Độ phân hóa đề thi thấp, các trường tìm cách đảm bảo chất lượng
Đề thi dễ hơn, nên thí sinh cũng dễ dàng để đạt điểm tốt nghiệp, nhưng sẽ lại là bài toán khó cho các trường đại học khi tuyển sinh.
Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học vẫn lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển sinh. Điều này không chỉ giảm bớt áp lực cho thí sinh mà cũng thuận lợi cho các trường khi chưa thể tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển.
Tuy vậy, bộ đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố cho thấy, độ phân hóa thấp so với đề thi trung học phổ thông quốc gia 2019. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, các trường đã đưa ra nhiều hình thức xét tuyển, hoặc có những biện pháp sàng lọc thí sinh.
Độ phân hóa đề thi thấp, các trường tìm cách đảm bảo chất lượng.
Theo các giáo viên phổ thông, đề thi trắc nghiệm của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia những năm trước có 50 câu thì từ câu 35 trở đi đã có sự phân hóa và tăng dần về độ khó. Thế nhưng, đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đầu tháng 5, do mục tiêu chính là để xét tốt nghiệp nên độ phân hóa giảm hẳn. Các câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao chỉ còn từ 5 đến 10 câu hỏi. Như vậy, đề thi chỉ có từ 5% đến 15% câu hỏi khó để phân loại thí sinh nên các trường đại học sẽ khó tuyển sinh hơn.
Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên môn Hóa, Hệ thống giáo dục Học mãi nhận xét: “Nếu những trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi này cho việc xét tuyển thì chắc chắn có những khó khăn nhất định. Đối với những trường đại học top dưới và top giữa thì vẫn có thể sử dụng kết quả này để phân hóa được học sinh. Tuy nhiên, điểm chuẩn các trường chắc chắn sẽ tăng rất mạnh nếu như đề thi chính thức vẫn giữ nguyên mức độ phân hóa như thế này. Còn đối với những trường đại học top đầu thì rất nhiều khả năng là điểm chuẩn sẽ bị đẩy lên một mức rất là cao. Khi đó thì việc đỗ, trượt của học sinh rất có thể mang một số yếu tố có tính chất may rủi và có thể điểm cộng khu vực của các em sẽ trở thành yếu tố quyết định”.
Đề thi dễ hơn, nên thí sinh cũng dễ dàng để đạt điểm tốt nghiệp, nhưng sẽ lại là bài toán khó cho các trường đại học khi tuyển sinh. Vì vậy các trường đại học cũng bổ sung thêm nhiều hình thức xét tuyển mới, hoặc điều chỉnh giảm tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển cũng như thuận lợi trong xét tuyển.
Bà Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương cho biết, năm nay nhà trường có 5 phương thức xét tuyển. Trong đó, ngoài xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trường còn có thêm hình thức xét tuyển ưu tiên cho các thí sinh đạt giải của các kỳ thi quốc gia quốc tế, học sinh có chứng chỉ quốc tế, học sinh các trường THPT chuyên…để có thể tuyển được những thí sinh có chất lượng:
Video đang HOT
“Trường tuyển sinh thì ngoài vấn đề chỉ tiêu tuyển sinh, thì rất là quan tâm đến khả năng tiếp cận tuyển sinh một cách công bằng rộng mở cho các thí sinh trong cả nước. Thứ 2 nữa là lựa chọn được thí sinh phù hợp cho các chuyên ngành đào tạo khác nhau của nhà trường. Chính vì vậy mà nhà trường thực hiện nhiều phương thức tuyển sinh đa dạng chứ không chỉ dựa vào duy nhất kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhà trường đã xem xét và nghiên cứu dựa trên kết quả tuyển sinh của những năm trước và tin tưởng rằng với 5 phương thức rất là đa dạng như năm nay thì nhà trường sẽ lựa chọn được đủ chỉ tiêu và với những thí sinh phù hợp”, bà Hiền cho biết.
Ngoài đa dạng về phương thức tuyển sinh, nhiều trường đại học đã tính đến việc phải đặt thêm các tiêu chí phụ khi xét tuyển. Thí sinh ngoài điểm thi trung học phổ thông còn phải đáp ứng các tiêu chí phụ của các trường thì mới gọi là đủ điều kiện vào trường. Theo bà Nguyễn Thị Thư, Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội): “Năm nay, đề thi sẽ có khả năng có rất nhiều bạn điểm bằng nhau vì vậy chúng tôi tiêu chí phụ sẽ lấy là: tiêu chí phụ thứ nhất là mình sẽ lấy điểm toán, bạn nào điểm toán cao hơn thì sẽ trúng tuyển. Tiêu chí phụ thứ 2 là đến nguyện vọng, tức là bạn có yêu qúy Trường Đại học Kinh tế của chúng tôi hay không”.
Năm nay, riêng khối ngành đào tạo liên quan đến sức khỏe và sư phạm vẫn tiếp tục duy trì mức điểm sàn như tấm chắn giúp sàng lọc cho việc tuyển sinh của các trường đảm bảo chất lượng. Tiến sỹ Đinh Minh Hằng, Trưởng phòng Công tác chính trị học sinh- sinh viên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, sau khi trúng tuyển, trường vẫn tiếp tục có những sàng lọc để lựa chọn những thí sinh có chất lượng tốt: “Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng dự kiến là sẽ có thể có 1 số phương thức, tiêu chí phụ để có thể sàng lọc, cũng như là có thể tuyển chọn được những em thí sinh tốt nhất. Ví dụ chúng tôi dự kiến sẽ có hình thức khuyến khích với các em có điểm tiếng Anh, tiếng Pháp quốc tế… thứ 2 là dự kiến có thể có bài luận để khuyến khích các em thể hiện năng lực bản thân cũng như khẳng định khả năng của mình trong kỳ thi này”.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 đang đến rất gần. Các trường đại học cũng đã giảm tải, không tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Nhưng với bộ đề thi có mức độ phân hóa không cao thì các thí sinh ngoài nỗ lực vượt qua kỳ thi còn phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí phụ thì mới có thể trúng tuyển vào các trường top trên./.
Trường đại học tốp trên sẽ sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển
Dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các trường đại học cho biết sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển và hy vọng đề thi có độ phân hóa như Bộ GD&ĐT thông tin vì không còn thời gian chuẩn bị cho phương án thi riêng.
Trông chờ đề thi có độ phân hóa
Trường Đại học Ngoại thương - một trong những trường có điểm xét tuyển từ kỳ thi THPT quốc gia hằng năm cao hàng đầu cả nước quyết định dừng việc tổ chức kỳ thi phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội phục vụ việc xét tuyển đại học chính quy năm 2020. Quyết định này của trường khiến không ít người băn khoăn liệu với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay, trường có tuyển được những thí sinh giỏi như các kỳ tuyển sinh năm trước?
Năm 2020, dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các trường ĐH cho biết, sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển và hy vọng đề thi có độ phân hóa.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội sau nhiều lần thay đổi cũng đã lựa chọn phương án tuyển sinh cuối cùng là xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT của bộ. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng không tổ chức thi năng lực như phương án ban đầu. Các trường đại học khối Y Dược cũng loại bỏ phương án tổ chức kỳ thi chung của các trường khối y dược để tuyển sinh trên cơ sở xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Trao đổi trên báo Người lao động, PGS, TS, BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng thông tin Bộ GD&ĐT đưa ra thì đề thi vẫn bảo đảm độ phân hóa để các trường có thể sử dụng xét tuyển nên năm nay trường vẫn sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đại học chứ chưa có phương án thi riêng, mà muốn thi riêng thì lúc này chuẩn bị cũng không kịp.
PGS, TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP. HCM cho biết, sau khi có thông tin tổ chức kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp, các trường đại học có kiến nghị duy trì kỳ thi 2 mục đích nên bộ đã điều chỉnh, vì vậy đề thi năm nay vẫn bảo đảm độ phân hóa. Do vậy, Trường Đại học Y Dược TP. HCM vẫn xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp chứ không có phương án khác. Hy vọng đề thi phân hóa tốt để các trường thuận lợi trong tuyển sinh.
Mở rộng tuyển thẳng
Đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, trường này sẽ mở rộng các đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định, hướng dẫn của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời, xét tuyển những thí sinh sử dụng các chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, IELTS và các tiêu chí phụ 2. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2020 song song với xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
PGS, TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Bách khoa TP. HCM cho biết, phương án tuyển sinh năm nay của trường là vẫn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT với tỉ lệ từ 30 - 50% chỉ tiêu. Ngoài ra, trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
GS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nhìn nhận, trường vẫn tự tin với việc sẽ tuyển được những thí sinh tốt nhất. Theo bà Hoa, trường dành nhiều chỉ tiêu để tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển những thí sinh chất lượng cao theo các quy định của trường. Những đối tượng này đều là các thí sinh tốp đầu nên có thể tự tin về chất lượng. Bên cạnh đó, bà Hoa cũng cho rằng vì kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó vẫn bảo đảm chất lượng.
Trong khi đó, lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương cũng tự tin sẽ không gặp khó khăn trong việc tuyển sinh. Năm nay, trường dành nhiều chỉ tiêu để tuyển thẳng, xét tuyển thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải cấp tỉnh, thành phố và hệ chuyên. Trường cũng xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập THPT dành cho hệ chuyên và hệ không chuyên, xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Trường Đại học Bách khoa TP. HCM nhận định theo định hướng của Bộ GD&ĐT, đề thi năm nay vẫn bảo đảm phân hóa để các trường xét tuyển. Phương án tuyển sinh năm nay của trường là vẫn xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia với tỉ lệ 30 - 50% chỉ tiêu. Ngoài ra, trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Tuyển sinh 2020: Tháo gỡ băn khoăn
Liên quan đến việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh đại học năm 2020, báo Giaoducthoidai.vn thông tin: Theo GS, TSKH Hồ Đắc Lộc - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP. HCM, đề thi có thể tinh giản hơn năm ngoái nhưng mặt bằng chung là đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời cũng có phân hóa để làm cơ sở cho các trường đại học tuyển sinh đầu vào. "Chúng ta tin tưởng vào chất lượng của kỳ thi. Mặc dù các trường đại học không trực tiếp coi thi nhưng hệ thống giáo dục đại học vẫn có thể tham gia vào quá trình thanh, kiểm tra. Do đó, chúng ta yên tâm về kết quả của kỳ thi này" - GS Hồ Đắc Lộc nhấn mạnh.
Nhất trí với Quy chế tuyển sinh 2020 và thống nhất quan điểm sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, GS, TS Phạm Hồng Quang - Giám đốc Đại học Thái Nguyên đề xuất: Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và ủy quyền cho các trường đại học về việc này. Ngoài ra, đề thi nên có sự phân hóa sâu hơn. Chẳng hạn nên phân hóa từ mức 6 điểm trở lên để các trường đại học, cao đẳng dễ tuyển sinh.
GS, TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội đề nghị: Cả hệ thống chính trị vào cuộc để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, để các trường đại học yên tâm xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp. "Có 2 việc quan trọng: Coi thi và chấm thi. Năm ngoái, chúng ta làm tốt hai việc này. Năm nay, Kỳ thi tốt nghiệp THPT giao trách nhiệm cho địa phương nên cần tăng cường giám sát, để phòng ngừa những điều không mong muốn xảy ra", GS, TS Tạ Thành Văn trao đổi.
Chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT giảm mạnh, có nơi chỉ 20% Nhiều trường cắt chỉ tiêu tuyển sinh bằng xét điểm thi tốt nghiệp THPT sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh cách thức ra đề tập trung cho mục đích chính là xét tốt nghiệp. Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Hải Nguyễn Ngay sau khi phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 chính thức được lựa chọn,...