Đọ sức mạnh mạng Mỹ – Trung: Tưởng “chung mâm” hóa ra chênh nhau cả thập kỷ, bất ngờ với vị trí của Việt Nam
Những tưởng Trung Quốc có thể ngang cơ với Mỹ khi so sánh sức mạnh mạng, hóa ra chênh lệch giữa hai nước xa đến bất ngờ. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là vị trí của Việt Nam.
Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc trên không gian mạng toàn cầu. Nhưng một nghiên cứu mới đây dự báo, với tình trạng bảo mật nghèo nàn cùng khả năng phân tích tình báo yếu kém, Trung Quốc vẫn không thể bắt kịp Mỹ trong ít nhất một thập kỷ nữa.
Các nhà nghiên cứu của IISS xếp hạng sức mạnh không gian mạng của các quốc gia dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm sức mạnh nền kinh tế số và mức độ trưởng thành về năng lực bảo mật và tình báo, cũng như mức độ tích hợp sức mạnh an ninh mạng vào các hoạt động quân sự.
Cũng giống như Nga, Trung Quốc đã cho thấy chuyên môn và trình độ của mình trong các hoạt động tấn công mạng, như xâm nhập lấy trộm thông tin sở hữu trí tuệ và các chiến dịch phát tán tin tức sai lệch khác. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này vẫn chỉ xếp hạng hai sau Mỹ do sự lỏng lẻo trong khả năng bảo đảm an ninh mạng của mình.
Trong báo cáo của mình, tổ chức nghiên cứu kết luận rằng, chỉ có Mỹ là cường quốc không gian mạng “bậc nhất”. Trong khi đó, hạng Hai bao gồm Trung Quốc, Nga, Anh, Úc, Canada, Pháp và Israel. Việt Nam cùng các quốc gia Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Triều Tiên và Iran đứng hại thứ ba.
Ông Greg Austin, chuyên gia an ninh mạng tại IISS, cho rằng, các báo cáo từ truyền thông chỉ tập trung vào những mặt tích cực trong các tiến bộ công nghệ số của Trung Quốc – ví dụ như khát vọng trở thành người dẫn đầu thế giới về AI. Điều này đã góp phần “thổi phồng” sức mạnh mạng của Trung Quốc trong mắt mọi người.
Video đang HOT
Ông Austin cho biết: “Trong mọi thước đo, sự phát triển về kỹ năng an ninh mạng ở Trung Quốc đều kém xa so với nhiều quốc gia khác.”
Theo báo cáo, Trung Quốc mới chỉ tập trung vào “an ninh nội dung” – hạn chế các thông tin bất lợi cho internet trong nước – do vậy, nó làm giảm sự tập trung cho việc bảo mật các hệ thống mạng để vận chuyển nội dung đó. Ngoài ra, báo cáo của IISS cũng cho rằng khả năng phân tích tình báo của Trung Quốc cũng “kém trưởng thành” hơn năng lực của nhóm Fire Eyes (Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand).
Theo IISS, điều làm nước Mỹ ở vị thế độc tôn trong bảng xếp hạng là nền tảng công nghiệp kỹ thuật số vô song, chuyên môn mã hóa và năng lực thực hiện các cuộc tấn công mạng “tinh vi, nham hiểm” chống lại kẻ thù. Không giống như các đối thủ Nga, Trung Quốc, nước Mỹ còn có nhiều đồng minh thân cận đều là các cường quốc không gian mạng, bao gồm cả các nước thuộc nhóm Fire Eyes.
Ông Robert Hannigan, cựu giám đốc cơ quan tình báo Anh GCHQ cũng đồng tình với nhiều kết luận trong báo cáo của IISS nhưng ông cho rằng, các nước như Nga và Trung Quốc sẽ nhanh chóng củng cố lại những điểm yếu trong hệ thống an ninh mạng của mình.
Báo cáo này được công bố bởi Học viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược IISS (International Institute for Strategic Studies) sau một loạt các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào nước Mỹ trong thời gian qua, cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng về việc do thám trực tuyến từ các quốc gia thù địch.
Trong tháng 12, các quan chức Mỹ phát hiện ra một nhóm hacker có nguồn gốc từ Nga đã thâm nhập vào phần mềm SolarWinds để theo dõi các mục tiêu cấp cao trong chính quyền Washington, bao gồm cả bộ Thương mại và Bộ Tài chính. Ba tháng sau, phần mềm email của Microsoft tại các tổ chức phi chính phủ và nghiên cứu cấp cao cũng bị tấn công bởi các hacker nghi ngờ có liên quan đến Trung Quốc.
Các cuộc tấn công mạng giờ bắt đầu có quy mô lớn hơn và nguy hiểm hơn khi nó liên quan đến các hệ thống hạ tầng khác. Ví dụ như cuộc tấn công vào hệ thống dẫn khí đốt Colonial Pipeline và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Ireland vào tháng trước.
Thử thách "How much you changed" quy định như thế nào?
Người dùng Facebook đang hào hứng tham gia thử thách đăng ảnh so sánh trước đây và hiện tại, với từ khóa hashtag #howmuchyouchangedchallenge, bằng nhiều quy định khác nhau.
Theo ghi nhận của Facebook, tính đến 19h ngày 12/11, đã có khoảng 1,4 triệu người dùng tham gia trào lưu thử thách đăng ảnh so sánh trước đây và hiện tại, với từ khóa hashtag #howmuchyouchangedchallenge. Đây là trào lưu mà cư dân mạng Việt Nam tham gia là chủ yếu, gồm cả những người nổi tiếng.
Trong thử thách này, người dùng Facebook lưu truyền nhiều quy định khác nhau. Có người quy định cần phải lấy ảnh đại diện đầu tiên trên Facebook, đặt cạnh ảnh đại diện hiện tại. Cũng có người chia sẻ, cần lấy cụ thể ảnh chụp một mình đầu tiên trên Facebook, đặt cạnh ảnh mới nhất.
Trong khi đó, có người lấy đúng ảnh 10 năm trước để so sánh trong "chu kỳ đẹp" 2010-2020, nhưng cũng không ít người dùng ảnh ngẫu hứng không theo quy định nào, hoặc so sánh nhiều giai đoạn khác nhau.
Nhưng nhìn chung, trào lưu này khiến không khí trên mạng xã hội rộn ràng hơn hẳn, không quá khắt khe về luật chơi. Nhiều người chia sẻ ảnh để lưu lại quá trình trở nên xinh đẹp, trưởng thành hơn; cũng có nhiều bạn đăng ảnh để chọc cười người khác.
Trào lưu #howmuchyouchangedchallenge thu hút đông đảo cư dân mạng Việt Nam tham gia, gồm cả những người của công chúng.
Nhiều người tham gia thử thách với ý tưởng hài hước.
Thực tế, trào lưu này không phải mới. Cách đây 3 năm, Facebook cũng từng rộ lên "thử thách dậy thì thành công", Puberty Challenge, thu hút đông đảo người dùng khắp nơi trên thế giới tham gia. Trào lưu lúc đó cũng để lại nhiều ấn tượng đặc biệt.
Năm 2017, Facebook cũng từng rộ lên "thử thách dậy thì thành công", Puberty Challenge
Trào lưu năm đó cũng để lại nhiều ấn tượng đặc biệt.
Lối đi nào cho 'tường phí' báo chí trả tiền? Tường phí cho báo chí trả tiền không phải bài toán dễ giải với các cơ quan báo chí Việt Nam, dù đã có sẵn nhiều mô hình thành công ở nước ngoài. Tường phí (paywall) là phương pháp giới hạn một phần hoặc tất cả nội dung, để từ đó buộc người sử dụng phải trả tiền để tiếp tục khám phá...