Đổ nước nóng vào bồn rửa bát: Hành động tưởng vô hại nhưng lại gây ra 2 nguy hiểm lớn
Đổ nước nóng vào bồn rửa bát là lỗi sai tai hại khi nấu ăn.
Đổ nước nóng vào bồn rửa bát là thói quen khá phổ biến trong nhiều gia đình, nhất là khi đổ nước thừa từ việc luộc rau hoặc đun nước sôi. Điều này tưởng tiện lợi nhưng thực ra rất tai hại, khuyên bạn nên cân nhắc và thay đổi thói quen này để duy trì môi trường bếp sạch sẽ, an toàn.
Tác hại của việc đổ nước nóng vào bồn rửa bát
Hầu hết các bồn rửa bát đều được trang bị hệ thống ống cống để lọc nước thải. Trong quá trình nấu ăn, nếu chúng ta đổ nước nóng vào bồn rửa bát đồng nghĩa rằng đang đổ nước nóng vào ống cống. Về lâu dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
1. Làm giảm tuổ.i thọ của đường ống
Đường ống trong bếp đa phần làm từ nhựa. Mặc dù một số loại có khả năng chịu nhiệt nhất định, tuy nhiên, khi bạn liên tục đổ nước nóng vào cống, nó sẽ làm giảm độ bền và tuổ.i thọ của đường ống.
Thông thường, đường ống cống có thể sử dụng từ 30 đến 50 năm, và nếu bạn đổ nước nóng thường xuyên, tuổ.i thọ của nó sẽ bị rút ngắn, khiến bạn phải thay thế sớm hơn dự kiến.
2. Gây biến dạng và nứt vỡ đường ống
Một số loại ống, đặc biệt là ống PVC, không thể chịu được nhiệt độ cao trên 60 độ C. Nước nóng đặc biệt là nước sôi từ việc nấu ăn có thể đạt đến 90 độ C, và khi đổ ngay vào cống, nó sẽ làm cho ống bị biến dạng, thậm chí là nứt vỡ. Điều này có thể gây ra sự cố nghiêm trọng như rò rỉ hoặc hư hỏng, và thậm chí có thể làm hư hại đến cả các vật dụng trong bếp như tủ bếp hoặc đồ nội thất.
Video đang HOT
Cách hạn chế dầu mỡ tích tụ trong ống cống
Trong quá trình nấu ăn, dầu mỡ, nước thừa và mảnh vụn thức ăn dễ dàng chảy vào cống, gây tắc nghẽn theo thời gian. Nhiều người cho rằng việc đổ nước nóng vào cống cũng là cách hay để thông cống, nhưng thực chất nước nóng không hòa tan dầu mỡ, nên đây hoàn toàn không phải giải pháp hiệu quả.
Để hạn chế tắc nghẽn cống do dầu mỡ tích tụ, cần lưu ý hai điều sau đây:
1. Tiến hành xử lý sơ qua dầu mỡ trên dụng cụ ăn uống
Để dễ dàng hơn trong việc làm sạch, đối với bát đĩa dính nhiều dầu mỡ, bạn nên dùng khăn giấy hoặc khăn nhà bếp lau sơ qua, sau đó mới tiến hành rửa bát như bình thường. Bằng cách này, dầu mỡ sẽ được loại bỏ hiệu quả, giúp làm sạch bát đĩa và không làm tắc nghẽn cống.
2. Sử dụng chất thông cống định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, nếu thấy quá trình thoát nước ở cống bị chậm lại, đồng thời xuất hiện mùi hôi thì rất có thể là do dầu mỡ và cặn bẩn đã bị tích tụ nhiều. Để duy trì hệ thống cống luôn thông thoáng, bạn có thể sử dụng chất các dung dịch thông cống để làm sạch hiệu quả.
Việc sử dụng rất đơn giản: chỉ cần đổ chất thông cống vào bồn rửa, chất này sẽ tự động đến các vị trí sâu trong đường ống, tự hủy các chất tắc nghẽn mà không làm hại đến vật liệu của ống. Ngoài khả năng làm sạch, chất thông cống còn chứa thành phần diệt khuẩn, giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám lâu trong đường ống, giữ cho cống luôn sạch sẽ và không có mùi hôi.
Người Nhật thích tắm bồn, người Trung lại ghét cay đắng vì 6 lý do sau
Người Trung không còn mặn mà với thiết kế bồn tắm.
Hầu hết người Trung Quốc đều không thích dùng bồn tắm, nếu bảo rằng họ không biết cách thưởng thức thì đó quả là một hiểu lầm nghiêm trọng. Thực ra, những lý do sau đây mới là nguyên nhân chính khiến bồn tắm không được ưa chuộng và ít phổ biến ở Trung Quốc.
1. Chi phí cao
Khi nhắc đến chi phí của bồn tắm, không chỉ nói về giá mua mà còn về chi phí sử dụng. Các loại bồn tắm bình dân trên thị trường có giá từ hai đến ba nghìn tệ (khoảng 7 - 10 triệu đồng), những loại chất lượng tốt hơn và mẫu mã cao cấp hơn thì giá càng thêm đắt đỏ.
Chưa kể, để tắm thoải mái trong bồn cần phải sử dụng ít nhất 300 lít nước nóng, điều này có nghĩa là lượng nước tiêu thụ mỗi ngày sẽ rất lớn. Và để làm nóng nước, lại phải cần thêm một máy nước nóng công suất lớn, dĩ nhiên kéo theo đó sẽ là tiêu thụ nhiều điện năng. Vậy nên, xét về tổng thể, chi phí để duy trì bồn tắm không phải là chuyện nhỏ.
2. Tắm bồn đôi khi không thoải mái như tưởng tượng
Mọi người thường mua bồn tắm với kỳ vọng sẽ được ngâm mình thư giãn, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như mong đợi. Hệ thống nước nóng ở nhà khác biệt hẳn so với khách sạn, khiến nước trong bồn rất dễ bị nguội. Đặc biệt vào mùa đông, nếu nhà không có hệ thống sưởi thì cảm giác thư giãn sẽ càng nhanh biến mất, vì chỉ một lúc sau, bạn sẽ cảm thấy lạnh cóng, chẳng khác nào "tắm trong băng giá".
3. Không thực sự cần đến các hoạt động "đa nhiệm"
Những lời quảng cáo về bồn tắm luôn đầy hấp dẫn: vừa thư giãn, vừa có thể đọc sách, xem tivi, thưởng thức phim ảnh... Nghe thật tuyệt vời, nhưng thực tế thì không phải ai cũng cần đến những hoạt động ấy khi ngâm mình trong nước. Hầu hết mọi người sử dụng bồn tắm chỉ đơn giản là muốn thư giãn, ngâm mình trong làn nước ấm mà thôi. Vì thế, không ít người cảm thấy bồn tắm chẳng có gì đặc biệt, nó chỉ là một món đồ tốn tiề.n, chiếm diện tích và không đem lại nhiều giá trị thực tế.
4. Dễ bám bẩn
"Ngâm mình trong bồn 30 phút, nhưng dọn dẹp mất cả tiếng" - đây là nhận xét chân thật của những ai đã từng sử dụng bồn tắm. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần lau qua một chút là bồn sẽ sạch, nhưng thực tế, chỉ sau hai ba lần sử dụng mà không vệ sinh kịp thời, bồn tắm sẽ nhanh chóng bám đầy bụi bẩn và xuất hiện vết ố vàng.
Thậm chí, không ít người còn có thói quen đứng trong bồn để tắm, khiến tóc rụng và bụi bẩn bám vào thành bồn, làm cho công việc vệ sinh trở nên càng thêm phức tạp và mất thời gian.
5. Có rủi ro về an toàn
Rất nhiều người thường bỏ qua yếu tố an toàn khi sử dụng bồn tắm. Những chiếc bồn tắm kiểu "mở" có độ cao nhất định, khiến người dùng dễ bị trượt ngã khi bước vào, và ngay cả khi tắm xong, chân ướt cũng dễ gây trượt ngã. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các gia đình có trẻ nhỏ, khi một chút sơ suất có thể dẫn đến sự cố không đáng có.
6. Chiếm diện tích sử dụng
Bồn tắm chiếm một diện tích khá lớn trong phòng tắm và không thể di chuyển hay thu gọn lại, điều này khiến nó trở thành "gánh nặng" với những nhà có không gian tắm nhỏ hẹp.
Việc dành riêng một khu vực để lắp đặt bồn tắm cũng khiến nhiều người cảm thấy lãng phí, do đó thường sử dụng tắm vòi hoa sen chứ không tắm trong bồn.
Cách sắp xếp tủ dưới gầm bồn rửa bát "siêu" gọn gàng chỉ với 50 nghìn đồng Tủ dưới gầm bồn rửa bát cũng là nơi rất quan trọng cần sắp xếp gọn gàng để đảm bảo sự sạch sẽ trong bếp, tránh gián mối xâm nhập. Trong không gian bếp của mỗi gia đình, tủ dưới gầm bồn rửa bát không chỉ là nơi lưu trữ nhiều đồ đạc mà còn phản ánh phong cách và cách sống của...