Đô thị Vùng ven trở thành điểm đến lý tưởng trong Vùng Thủ đô
Quỹ đất Hà Nội đang dần cạn kiệt cùng các vấn đề pháp lý khiến nguồn cung BĐS Thủ đô ngày càng ít sự lựa chọn.
Và đô thị vùng ven bắt đầu được giới đầu tư săn đón trở thành điểm sáng Vùng Thủ đô trong năm 2022 .
Năm 2022, khi đã trải qua 2 năm liên tiếp của dịch bệnh, việc sở hữu một ngôi nhà thứ hai vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp vừa có thể đầu tư sinh lời bền vững, đang trở thành xu hướng mới của người dân thành thị tại Việt Nam. Và việc lựa chọn các đại đô thị tích hợp vùng ven trở thành xu hướng tất yếu của người dân Thủ đô.
Tại sao người dân Thủ đô lại lựa chọn đô thị vùng ven và các đại đô thị tích hợp vùng ven có gì lại khiến người dân Thủ đô săn tìm đến vậy?
Thứ nhất, các vấn đề nan giải của người dân Hà Nội như lụt lội, tắc đường, ô nhiễm,… là yếu tố thúc đẩy quá trình người dân sở hữu ngôi nhà thứ 2 ở các đô thị vùng ven xung quanh Hà Nội và hiện nay khu vực phía Đông Bắc Thủ đô đang được săn đón bởi hàng loạt các cây cầu vượt và tuyến đường Vành đai 4 được đẩy mạnh triển khai dẫn dòng chảy về nơi đây.
Thứ hai, hiện nay xung quanh khu vực Đông Bắc Hà Nội có rất nhiều các làng nghề nổi tiếng như: Đa Hội, Ninh Hiệp, Đình Bảng, Châu Khê, Phong Khê,… và các ông chủ tại các làng nghề luôn mong muốn tìm kiếm những không gian sống mới, những khu đô thị đầy đủ tiện ích, đẳng cấp, sang trọng đáp ứng nhu cầu về một cuộc sống an toàn của họ bởi tại các làng nghề luôn luôn hiện hữu những ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ.
Thứ ba, số lượng người giàu trong Vùng Thủ đô có con em theo học tại các trường cao đẳng đại học ở Hà Nội hoặc khu vực Từ Sơn ngày càng tăng cao và lựa chọn tối ưu nhất cho họ đó là mua những sản phẩm thấp tầng với pháp lý rõ ràng và với chi phí chỉ bằng 1 căn chung cư ở Hà Nội. Đặc biệt là khi hiện nay nhà nước đang rà soát các điều luật liên quan đến việc sở hữu chung cư có thời hạn, do đó các nhà đầu tư thông thái mua những sản phẩm nhà thấp tầng, sổ hồng riêng từng căn có những cơ hội tăng trưởng đang là xu hướng tiên phong.
Mặt khác, ngay tại thời điểm này, TP Từ Sơn đang định hướng trở thành thành phố giáo dục với sự có mặt của các trường đại học hàng đầu: ĐH Kinh doanh và Công nghệ, ĐH Tài nguyên Môi trường, ĐH Luật cơ sở 2, ĐH Ngoại thương, ĐH Thể dục Thể thao, Cao đẳng Thủy sản, … sự dịch chuyển về giáo dục dẫn theo làn sóng dịch chuyển của cán bộ công nhân viên, giáo viên của trường và học sinh sinh viên theo đó.
Những đại đô thị tích hợp như ở Centa VSIP sẽ đáp ứng được toàn bộ nhu cầu ở thực hoặc đầu tư kinh doanh sinh lời cho các nhà đầu tư trong Vùng Thủ đô. Bởi pháp lý rõ ràng, ngân hàng liên kết hỗ trợ. BĐS ở những khu vực tập trung đông dân cư giống như ở Centa VSIP Từ Sơn là điểm cộng khi vừa tạo ra giá trị việc làm, vừa có độ tuổi lao động trong độ tuổi vàng sẽ tạo ra giá trị gia tăng BĐS rất lớn, bởi vì đây là BĐS tạo ra giá trị thực, đáp ứng nhu cầu ở thực, kinh doanh thực. Nơi nào tạo ra giá trị, tạo ra dòng tiền, tạo ra thu nhập thì người dân các tỉnh sẽ hội tụ về. Và điểm tụ với hơn 110.000 công nhân, lao động tại các KCN lớn VSIP – Đại Đồng – Hoàn Sơn sẽ tạo ra giá trị thặng dư khổng lồ.
Video đang HOT
Đại đô thị vùng ven được quy hoạch đồng bộ, bài bản.
Hiện nay, các nhà đầu tư không còn sự lựa chọn nào tối ưu nhất cho việc đầu tư nữa khi bitcoin, chứng khoán, vàng,… không phải sân chơi của họ. Vậy dòng tiền sẽ chảy đi đâu? Nó sẽ vào những đại đô thị tích hợp chuẩn mực như Vinhomes, Centa VSIP,…
Cuối cùng đó là những ngôi nhà đồng điệu. Những dự án đất nền đã được chính phủ kiểm soát siết chặt và hạn chế, vì vậy xu hướng phát triển đại đô thị đồng bộ, bài bản, chuẩn mực như hiện nay là tất yếu và phù hợp với định hướng của Chính phủ, điển hình là đại đô thị Vinhomes và Centa VSIP,… hiện đang phát triển theo đúng định hướng đô thị đáp ứng nhu cầu ở thực cho người dân.
Nằm trong bán kính 12km và được mệnh danh là Trung tâm Vùng Thủ đô, Thành phố Từ Sơn đang trở thành điểm đến lý tưởng của giới đầu tư trong làn sóng dịch chuyển này với những đại đô thị xanh hiện hữu, có không gian sống tích hợp đầy đủ các dịch vụ – tiện ích, cùng với khoảng xanh có thể đem đến một cuộc sống chất lượng, những sản phẩm có giá trị thực, được đầu tư bài bản về cả quy mô lẫn chất lượng cũng như đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của NĐT và những người ở thực. Và quần thể đại đô thị Centa VSIP nằm giữa lòng TP Từ Sơn sở hữu đầy đủ các yếu tố đang trở thành điểm sáng trong Vùng Thủ đô với những lợi thế hiếm có.
Chủ tịch Tập đoàn C.E.O: Nghiên cứu đầu tư bất động sản khu công nghiệp
Chủ tịch Đoàn Văn Bình đánh giá mảng bất động sản sẽ phát triển tốt trong trung và dài hạn.
Ông Bình cam kết sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 300 tỷ đồng trong năm nay. Trong chiến lược 5 năm 2022-2026, ngoài nằm trong VNR500, đơn vị đặt mục tiêu đạt doanh thu tổng thể 30.000 tỷ đồng, bình quân 1 năm 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 600 tỷ đồng.
Chiều 9/8, Tập đoàn C.E.O (CEO Group - HNX:CEO ) cùng Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HoSE:VDS ) tổ chức cuộc gặp gỡ với nhà đầu tư nhằm trao đổi về chiến lược phát triển giai đoạn 2022 - 2026, tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, tiến độ các dự án trọng điểm và các nội dung liên quan đến phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ.
Tại phần thảo luận, Chủ tịch HĐQT Đoàn Văn Bình đánh giá trước mắt có thể có khó khăn chung với dòng tiền giá rẻ đổ vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong bối cảnh có sự thắt chặt giải ngân của ngân hàng cho vay lĩnh vực bất động sản. Song trong tương tai, ông Bình đánh giá mảng bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phát triển tốt.
Cụ thể về nền tảng, hiện nay nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định, Nhà nước áp dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa đúng liều lượng bên cạnh tập trung giải ngân đầu tư công và hoàn thiện phát triển hạ tầng. Một số dự án có tác động lớn đến ngành bất động sản bao gồm trục đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, sân bay Long Thành, và việc Nhà nước đầu tư hạ tầng tại Đồng bằng Sông Cửu Long và mở rộng vành đai 4,5 tại TP Hà Nội và vành đai 3, 4 tại TP HCM. Theo đó, bất động sản sẽ hưởng lợi từ việc cơ hội đầu tư tại các tỉnh gia tăng theo các hạ tầng lớn này.
Ngoài ra, lượng kiều hối liên tục đổ về Việt Nam với mức tăng trưởng 10%/năm. Tốc độ đô thị hóa Việt Nam khoảng 1%/năm, và dự kiến đạt 50% vào năm 2030, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với các nước phát triển khi các nước này có thể đạt được 70%-80%. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, nhu cầu bất động sản, nhà ở, dịch vụ sẽ ngày càng gia tăng.
Về tổng quan, trên cơ sở nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tổng tài sản bất động sản trên GDP của Việt Nam chỉ khoảng 75% trong khi tỷ lệ này của toàn cầu ở mức 4 lần. Theo đó, dư địa lĩnh vực bất động sản còn rất lớn. Ông Bình đánh giá với căn cứ vững chắc như vậy, bất động sản sẽ phát triển trung và dài hạn.
Ban chủ tọa tại phiên thảo luận buổi gặp gỡ giữa CEO Group và nhà đầu tư.
Về việc phát triển các dự án của tập đoàn, ông Bình chia sẻ lịch sử phát triển tới nay đơn vị có hơn 1.000 ha đất, và đã phát triển hơn 300 ha, còn khoảng 700 ha đất. Ngay trong năm nay, CEO Group sẽ phát triển 500-1000 ha.
Trong 5 năm tới, doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm mảng bất động sản khu công nghiệp. Ông đánh giá đây là lĩnh vực có triển vọng lớn, khi Việt Nam hiện có nền kinh tế mở với 17 hiệp định thương mại FTA, theo đó có thị trường gần như phủ sóng toàn cầu. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản khu công nghiệp cũng nhận được tác động tích cực từ làn sóng chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam.
Tập đoàn C.E.O tập trung vào 3 trụ cột kinh doanh cốt lõi là bất động sản, xây dựng và dịch vụ. Về chiến lược phát triển đến năm 2026, trong mảng bất động sản C.E.O đặt mục tiêu đứng trong top 20 các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, tập trung phát triển đô thị tích hợp, nhà vừa túi tiền và khu đô thị nghỉ dưỡng; đồng thời phát triển thêm quỹ đất 1.000 ha tại các địa bàn tiềm năng trên cả nước.
Song song với đó, tập đoàn sẽ tăng năng lực tài chính, năng lực thi công cho công ty xây dựng để làm tổng thầu. Ngoài ra, đơn vị tiếp tục phát triển thương hiệu quản lý khách sạn Sonasea, trở thành top 10 nhà xuất khẩu lao động vào thị trường Nhật Bản và top 20 nhà xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Nói về chiến lược 5 năm tới, ngoài nằm trong VNR500, ông Bình chia sẻ đơn vị đặt mục tiêu doanh thu tổng thể 30.000 tỷ đồng, bình quân 1 năm 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 600 tỷ đồng.
Riêng năm nay, công ty kế hoạch doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, gấp 3,3 và 3,6 lần doanh thu và lợi nhuận sau thuế kế hoạch năm ngoái.
Sau 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu đạt mức 754 tỷ đồng, tăng 138% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 70 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cải thiện so với mức lỗ 164,8 tỷ đồng nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, so với kết hoạch thì chưa đạt 25%.
Về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022, ông Bình cam kết sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 300 tỷ đồng. Phó Tổng giám đốc Vũ Thị Lan Anh nhìn nhận lợi nhuận năm nay phần lớn sẽ đến từ dự án Sonasea Vân Đồn Habor City với 60%, trong khi 40% còn lại sẽ đến từ dự án khác. Bà Lan Anh cũng cho biết thêm điểm rơi lợi nhuận thường sẽ vào quý IV, khi đơn vị bàn giao sản phẩm cho nhà đầu tư và nghiệm thu dự án.
Các dự án của CEO Group trải dài ở nhiều tỉnh, trong đó có Vân Đồn, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Bình, Nha Trang, Rạch Giá và Phú Quốc. Theo thông tin từ đại diện CEO Group, 3 dự án trọng điểm trong năm nay là Sonasea Vân Đồn Habor City tại Hạ Long, CEOHomes Hana Garden tại Mê Linh Hà Nội, và Sonasea Residences tại Phú Quốc.
Trong dự án Sonasea Vân Đồn Habor City, khu phố thương mại Singapore Shoptel (với 192 căn liền kề) hiện đã hoàn thành, còn dự án nghỉ dưỡng 5 sao Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn (với 182 căn villas và 200 căn khách sạn) mới khởi công ngày 30/4. Ngoài ra, nằm tại trung tâm Sonasea Vân Đồn Habor City còn có Sonasea Silk Path với 340 căn shop house.
Bên cạnh đó, khu đô thị CEOHomes Hana Garden với diện tích 20,3 ha là tổ hợp các sản phẩm bao gồm villas, shophouse, nhà liền kề, nhà ở xã hội và tòa hỗn hợp. Tổng mức đầu tư là 2.168 tỷ đồng. Dự án này cách sân bay Nội Bài khoảng 7kn và cách khu công nghiệp Thăng Long khoảng 8 km về phía Bắc. Dự án dự kiến thực hiện từ năm 2020 đến năm 2026 sẽ hoàn thành
Ngoài ra, khu đô thị cao cấp Sonasea Residences là khu đô thị cao cấp có diện tích 62 ha đặt tại trung tâm Bãi Trường, Phú Quốc. Dự án này có 700 căn villas cũng như căn liền kề. Tổng mức đầu tư là 1.682 tỷ đồng, và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
CEO Group đã và đang triển khai một loạt dự án như tháp CEO (tháp văn phòng hạng A với tỷ lệ lấp đầy 100%); khu đô thị Sunny Garden City tại Quốc Oai, Hà Nội với diện tích 24 ha; trường cao đẳng Đại Việt tại Tiên Du, Bắc Ninh với diện tích 17 ha; khu đô thị River Silk City tại Phủ Lý, Hà Nam; hay khu nghỉ dưỡng 5 sao Sonasea Quảng Bình Resort với diện tích 8,9 ha; và khu nghỉ dưỡng 5 sao Sonasea Premier Nha Trang với diện tích 7,9 ha;. ...
Đối với nội dung triển khai phương án phát hành tăng vốn, phía tập đoàn cho biết cổ đông đã thông qua tại đại hội thường niên năm nay sẽ phát hành 257,3 triệu cổ phiếu. Trong đó, hơn 5,1 triệu cổ phiếu phát hành cho cán bộ công nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và 252,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ dự kiến gấp đôi lên 5.146 tỷ đồng.
Giá chào bán ESOP lẫn cổ đông hiện hữu 10.000 đồng/cp, nguồn tiền thu được 2.573,4 tỷ đồng. Doanh nghiệp dùng 800 tỷ đồng đầu tư dự án khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences, 1.000 tỷ đồng tăng vốn cho CTCP đầu tư và phát triển du lịch Vân Đồn, 200 tỷ tăng vốn cho công ty TNHH C.E.O Quốc tế, 200 tỷ tăng vốn cho CTCP đầu tư và phát triển Nha Trang, 105 tỷ tăng vốn cho CTCP đầu tư và phát triển Phú Quốc, 51 tỷ tăng vốn cho CTCP xây dựng C.E.O và phần còn lại bổ sung vốn lưu động.
Làng ĐH Đà Nẵng "treo" 25 năm ở Quảng Nam: Cần hơn 4.100 tỉ để giải phóng mặt bằng Tỉnh Quảng Nam đề xuất sớm bố trí khoảng 4.164 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng dự án, trong trường hợp không đủ vốn thì giảm diện tích từ 160 ha xuống còn 50 ha. Ngày 9-8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, đã có báo cáo về tình hình triển khai...