Đỗ hai đại học, cậu bé mồ côi lo không đủ tiền theo học
Trong khi cả xóm nhỏ xứ Thanh vui mừng với tin Nguyễn Trọng Cường thi đỗ hai đại học thì cậu học trò nghèo mồ côi cha còn đang bươn chải tận trời Nam. Cường cho biết phải cố gắng làm, nếu không sẽ không thể học đại học.
Tại trường THPT Lê Văn Hưu, xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa, Thanh Hóa), không ai không biết đến cậu học trò nghèo chịu khó Nguyễn Trọng Cường. Nhiều phụ huynh lấy Cường làm gương cho con: “Xem bạn thiếu thốn tình cảm, vật chất mà vẫn học giỏi thế đấy”.
Khi mới học lớp 3, bố Cường mắc bệnh hiểm nghèo. Dù gia đình đã vay mượn, chạy chữa nhưng ông không qua khỏi, bỏ lại mẹ Cường với 4 đứa con thơ. Không có tiền học, 3 anh chị của Cường đành đứt gánh giữa chừng, vào Nam làm ăn. Thi thoảng họ gom góp được vài trăm nghìn gửi về cho Cường và mẹ. Rồi cả ba đều có vợ, có chồng, cũng phải lo cho gia đình riêng. Cường và mẹ nương tựa vào nhau để sống.
Mẹ Cường lại bị bệnh tim hành hạ, thương mẹ nên thời gian học của cậu rút ngắn đi, nhường cho việc đồng áng. Đi học về, chỉ kịp cất cặp sách là Cường đã phải thay đồ, xách rọ ra đồng mò cua, bắt ốc. Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có canh rau và con cua, con hến do chính Cường lặn lội mò.
Cường (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng thầy giáo. Ảnh: Cao Tuân.
Khi đỗ vào trường THPT công lập Lê Văn Hưu, Cường mất mấy đêm không ngủ bởi nỗi lo không có tiền theo học. Cái suy nghĩ mẹ ốm còn không có tiền mua thuốc, giờ thêm tiền học làm Cường đau nhói. Biết được nỗi lo của con, mẹ em, bà Lê Thị Thuấn đã khóc, động viên con cố gắng học thoát khỏi cảnh nghèo. Dù đau ốm nhưng cứ làm xong việc nhà, bà lại đi làm thuê ở các làng bên, khi thì gặt, cấy thuê, khi thì cuốc đất để chắt chiu, dành tiền đóng học cho con.
Video đang HOT
“Chồng tôi mất đi đã là một mất mát lớn đối với Cường. Tôi có khổ đến mấy vẫn phải nuôi cháu học thành người”, bà Thuấn nghẹn ngào nói.
Dù thời gian học ít đi, song Cường vẫn đạt rất nhiều thành tích. Năm lớp 12, Cường đi thi học sinh giỏi Hóa toàn tỉnh và đạt giải 3. Việc Cường đỗ ĐH Xây Dựng (25 điểm) và ĐH Y Thái Bình (24,5 điểm) khiến cả xóm nhỏ xôn xao. Ai cũng trầm trồ khen ngợi cậu bé mồ côi nghèo, nhưng họ cũng không giấu được nỗi lo “thằng bé không biết có tiền để đi học không”.
Còn mẹ Cường mừng mừng tủi tủi, lấy nén nhang thắp cho chồng. Bà cho biết, vừa thi xong ĐH, Cường đã xách ba lô vào Nam làm việc. Nó bảo “con phải đi làm thuê kiếm tiền, để lúc đỗ ĐH còn có tiền nhập học mẹ ạ”.
Cường cho biết sẽ chọn ĐH Xây dựng, bởi: “Bác sĩ là nghề em ao ước. Em muốn được chữa bệnh cho mẹ, cho người thân, cho bà con nghèo. Nhưng học y thì lâu quá, tốn nhiều tiền mà nhà em lại không có. Học xây dựng thời gian ngắn hơn, em có thể vừa học vừa làm đỡ đần cho mẹ”.
Hoàng Thùy – Cao Tuân
Theo VnExpress
Nỗi lo 'thiếu sinh viên' mùa tuyển sinh
Trong khi các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi tiếp tục công bố điểm chuẩn, chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2 thì nhiều trường không tổ chức thi lại đang ngồi trên đống lửa vì nỗi lo thiếu chỉ tiêu.
Đến thời điểm này, trên website của các trường không tổ chức thi tuyển đã đưa thông tin tuyển sinh nguyện vọng (NV) 1, 2 đều bằng sàn do Bộ GD-ĐT quy định.
Khó như tuyển NV2
Ths Nguyễn Thị Mai Bình, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Hùng Vương, TP HCM, nhận định: "Tình hình tuyển sinh của các trường dân lập ngày một khó. Nếu năm 2008 thí sinh xét tuyển vào trường rất đông và tha hồ tuyển, thì năm 2009 trường tuyển "vừa khít" 2.100 chỉ tiêu hệ ĐH và CĐ". Năm nay, ĐH Hùng Vương có 1.500 chỉ tiêu ĐH và 160 chỉ tiêu CĐ nhưng chỉ có hơn 100 thí sinh đăng ký NV1. Hầu hết các ngành đều xét tuyển NV2, 3 bằng điểm sàn.
Không riêng gì ĐH Hùng Vương, đây là tình hình chung của các trường dân lập và các trường không tổ chức thi tuyển. ThS Lê Văn Toàn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: trường có 1.700 chỉ tiêu ĐH cho 18 ngành học hệ CĐ và ĐH. Trong đó, CĐ chiếm 500 chỉ tiêu, nhưng, để tuyển đủ chỉ tiêu là rất khó và chắc chắn chúng tôi sẽ phải tuyển NV3.
Các trường ĐH vùng cũng gặp trở ngại trong tuyển chỉ tiêu NV2. Ông Bùi Khắc Sơn, Phó Hiệu trưởng ĐH Quảng Bình cho biết, chắc chắn trường sẽ gặp khó khăn trong xét tuyển bởi sự khống chế điểm sàn của Bộ. Bởi vậy, điểm chuẩn của trường chỉ lấy ngang điểm sàn của Bộ. Chỉ với hơn 500 thí sinh đăng ký thi ở NV1 và số trúng tuyển không nhiều, nên trường có khoảng 2.000 chỉ tiêu ở NV2. Đến thời điểm này, trường xác định nguy cơ thiếu chỉ tiêu là rất cụ thể.
Cán bộ trường ĐH. DL Phương Đông Hà Nội tư vấn nguyện vọng 2 cho phụ huynh và các thí sinh.
Điểm NV1, 2 bằng điểm sàn
Vì điểm thi của thí sinh thấp, điểm sàn của Bộ vẫn ngang bằng năm ngoái, nên nhiều trường dành nhiều chỉ tiêu cho NV2. Và, điểm xét tuyển các ngành NV2 bằng NV1 và bằng điểm sàn các khối của Bộ. Ông Bui Thiên Du, Pho hiêu trương ĐH Dân Lâp Phương Đông, cho biêt: "Bât kê thi sinh nao có tổng điểm thi ba môn băng điêm san cua Bô xin xet tuyên nguyên vong vao trường đêu co kha năng đô cao. Trường cũng đã xác định nguy cơ thiếu chỉ tiêu, nhưng chưa có giải pháp nào vì đây là tình hình chung và đang chờ quyết định của Bộ".
Ông Vu Như Cương hiêu trương ĐH Dân lâp Đông Đô than thở, nganh Tai chinh - Ngân hang lây điêm băng điêm san. Đây la nganh liên kêt đươc đao tao theo chương trinh cua trương Hoc viên Tai chinh Ngân hang. Đôi vơi trương, kho khăn lơn nhât là đam bao tông sô chi tiêu. Vi trên thưc tê, điêm thi năm nay rât thâp, nhiêu trương công lâp lây điêm chuân băng điêm san. Do vây, nhưng thi sinh băng mưc điêm san cua Bộ sẽ nôp nguyên vong vao trương đêu đô. Đôi vơi nhưng nganh không đu chi tiêu, trương se khuyên cac em chuyên sang hoc tại cac khoa khac. Nhưng khoa đông thi sinh nôp nguyên vong vao hoc vươt qua chi tiêu, trương linh đông nhân tât ca cac thi sinh vao hoc đê đam bao nguyên vong cua thi sinh, yêu câu cua xa hôi.
Hiện, một số trường đang tìm các biện pháp "kích thích" để thu hút thí sinh. Ông Huỳnh Hữu Tuệ, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Quốc tế Bắc Hà cho rằng, với gần 700 chỉ tiêu NV2, NV3 hệ ĐH, CĐ trường dự kiến sẽ tuyển được khoảng 400. Hiện trường đưa ra chính sách sẽ dành các mức học bổng cho những thí sinh trúng tuyển vào trường với số điểm cao.
Còn ông Bùi Khắc Sơn, Phó Hiệu trưởng ĐH Quảng Bình cho biết trường đang có phương án truyền thông tuyển sinh trong tỉnh và các tỉnh khác. Và cố gắng xin Bộ cho giãn cách khu vực từ 0,5 đến 2 điểm, còn đối tượng cố định là 1 điểm. Nếu không đủ chỉ tiêu, cố gắng duy trì cho có. Nếu ít quá thì không đào tạo, và thỏa thuận với thí sinh chuyển sang học ngành khác.
Theo Đất Việt
Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn NV2 Chọn trường nào để khả năng đậu cao? Có nên dựa theo điểm sàn NV2 năm trước để nộp đơn một cách mạo hiểm? Nếu NV2 ko thành thì chờ NV3? Thời điểm này, các thí sinh có trăm ngàn nỗi lo như vậy. Nên chọn NV2 trường nào thì khả năng đậu cao? Rớt NV1, nhiều thí sinh chỉ còn biết trông...