Đồ dùng dạy học công nghệ cao: Tiền tỷ ‘đắp chiếu’
Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai đã đầu tư trên 180 tỷ đồng mua sắm thiết bị dạy học. Trong số này, nhiều nhóm thiết bị công nghệ cao, giá trị hàng chục tỷ đồng đang trong cảnh “đắp chiếu”.
Ông Dương Văn Tuấn, phó Ban văn hóa – xã hội HĐND tỉnh Gia Lai cho biết, kết quả khảo sát mới đây của đơn vị này cho thấy nhiều đồ dùng học tập đắt tiền được đưa về các trường nhưng chưa được sử dụng, nhiều trường học đầu tư các trang thiết bị không phù hợp. Khoản tiền đầu tư cho hệ thống này không hề nhỏ. Trong đó đáng chú ý là bộ thiết bị phòng lab học ngoại ngữ, màn hình thông minh…
Phòng học ngoại ngữ của trường THCS Lý Tự Trọng (tỉnh Gia Lai) được đầu tư thiết bị hiện đại hơn nửa năm nay vẫn chưa một lần sử dụng.
“Thiết bị quá hiện đại”
Kinh phí từ ngân sách hằng năm
Ông Phạm Ngọc Thạch, giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai, cho biết nguồn kinh phí trên 180 tỉ đồng đầu tư mua sắm trang thiết bị trường học được lấy từ khoản chi hằng năm của tỉnh Gia Lai.
Cụ thể: 20% tổng ngân sách chi hằng năm của tỉnh Gia Lai được phân bổ cho ngành giáo dục của tỉnh, trong khoản này 80% được dùng để chi lương, 20% còn lại dùng để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các khoản khác.
Sau hơn sáu tháng từ khi hệ thống màn hình thông minh kết hợp với phòng lab phục vụ dạy học tiếng Anh được đưa về lắp đặt, toàn bộ hệ thống này vẫn chưa được sử dụng cho một buổi học nào tại Trường THCS Lý Tự Trọng (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông). Ngày 20/8, khi giáo viên trường này mở khóa để chúng tôi vào bên trong phòng lab thì căn phòng tối om, mùi ẩm thấp bốc lên.
Theo một giáo viên của trường, sau khi được bàn giao, một số thầy cô thử làm quen với thiết bị này thì lộ ra nhiều bất cập như thiết bị quá hiện đại, giáo trình bằng tiếng Anh – đòi hỏi người sử dụng phải đạt một trình độ chuẩn tương đối.
Ngoài ra, hệ thống thiết bị này muốn sử dụng được cũng đòi hỏi phải có nhiều hệ thống hỗ trợ như phòng trang bị đạt đủ các điều kiện đi kèm, hệ thống bàn học đi kèm bộ thiết bị này quá cao so với chiều cao của học sinh THCS.
“Thiết bị này được cấp cuối năm và còn quá mới mẻ, trường đang cử giáo viên đi học mới có thể sử dụng được” – vị giáo viên này nói, đồng thời chia sẻ việc Sở GD-ĐT Gia Lai quan tâm, hỗ trợ nhà trường hệ thống phòng lab này là điều rất đáng mừng nhưng hiện tại, hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường còn rất nhiều thiếu thốn, cần được ưu tiên trước.
Video đang HOT
Tại ttiểu học Lê Hồng Phong (huyện Chư Prông), hệ thống máy móc cũng đang trong cảnh trùm mền. Những bộ máy chiếu, màn hình thông minh được đặt lạc lõng trong căn phòng cũ kỹ với những bộ bàn ghế xiêu vẹo, nền gạch dính đầy vết bùn đất. Hệ thống màn hình thông minh dù đưa về từ năm 2013 nhưng thời điểm chúng tôi đến, nhiều thiết bị vẫn còn nguyên trong hộp. Một màn hình tivi, hộp đựng màn hình laptop vẫn nguyên đai nguyên kiện, chưa được bóc ra khỏi hộp.
Hệ thống phòng lab, màn hình thông minh tại Trường THCS Lý Tự Trọng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sau nửa năm đưa về vẫn chưa một lần sử dụng.
Cô Phạm Thị Kim Oanh – hiệu phó trường tiểu học Lê Hồng Phong cho biết, do thiết bị rất phức tạp, giáo viên của trường chưa thể sử dụng được mặc dù đã có cán bộ đến hướng dẫn. Khi được hỏi về việc có cần thiết trang bị bộ màn hình thông minh này cho nhà trường trong khi trường vẫn chưa đủ phòng học cho học sinh, cô Oanh nói: “Về lâu dài thì chúng tôi nghĩ thiết bị này là cần thiết, nhưng hiện tại do chưa sử dụng ngày nào nên cũng chưa nói được gì”.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các trường khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai như Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Kbang), trường tiểu học Lê Hồng Phong (huyện Ia Pa).
“Vừa làm vừa thí điểm”
Sắm cả đàn piano cho các trường vùng xa
Theo số liệu của HĐND tỉnh Gia Lai, ngoài hệ thống phòng lab, màn hình thông minh rất đắt tiền, việc đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học đã gây lãng phí vì học sinh không có nhu cầu. Ví dụ đàn piano được đưa về trường vùng xa nhưng các trường này lại không có phòng âm nhạc, hoặc trang bị nệm phục vụ môn thể dục nhảy xa cho học sinh tiểu học trong khi môn nhảy xa không có trong chương trình của học sinh tiểu học…
Sở GD-ĐT Gia Lai cho biết đến nay sở đã trang bị tổng cộng 76 phòng lab phục vụ dạy học tiếng Anh với tổng kinh phí trên 28 tỉ đồng và 102 màn hình thông minh với tổng giá trị gần 21 tỉ đồng. Hệ thống màn hình thông minh này hoàn toàn mới, giáo viên có thể truy xuất dữ liệu cũng như giảng dạy trực tiếp trên hệ thống mà không cần sử dụng giáo án.
Lý giải về việc đầu tư nhiều hệ thống dạy học đắt tiền vào trường phổ thông, ông Phạm Ngọc Thạch, giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai, nói: “Chúng tôi đang phải đi hai hàng để nâng cao chất lượng dạy và học: hàng ngang lẫn hàng dọc”.
Theo ông Thạch, “hàng ngang” là đầu tư đồng bộ, thiết thực hệ thống dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, còn “hàng dọc” là làm công tác vận động, phụ trợ để học sinh đến trường.
Ông Thạch nói thêm về dài hạn thì các thiết bị dạy học thông minh là rất cần thiết để giúp học sinh tiếp thu bài vở tốt hơn, tạo hứng thú, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên ông cũng thừa nhận khá nhiều hệ thống đầu tư máy móc, thiết bị có giá trị lớn nhưng đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả, nhiều nơi đang trùm mền.
“Chúng tôi đã rút kinh nghiệm và đợt này đang triển khai đưa giáo viên các trường đi tập huấn để về sử dụng. Trước khi đưa thiết bị vào, chúng tôi cũng đã khảo sát nhu cầu rồi. Nhưng quá trình sử dụng có nảy sinh như thế nào thì khắc phục dần, vừa làm vừa thí điểm, nếu tốt thì tiếp tục, còn không có hiệu quả thì thu hồi và chuyển đổi qua các đơn vị khác. Cũng có một nguyên do khác khiến việc đưa thiết bị vào nhưng chưa được sử dụng là thời điểm cấp về các trường cuối năm học, nhà trường chưa sử dụng ngay được”.
Giáo viên đuối với công nghệ cao
Chừng 10 năm trở lại đây, giao viên tiêu hoc ơ TP.HCM phải lam viêc rât cưc nhoc trong công tac chuyên môn, nhiêu ngươi chay như trôi chêt trong viêc tư bôi dương, hoc tâp đê trang bi nghiêp vu va phương phap giang day môt cach căn ban. Nếu không, ho se co nguy cơ bi đao thai khoi nganh.
Trươc hêt la chuyên soan giao an. Nhiêu trương băt buôc giao viên phai soan băng vi tinh, như vây giao viên buôc long phai bo công sưc, thơi gian, tiên cua đi hoc băng A vi tinh, trươc hêt do yêu câu cua nganh đăt ra, sau đê tư phuc vu minh trong viêc soan bai.
Ngoai ra, ban thân giao viên phai đâu tư mua săm nguyên môt bô may vi tinh đê soạn và in giao an. Công viêc mơi nay hơi quen thi bươc vao công đoan đôi mơi giang day, day hoc sinh băng phương phap tich cưc.
Ngoai cac phương phap truyên thông đa hoc ơ trương sư pham, giáo viên phai lam quen với việc day co hô trơ công nghê thông tin, đo la soan giao an điên tư đê giang day. Thế là giao viên phai đi hoc đê biêt soan bai co hiêu ưng âm thanh, anh sang, hinh anh…
Rôi phong giao duc cac quân huyên, cac trương mơ chuyên đê, hôi giang thương xuyên, liên tuc cho giao viên dư giơ hoc tâp trao đôi kinh nghiêm lân nhau. Trong cac kỳ thi giao viên day gioi đều phải có “tiết mục” day băng giao an điên tư.
Các trương cũng đăt ra chi tiêu môt năm giao viên phai co bao nhiêu tiêt day trên giao an điên tư mơi đươc đưa vao diên xet thi đua cuôi năm. Thu thât viêc day băng giao an điên tư nay thât sư giup cho tiêt day cua giao viên nhe nhang, thêm phân sinh đông, nhưng thưc tê đâu phai giao viên nao cung gioi vê công nghê thông tin ma tư lên mang tim tư liêu phuc vu cho viêc soan bai. Cho nên trương băt buôc day băng giao an điên tư thi ho mươn giao an cua giao viên khac day, dẫn đến nhiều tình cảnh dở khóc dở cười.
Vi không phai giao an cua minh soan nên nhiêu khi bi lôi, giao viên lung tung không biêt điêu chinh lam tiêt day lung cung, dơ dang, rơi rac, không đat yêu câu…
Chưa hết, giao viên còn đươc cư, mơi dư giơ day băng bang tương tac đê lam quen thêm công nghê mơi nưa. Day trên bang tương tac là thoat ly hoan toan bang đen phân trăng theo truyền thống bao đời nay. Và đương nhiên, giáo viên lại phải “vật lộn” với công nghệ mới.
Bao lo lăng trăn trơ chưa nguôi ngoai thi trươc thêm khai giang năm hoc mơi 2014-2015 lai nghe Sở GD-ĐT TP.HCM bàn chuyện triên khai đê an sach giao khoa điên tư với chi phi khoảng 4.000 ti đông.
Theo thông tin đươc biêt sach giao khoa hoc sinh lơp 1, 2, 3 đa đươc sô hoa, không hiêu đên năm hoc 2015-2016 thưc hiên đôi mơi nôi dung sach giao khoa thi sô sach đa số hoa nay sẽ như thê nao va năm hoc 2014-2015 nhiêu trương ở TP.HCM ap dung mô hinh trương hoc mơi danh cho hoc sinh lơp 2 thi sach nay lam sao ap dung? Sử dụng sach giao khoa điên tư, hoc sinh khi đi hoc chi mang may tinh bang năng chưng mây trăm gam không cân phai balô, cặp sach năng nê; giao viên va hoc sinh lam viêc trên lơp chi cân dung ngon tay “quet quet, chọt chọt” trên man hinh cam ưng la xong.
Thoáng nghe, nhiêu giao viên tương việc day sẽ nhe nhang sương thân không con cưc khô nưa, ai dè nôi lo công nghê lại rình rập sau lưng họ vi thưc tê ban thân giao viên co ngươi con chưa biêt thao tac mơ nguôn trên điên thoai co man hinh cam ưng hay tư rut tiên qua ATM ma toan nhơ ngươi khac…
Không biêt sau sach giao khoa điên tư se đên cai gi? Trong thơi đai công nghê thông tin phat triên như vu bao như hiên nay, giao viên cứ phải mêt nhoai căm đâu chay theo công nghê, lệ thuộc công nghệ ma nhiêu luc quên đi rằng chinh minh mơi la ngươi quyêt đinh trong việc hương dân, giup đơ hoc sinh trong qua trinh hoc tâp.
Trần Văn Tám
(Trương TH Trung Lâp Ha, huyện Cu Chi, TP.HCM)
Theo Zing
Tiền tỷ chôn theo hầm bộ hành
Hà Nội hiện có hơn 20 hầm đi bộ với 14 hầm đã đưa vào sử dụng. Tuy vậy, kể từ khi đưa vào vận hành đến nay, hầu hết các hầm đều không phát huy tác dụng, gây lãng phí và búc xúc trong nhân dân.
Hầm đường bộ tiền tỷ thành cống thoát nước
Thống kê của Thanh tra Bộ GTVT cho thấy, toàn địa bàn TP Hà Nội hiện có 17 hầm đi bộ (H1-H17) tại dự án xây dựng đường Vành đai III giai đoạn I đoạn Mai Dịch-Pháp Vân do Ban QLDA Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư, và đã bàn giao 14 hầm cho Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội quản lý và khai thác. Bốn hầm đi bộ (H1-H4) ở dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn chưa thể bàn giao do vẫn còn dang dở.
Tuy nhiên, kể từ khi đưa vào vận hành số hầm đi bộ trên gần như không phát huy hiệu quả. Không ít hầm bỏ không, là nơi tập kết hàng hóa, rác thải, khu trú ngụ của các đối tượng xã hội... Tỷ lệ người tham gia giao thông sử dụng hầm bộ hành rất ít. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hầm bộ hành H15 dù đã được bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng không vận hành, khai thác, cửa luôn trong tình trạng khóa. Xung quanh khu vực cửa hầm cỏ mọc um tùm, rác thải, vật liệu xây dựng ngập ngụa. Hay, hầm đường bộ trên đường Khuất Duy Tiến, kể từ khi hoàn thiện đến nay chưa thể hoạt động và trong tình trạng khóa trái cửa và bị ngập nước. Do không có sự quản lý, nên khu vực cửa hầm trở thành nhà vệ sinh công cộng và nơi xả rác của người dân.
Theo nhận định của Thanh tra Bộ GTVT, các hầm đi bộ chưa được bàn giao đồng loạt để đơn vị quản lý, khai thác do việc thi công kéo dài (chậm tiến độ), nhà thầu thi công không tổ chức bảo vệ, bơm hút nước, dọn vệ sinh khu vực công trình đang thi công. Một số vị trí vỉa hè trước cửa đường hầm bị phá hỏng do các công trình thi công lân cận gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Còn theo đại diện Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, với kinh phí 3-7 tỷ đồng/hầm. Đến nay, nhiều hầm vẫn chưa được bàn giao để khai thác sử dụng vì thủ tục hoặc hạ tầng chưa xong. Cả hệ thống đường hoặc hầm phải hoàn thiện đồng bộ thì việc khai thác mới có hiệu quả.
Tuy vậy, Thanh tra Bộ GTVT kiến nghị xem xét trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban QLDA, đơn vị thi công để chậm tiến độ, không bảo quản tốt công trình, gây phản cảm trong dư luận. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan khẩn trương thi công, hoàn thiện 4 hầm (H1, H2, H3, H4) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn để bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra, 3 hầm còn lại thuộc trách nhiệm của Ban QLDA Thăng Long, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công để bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng.
Theo ANTD
Biệt thự tiền tỷ thành nơi "nghỉ dưỡng"...của bò Nhiều căn biệt thự nằm ở vị trí đắc địa tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, nơi tưởng như là khu nghỉ dưỡng lý tưởng giờ đây đang rơi vào tình trạng bị bỏ hoang và trở thành nơi "nghỉ dưỡng" của bò. 10 sáng 11/8, PV Dân trí có mặt tại khu dân cư Khang An (phường Phú Hữu, quận 9)...