Độ khó khai thác Bitcoin đang giảm kỷ lục
Nhờ chiến dịch càn quét Bitcoin của Trung Quốc, các thợ đào quốc tế đang thu được nhiều lợi nhuận hơn mỗi ngày.
Việc đào Bitcoin đang dễ hơn bao giờ hết
Theo CNBC, những thợ đào quốc tế đang hưởng lợi trong khi Trung Quốc trấn áp hoạt động khai thác Bitcoin tại nước này. Brandon Arvanaghi – một kỹ sư Bitcoin cho rằng đây là “bữa tiệc doanh thu của các thợ đào”. Anh cho biết: “Bỗng dưng họ được hưởng miếng bánh lớn hơn, kiếm được nhiều Bitcoin hơn mỗi ngày”.
Darin Feinstein – người sáng lập Blockcap và Core Scientific nhận xét: “Lần đầu tiên trong lịch sử Bitcoin, cả một khu vực địa lý chiếm hơn 50% hoạt động khai thác lại phải đóng cửa”. Trung Quốc chiếm 65 – 75% hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn thế giới, nhưng tình hình có thể sẽ phải thay đổi trong tương lai gần.
Ít người đào có nghĩa là ít khối được xử lý hơn mỗi ngày. Cứ sau 2016 khối hoặc sau mỗi 2 tuần, mạng lưới Bitcoin điều chỉnh một lần để đặt lại độ khó khai thác. Ngày 3.7, dữ liệu trên btc.com cho thấy độ khó khai thác Bitcoin giảm 28% – mức giảm chưa từng có trong lịch sử.
Video đang HOT
Theo Mike Colyer – CEO công ty Foundry, thuật toán Bitcoin đã được lập trình để giải quyết tình trạng tăng hoặc giảm số lượng máy khai thác. Người này cho biết: “Đây là một thị trường tự điều chỉnh, không cần bất cứ ủy ban nào tác động”.
Từng là trưởng ban khai thác tại nhà máy điện Greenridge Generation, Kevin Zhang ước tính doanh thu của thợ đào dùng “trâu cày” đời mới nhất từ công ty Bitmain sẽ thu được 29 USD/ngày, trong trường hợp giá điện không đổi. Trước khi Trung Quốc thực thi lệnh cấm Bitcoin, họ bỏ túi 22 USD/ngày.
Những thợ đào sử dụng “trâu cày” đời mới là những người hưởng lợi nhiều nhất. Trong khi đó, hầu hết các thiết bị khai thác ở Trung Quốc đều thuộc thế hệ cũ, mang lại tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn.
Whit Gibbs – CEO kiêm nhà sáng lập công ty dịch vụ Compass đang hy vọng các thợ đào sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khoảng 35%. Ông cho rằng tình trạng doanh thu Bitcoin tăng cao sẽ kéo dài cho đến hết năm 2021 vì chủ nhân các trang trại Bitcoin ở Trung Quốc vẫn đang trên đường đi tìm “miền đất hứa”, mà giai đoạn này có thể kéo dài từ 6 – 15 tháng.
Tuy nhiên, hashrate (tỷ lệ băm) có thể sẽ tăng rất nhanh trở lại trong vài tháng tới. Theo Darin Feinstein, do thợ đào Trung Quốc bán tháo thiết bị, thị trường hiện tại tràn ngập những dàn máy đã qua sử dụng. Chưa kể, nhà sản xuất Bitmain hằng tháng đều ra mắt “trâu cày” thế hệ mới. Các quốc gia khác có thể tiêu thụ những thiết bị này rất nhanh.
Dù bị Trung Quốc trấn áp phần nào, thị trường Bitcoin toàn cầu vẫn đang nóng lên. Nhiều cơ sở Bitcoin ở Mỹ đã tận dụng cơ hội này để ký thỏa thuận với các thợ đào Bitcoin Trung Quốc đang tìm nơi nương tựa. Hoạt động đào Bitcoin tại xứ cờ hoa ngày càng bùng nổ cùng với những nguồn vốn đầu tư mạo hiểm liên tục được rót vào, vì vậy họ sẵn sàng tận dụng tình trạng thợ đào di cư để kiếm lời.
Brandon Arvanaghi nhận định: “Nhiều công ty đào Bitcoin ở Mỹ đã được cấp vốn khi giá Bitcoin bắt đầu tăng tháng 11, 12 năm ngoái, tới khi lệnh cấm Trung Quốc có hiệu lực, họ đã xây dựng xong xuôi mọi thứ. Đây là thời điểm tuyệt vời để khai thác”.
Những cơ sở khai thác nhỏ hơn cũng bắt đầu nắm bắt cơ hội từ tình hình hiện tại. Steve Barbour – nhà sáng lập Upstream Data nhận xét: “Tôi nghĩ đây là tín hiệu cho thấy hoạt động đào Bitcoin sẽ phân phối rộng hơn trong tương lai. Các mỏ đào siêu lớn trên 100 MW như ta thường thấy ở Texas sẽ ngày càng ít, thay vào đó sẽ có nhiều mỏ đào trong những khu thương mại nhỏ và thậm chí ở khu dân cư. Một chính trị gia sẽ khó lòng đóng cửa một mỏ đào trong ga ra nhà dân”.
90% mỏ đào Bitcoin Trung Quốc đóng cửa
Nhiều mỏ đào Bitcoin ở tỉnh Tứ Xuyên ngừng hoạt động sau khi chính quyền địa phương ra lệnh cấm, khiến 90% mỏ đào của Trung Quốc biến mất.
Lệnh cấm được chính quyền tỉnh Tứ Xuyên thực thi hồi cuối tuần trước, trong bối cảnh hoạt động khai thác tiền ảo bị siết chặt trên toàn lãnh thổ Trung Quốc để bảo đảm mục tiêu cắt giảm khí phát thải. Các bể đào (pool) tại Trung Quốc như Huobi Pool, Binance và AntPool đều chứng kiến mức sụt giảm 20 đến 40% năng lực khai thác (hashrate) trong vòng 24 giờ qua.
Quyết định của chính quyền Tứ Xuyên khiến hơn 90% số mỏ đào Bitcoin tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, ít nhất là trong ngắn hạn, khi giới chức nhiều tỉnh ở miền Bắc và Tây Nam cũng áp dụng chính sách quản lý nghiêm khắc tương tự.
Một mỏ đào Bitcoin ở Tứ Xuyên.
Một số thợ đào từng hy vọng giới chức Tứ Xuyên, nơi dồi dào năng lượng thủy điện, sẽ áp dụng cách tiếp cận mềm mỏng hơn. Tuy nhiên, lệnh cấm nhấn mạnh quyết tâm của giới chức Trung Quốc nhằm hạn chế hoạt động giao dịch tiền ảo và kiểm soát các mối đe dọa tài chính, bất chấp một số lợi ích cho nền kinh tế địa phương.
"Lối thoát đang dần đóng lại. Chúng tôi phải vội vàng tìm các mỏ đào ở nước ngoài để triển khai máy móc", một nguồn tin giấu tên trong ngành đào tiền ảo ở Tứ Xuyên, cho hay và thêm rằng nhiều thợ đào đã bị thiệt hại nặng.
Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Tứ Xuyên cùng Sở Năng lượng Tứ Xuyên tuần trước ra thông cáo chung, yêu cầu các công ty điện lực "rà soát, dọn dẹp và chấm dứt" toàn bộ hoạt động đào tiền ảo trước ngày 20/6. Thông cáo này cũng liệt kê 26 công ty được kiểm kê và đánh giá là doanh nghiệp đào tiền ảo tiềm tàng.
Giới chức Tứ Xuyên ra lệnh cho các công ty điện lực chấm dứt cung cấp nguồn điện cho các mỏ đào tiền ảo đã bị phát hiện, đồng thời tự thanh tra và báo cáo kết quả. Chính quyền địa phương cũng bị cấm phê duyệt các dự áo đào tiền ảo mới.
"Chúng tôi từng hy vọng Tứ Xuyên sẽ là ngoại lệ trong chiến dịch này, bởi nguồn cung điện rất dồi dào trong mùa mưa. Tuy nhiên, các nhà quản lý đang áp dụng cách tiếp cận thống nhất và thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp khai thác Bitcoin ở Trung Quốc", Shentu Qingchun, CEO công ty blockchain BankLedger ở Thâm Quyến, cho hay.
Khu tự trị Tân Cương, Nội Mông và tỉnh Hồ Nam cũng đã công bố quy định cấm đào Bitcoin trước đó. "Điều này nghĩa là 90% năng lực đào Bitcoin ở Trung Quốc, tương đương một phần ba năng lực xử lý toàn cầu, sẽ biến mất trong ngắn hạn. Các thợ đào Trung Quốc sẽ phải tìm đến những địa điểm mới như Nga hoặc Bắc Mỹ", Shentu nói.
Wang Peng, trợ lý giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định động thái của giới chức nước này phù hợp với các nhà quản lý tài chính toàn cầu, trong đó tăng cường giám sát giao thương tiền ảo để ngăn chặn các mối đe dọa tiền tệ và hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền.
Trung Quốc có thể cấm vĩnh viễn Bitcoin Lệnh cấm liên tục được ban hành khiến thợ đào Bitcoin lo ngại chính quyền Trung Quốc có thể cấm vĩnh viễn hoạt động khai thác và trao đổi tiền số. Từ giữa tháng 5, chính phủ Trung Quốc liên tục đưa ra lệnh cấm với hoạt động khai thác và đầu tư Bitcoin. Sau khi Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia,...