“Đỏ mắt” tìm thí sinh đăng ký dự thi khối C
Ngày 16.4, các trường THPT đã hoàn tất việc thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH-CĐ của học sinh. Ghi nhận tại một số trường cho thấy, thí sinh (TS) vẫn chuộng khối A, D. Trong khi đó, khối C lại hiếm hoi hồ sơ và TS ngần ngại chọn thi khối A1.
Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) có 2.427 hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ. Trong đó, khối D chiếm ưu thế với gần 600 hồ sơ (gần 25%), khối A có 337 hồ sơ (gần 14%), khối A1 có 265 hồ sơ, còn khối C chỉ vỏn vẹn 23 hồ sơ.
Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ĐH-CĐ tại Sở GD-ĐT TP.HCM vào những ngày cuối – Ảnh: Nguyên Mi
Theo thầy Trần Hữu Hòa, Phó hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie, TS thi khối C càng ngày càng ít là do số lượng trường, ngành đào tạo và cơ hội việc làm sau khi ra trường của khối này không nhiều.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), cho biết, thống kê của trường cho thấy, trong khi khối A dẫn đầu với khoảng 45% trong tổng số hồ sơ, khối D khoảng 33%, thì khối B và khối A1 chỉ chiếm khoảng 11%. Đáng chú ý là khối C chỉ có khoảng 10 hồ sơ.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thời hạn cho TS nộp hồ sơ ĐKDT tại trường THPT theo tuyến Sở GD-ĐT đến hết ngày 16.4. Từ ngày 17 – 23.4, TS nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại các trường ĐH-CĐ. Học sinh đang học lớp 12 tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó. Thí sinh tự do nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các Sở GD-ĐT hoặc Văn phòng Bộ GD-ĐT.
Video đang HOT
Tương tự, Trường THPT Gia Định có 2.448 hồ sơ ĐKDT ĐH-CĐ thì chỉ có 5 hồ sơ thi khối C. Trong khi đó, TS đăng ký đông nhất thuộc về khối A, kế đến là khối D.
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng chỉ có khoảng 10 hồ sơ ĐKDT khối C.
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay, Bộ GD-ĐT bổ sung thêm khối thi A1 (toán, lý, Anh văn) để rộng đường chọn lựa cho TS cũng như nhu cầu tuyển sinh của các trường.
Khối A1 được thi chung đợt với khối A (đợt 1). Tuy nhiên, hầu như TS rất dè dặt khi chọn ĐKDT vào khối này.
“Các bạn hầu như rất ít chọn khối A1. Chỉ những bạn nào thật giỏi Anh văn mới chọn khối này vì khối A1 thi chung đợt với khối A trong khi tụi em đã học, luyện thi khối A từ lớp 10″, một học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình), chia sẻ.
Trong khi đó, mặc dù có nộp hồ sơ thi khối A1, Nguyễn Hoàng Xuân, một TS tự do nộp hồ sơ tại Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Em chỉ chọn khối A1 để thi thử thôi. Em thi khối phụ là A1 sẽ có lợi hơn thi khối A vì dù sao cũng có môn Anh văn là môn sở trường của em. Khối chính em học và luyện thi là khối D (văn, toán, Anh văn)”.
Theo ý kiến nhiều thầy cô làm công tác tuyển sinh, việc TS ngần ngại với khối A1 không có gì là lạ, bởi lẽ, các em lo ngại cơ hội xét tuyển vào khối thi A1 sẽ hẹp hơn khối A hay D. Mặc khác, học sinh hầu như đã có định hướng chọn khối thi từ lớp 10 nên không mạo hiểm với khối thi mới.
Rất ít TS chọn lựa khối C để thi ĐH-CĐ – Ảnh: Nguyên Mi
Tính đến ngày 16.4, ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, cho biết đã nhận được khoảng 14.000 hồ sơ ĐKDT của TS.
Bên cạnh đó, theo phản ánh từ các trường THPT, năm nay công tác thống kê hồ sơ ĐKDT của TS khá vất vả. Do mã ngành tới 7 chữ số nên việc nhập liệu khó khăn hơn. Chưa kể, thông tin trong cuốn Những điều cần biết về ĐH-CĐ năm 2012 còn thiếu sót. Vì vậy, thay vì chỉ thu hồ sơ và nhập liệu thì các trường THPT phải liên hệ với từng trường ĐH-CĐ để có thông tin chính xác theo hồ sơ ĐKDT của TS.
Theo TNO
Xã hội sẽ ra sao nếu khối C ngày càng thưa vắng?
Nếu chúng ta vẫn thích tư duy theo kiểu đi tắt đón đầu, các ngành khoa học cơ bản nói chung, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn, sẽ tiếp tục gặp khó.
Trong phân nhóm các ngành khoa học, khối ngành khoa học xã hội và nhân văn được xếp vào loại khoa học cơ bản cùng với toán học và vật lý học. Cần khẳng định rằng một đất nước mà thiếu nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu cơ bản kém thì sẽ mãi ở trong tình trạng phụ thuộc vào công nghệ và tư duy của nước khác. Và tất nhiên khó có thể tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao nên giá trị tăng thêm cũng thấp và tạo nên sự lệ thuộc về văn hóa.
Tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi vào ĐHQG TP.HCM theo từng khối thi
từ năm 2008-2011 - TS Lê Thị Thanh Mai
Nhìn vào tổng thể hoạt động kinh tế nước ta hiện tại, chúng ta thấy phần lớn tập trung vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, du lịch, khai thác tài nguyên thiên nhiên hơn là công nghệ. Hoặc nếu có, đó là công nghệ thấp như công nghệ lắp ráp, chế biến thực phẩm... Chính vì đa số hoạt động kinh tế là những ngành nghề như thế nên đương nhiên nhu cầu nhân lực về khoa học cơ bản rất thấp, vì thế việc người theo học các khoa học cơ bản như khoa học xã hội và nhân văn khó kiếm được đất dụng võ cũng là điều không quá khó hiểu.
Mặt khác xét về đời sống kinh tế của người dân nói chung, mức sống vẫn còn thấp, còn đối diện với nhiều bất trắc mặc dù chúng ta đã bắt đầu vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Do đời sống kinh tế thấp nên người học luôn nhìn đại học như một cần câu thoát nghèo, vì thế họ chủ yếu tìm những ngành học dễ có việc làm, có thu nhập nhanh vì phần lớn người học và gia đình Việt chúng ta vẫn xem học đại học để thoát nghèo, học đại học để không khổ như cha mẹ chứ không phải vì đam mê nghiên cứu.
Do đó việc khối khoa học xã hội và nhân văn ít người học không phải là lỗi của bản thân học sinh mà do sự hoạch định của Nhà nước. Nếu chúng ta vẫn thích đi tắt đón đầu thì các khoa học cơ bản nói chung, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn, vẫn tiếp tục gặp khó. Như đã nói, nếu các khoa học này không được chú trọng thì cái bẫy thu nhập trung bình mà gần đây được cảnh báo nhiều sẽ dần trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Không thể kéo dài
Giáo dục luôn phải vận động đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội. Không thể kéo dài sự tồn tại một cách èo uột các môn học, ngành học khoa học xã hội ở các trường học như hiện nay vì người dạy không hứng thú dạy, người học không thích học. Cả hai không cộng tác với nhau mà chỉ đơn phương làm cho xong việc.
TẠ QUANG SUM
(hiệu trưởng Trường thpt Trần Hưng Đạo, TP Cam Ranh, Khánh Hòa)
Xã hội sẽ ra sao?
Xã hội sẽ ra sao, một khi các giá trị nhân văn bị coi nhẹ, giá trị kinh tế lấn át các giá trị phi kinh tế? Đích của phát triển là vì con người, cho con người. Con người vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực của sự phát triển xã hội. Sự thiên lệch quá mức trong đăng ký khối thi cho thấy chúng ta đã coi nhẹ việc giáo dục những giá trị nhân văn, ít chú ý đến các chiều cạnh phát triển con người mà lại nặng đề cao giá trị kinh tế, kỹ thuật. PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH
(Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG Hà Nội)
Theo Tuổi Trẻ
Ngày cuối nhận hồ sơ tuyển sinh: Học sinh ồ ạt đến nộp Hôm qua, 21/4 là thời hạn cuối cùng các trường ĐH nhận hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011. Số thí sinh đến nộp hồ sơ tăng đáng kể so với các ngày trước. Chiều 21/4, số thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường ĐH Xây dựng, trường ĐH Thủy lợi, ĐH Công...