã được tìm thấy trong khi hàng chục người còn mất tích. Hệ thống phà tại Myanmar thường chịu cảnh quá tải (Ảnh: Internet) Thông tin được truyền hình nhà nước Myanmar đăng...