Đỗ Nhật Nam làm thơ về cuộc chiến tuổi dậy thì
Đỗ Nhật Nam viết về tâm trạng của cậu bé khi bước vào tuổi mới lớn với những khát vọng, ước mơ lớn lao.
Trong bài thơ mới viết về lứa tuổi này, Nhật Nam lấy cảm hứng từ bức tranh mà người bạn Vũ Tuấn Kiệt minh họa cho cuốn sách Cuộc chiến tuổi dậy thì – tác giả Nguyễn Phương Hoa. Bức tranh vẽ cậu bé vị thành niên mong muốn thoát khỏi vỏ bọc của mình.
Bài thơ của Đỗ Nhật Nam
Một sớm nào tỉnh giấc
Thấy hoang mang mệt nhoài
Ta là ai là ai
Ta làm điều gì tốt?
Bố thì gọi “ông Khốt”
Mẹ thì kêu “bà Bô”
Chẳng muốn gặp thầy cô
Chỉ thích tìm lũ bạn
Vui đâu là việc học
Vui đâu là điểm cao
Mặt mũi mình ra sao
Mình “dễ coi” đấy chứ?
Video đang HOT
Chân tay đầy bứt rứt
Muốn xổ lồng bay đi
Mẹ cứ gọi chim ri
Đừng bay xa kẻo ngã
Thế mà mình cứ ngỡ
Mình đã là… đại bàng
Chẳng sợ chi giang san
Anh hùng -ta- là nhất
Muốn đội trời đạp đất
Muốn cân bằng thế gian
Rồi lại thấy hoang mang
Khi thấy mình… sợ gián
Mong thầy cô đừng chán
Xin bố mẹ đừng buồn
Sau chớp bể mưa tuôn
Sẽ có ngày… “đình chiến”.
Đỗ Nhật Nam 14 tuổi, đang là du học sinh tại Mỹ; tổng biên tập tờ báo tuổi teen của Đông Nam Á – Creative Melange.
Chị Phan Hồ Điệp – mẹ Nam – cho biết, khi con trai vào tuổi dậy thi, chị có cách nuôi dạy riêng. Chị Điệp không bao giờ vào phòng riêng của con trai khi không được phép.
Chị hướng dẫn con làm một tấm biển treo trên cửa với hai mặt: “Xin đừng làm phiền” và “Con mời bố mẹ vào chơi”. Cách thức nuôi dạy con này giúp Nam luôn thấy mình được tôn trọng và đáp trả sự tôn trọng của bố mẹ.
Chị Điệp vui vẻ khoe mới có hình xăm nhỏ trên tay để chứng minh là người mẹ hiện đại, văn minh.
“Tôi cố gắng hòa nhịp với tuổi dậy thì của con bằng cách xăm hình. Điều đó chứng tỏ tôi luôn đón nhận những điều mới mẻ, những thay đổi nhẹ nhàng”, người mẹ nói.
Theo Zing
Những hiểu lầm hài hước ở tuổi dậy thì
Con sinh ra trên đời bằng cách bố mẹ đặt mua ở cửa hàng, bố sinh con trai bởi ăn nhiều thịt bò... Đó là những suy nghĩ ngây thơ của học sinh THCS khi được hỏi về tuổi dậy thì.
Teen tưởng mình... sắp chết
Buổi học giáo dục giới tính dành cho học sinh lớp 7, trường Wellspring, Hà Nội, diễn ra sôi nổi khi giáo viên và học sinh trao đổi thẳng thắn về tuổi dậy thì.
Cô giáo Đào Thị Thùy cho biết, học sinh tại trường học giáo dục giới tính từ năm lớp 6. Trong đó, giáo viên trao đổi 4 chuyên đề với các bạn nam, 4 chuyên đề với bạn nữ.
Cô Thùy kể, phần nội dung về sự ra đời của em bé, khi cô giáo hỏi, nhiều học sinh trả lời: "Con được nhặt ở ngoài cổng", "Do con cò mang con đến", "Con được chui ra từ nách"...
Với câu hỏi tại sao sinh ra lại là con trai/gái?, có em nói: "Do thần linh tạo ra con như vậy", hoặc "do bố ăn nhiều thịt bò nên con là trai", "bố yêu mẹ quá nên con là gái"...
Cũng theo cô Thùy, bước vào tuổi dậy thì, một số em rất hoảng hốt vì cơ thể thay đổi, nghĩ mình bị bệnh sắp chết khi thấy cơ thể đau nhức, chảy máu.
Lớp học về giới tính diễn ra sôi nổi. Ảnh: Quyên Quyên.
Sau phần nhắc lại câu chuyện vui hồi lớp 6, tiết học bắt đầu dưới hình thức trải nghiệm từ trò chơi. Nội dung gồm 12 câu hỏi về tuổi dậy thì, sự phát triển cơ thể nam - nữ, cách chăm sóc vệ sinh cơ thể.
Từ đó, các em có kiến thức cơ bản như: Tuổi dậy thì bắt đầu từ 10, 11 tuổi - 15, 16 tuổi; Tuổi dậy thì là những biến đổi của sự trưởng thành và trở thành người lớn; Dấu hiệu đầu tiên bắt đầu tuổi dậy thì ở nam là mộng tinh, ở nữ là kinh nguyệt. Rụng trứng là sự phóng thích của một nang trứng đã chín từ buồng trứng xuống vòi trứng...
Xen giữa những câu hỏi, giáo viên đặt vấn đề để học sinh chia sẻ trải nghiệm về tuổi mới lớn. Những gương mặt đỏ ửng, những trận cười thoải mái, những ánh nhìn e thẹn... của học sinh bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc.
Có bạn nữ chia sẻ, trong những ngày có kinh nguyệt, em từng nằm im trên giường vì nghĩ nếu mất quá nhiều máu sẽ chết.
Một học sinh nam hào hứng trả lời cả câu hỏi dành cho bạn gái: "Con thưa cô, kinh nguyệt giống như thủy ngân". Các thành viên trong lớp bỗng cười ầm lên.
Học sinh bày tỏ quan điểm về giới tính. Ảnh: Quyên Quyên.
Giờ học thẳng thắn
Đại diện trường Wellspring cho biết, lớp học giáo dục giới tính bắt đầu khi học sinh vào lớp 6, giúp các em hiểu được cơ thể chính mình, cũng như những biến đổi về tâm lý.
"Đây là giai đoạn các em bắt đầu bước vào tuổi dậy thì - đánh dấu bước quan trọng trong quá trình trưởng thành. Nếu không hiểu rõ cơ thể mình và cơ thể bạn, học sinh có tâm lý tò mò, dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn. Trong khi đó, các em chưa có nghề nghiệp và tương lai vững chắc, tâm lý chỉ muốn tìm hiểu mà không gắn kết", cô Thùy nhận định.
Với cách dạy học vui vẻ, học sinh thoải mái bày tỏ suy nghĩ của mình. Cô Thùy lập ra một số nguyên tắc như: Chỉ bày tỏ trải nghiệm của bản thân; Không quan tâm câu chuyện của thành viên xung quanh; Những chia sẻ trong lớp sẽ được giữ bí mật; Không mang chuyện lớp học ra bàn tán hay làm trò đùa ngoài lớp học...
Việc học giáo dục giới tính để giúp các em có tuổi dậy thì an toàn và vui vẻ là quan điểm của cô giáo Thùy.
Theo Zing
Teen dễ tự tử ở tuổi dậy thì vì bế tắc Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên Đại học Sư phạm TP HCM có những chia sẻ về tâm lý tuổi dậy thì. Chỉ cần một lời phê bình của thầy cô cũng đủ để học sinh lớp 9 nhảy lầu tự tử. Chỉ vì buồn chán chuyện gia đình, trường lớp, 5 học sinh lớp 7 ở Hải Dương cột...