“Độ” xe máy Yamaha thành môtô ba bánh với 38 triệu đồng
Một người chơi xe ở Quảng Nam đã tự “độ” chiếc Yamaha 650 thành xe mô tô 3 bánh thời thượng chỉ với 38 triệu đồng
9 tháng sau khi cho ra đời “ xe đua F1″, anh Lê Văn Huy tại Quảng Nam tiếp tục bắt tay vào lắp ráp môtô ba bánh.
Người thợ cơ khí 53 tuổi có tình yêu xe và động lực sáng tạo không mệt mỏi. Kinh nghiệm 20 năm trong nghề cơ khí đủ để anh hiện thực hóa niềm đam mê theo một cách riêng, đời thường nhưng không thiếu phần sáng tạo.
Anh Huy chia sẻ: “mình mê xe, muốn độ nhiều thứ, nhưng chỉ một nỗi không có xe và tiền để làm”.
Góp nhặt 38 triệu đồng, anh tìm mua chiếc môtô cũ 650 phân khối. Ý tưởng độ lần này sẽ là xe ba bánh. Vì thế hầu hết những thay đổi lớn đều nằm ở phần đầu.
Video đang HOT
Cơ cấu lái chính là điểm sáng tạo nhất. Hệ thống treo kiểu ôtô nhưng điều khiển bởi tay lái xe máy. Lực truyền từ tay lái, qua trục các-đăng làm mâm xoay (gắn bản lề) quay ngang theo hướng mũi tên đỏ, đẩy thước lái dịch chuyển sang trái/phải theo chiều mũi tên màu xanh. Khớp bản lề quay quanh trục (mũi tên tím) cùng với khớp rô-tuyn cho phép toàn bộ cụm bánh xe và hệ thống treo có thể dịch chuyển lên xuống.
“Thực tế nếu làm liên tục chắc chỉ mất 1- 2 tuần, nhưng mình chỉ tranh thủ lúc rảnh, nên sau 4 tháng mới hoàn thành”, anh Huy nói.
Một vài hình ảnh về xe:
Cụm bánh sau và động cơ nguyên gốc.
Đầu xe kéo dài, bánh sử dụng lốp ôtô.
Hệ thống treo 2 càng chữ A do anh Huy tự chế.
Thước lái là một thanh thép tròn, ở giữa có khớp rô-tuyn liên kết với bản lề.
Theo Vnexpress
Thợ cơ khí Quảng Ngãi tự chế xe đua F1 từ xe lada, xe máy
Một chiếc xe đua mang mẫu dáng công thức F1 đã được anh Lê Văn Huy (thôn 2, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam) tự tay chế tạo.
Chiếc xe này do anh Huy và các đồng nghiệp ở xưởng cơ khí tự chế tạo mất thời gian không dài. Ban đầu, anh Huy đã bỏ tiền ra mua một chiếc xe Lada ở bãi phế liệu, một chiếc xe máy cũ rồi nghiên cứu, "độ" lại thành chiếc ô tô đua F1 có hình dáng rất gọn gàng.
Với kỹ thuật tinh tế của một thợ cơ khí giỏi, anh Huy và các tay thợ đã dùng gầm xe Lada làm khung gầm của chiếc F1, nhưng động cơ lại lấy từ nguồn chiếc xe máy cũ, vỏ xe làm bằng tôn sơn chống rỉ. Ngoài một số bộ phận xe cũ tận dụng, anh còn tự chế tạo một số linh kiện khác như vô lăng, hệ thống phanh, ghế ngồi...
Do hộp số xe máy không có tỷ số truyền lùi nên anh phải dùng bộ truyền từ xe túk túk. Để có kích thước hẹp về bề ngang cho chiếc xe, anh bố trí vô lăng vào giữa, một bộ xích làm nhiệm vụ truyền động tới cơ cấu lái...
Chiếc xe F1 do anh Huy tự chế.
Mặc dù không được thiết kế tỉ mỉ, nhưng những bộ phận của xe đua F1 được anh Huy và các đồng nghiệp lắp đặt khá chuẩn xác. Chiếc xe sơn màu trắng, kiểu dáng khá ấn tượng đã được đưa vào chạy thử với tốc độ tối đa 140 km/h.
Sau khi chiếc xe hoàn thành, sử dụng tốt, anh Huy đã sung sướng: "Dù hiện tại chiếc xe vẫn chưa được chứng nhận đủ điều kiện lưu hành trên đường phố nhưng chúng tôi rất vui vì sản phẩm đã thành công. Mới đây, Công ty TNHH một thành viên Hoàng Thành Nam (Khu Kinh tế mở Chu Lai) và một doanh nhân ở Đà Nẵng đặt hàng chúng tôi làm loại xe này. Nếu được các cấp quan tâm, tôi sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu làm loại xe này phục vụ du lịch với giá thành rẻ".
Hiện tại, anh Huy cùng nhóm thợ cơ khí đang hì hục "xẻ" một chiếc xe máy để chuẩn bị "độ" thành chiếc xe ô tô ba bánh mới.
Theo kế hoạch, anh cùng đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu tháo ráp chiếc máy này rồi tận dụng linh kiện, thiết bị và chế tạo thêm các bộ phận khác để làm thành một chiếc ô tô ba bánh. Anh Lê Văn Huy vốn có niềm đam mê sáng chế từ nhỏ. Hiện anh đang bắt tay lắp ráp một máy ép nước mía có ưu điểm nổi bật như ép nhanh, nhiều nước và ưu việt hơn loại máy trên thị trường hiện nay.
Theo Người đưa tin
Xe bán tải - ngày càng hiện đại và nhẹ hơn Ford đặt mục tiêu giảm trọng lượng cho các loại xe của hãng từ 100 kg đến hơn 300 kg/chiếc bằng việc sử dụng nhôm thay thế cho thép ở nhiều khâu sản xuất. Một trong những ưu tiên của người tiêu dùng khi chọn lựa một chiếc bán tải luôn là yếu tố về tải trọng cũng như sức kéo của chiếc...