Đố bạn biết vì sao màn hình smartphone luôn tắt khi bạn nghe điện thoại?
Nhờ một cảm biến nhỏ bé, người dùng đã có một trải nghiệm tốt hơn với chiếc smartphone của mình.
Có thể bạn cũng đã biết điều này, mỗi khi có cuộc gọi đến, bạn bấm nút nhấc máy và đưa điện thoại lại gần tai để nghe, ngay lập tức màn hình smartphone sẽ tự động tắt. Và có thể bạn cũng hiểu việc màn hình smartphone tắt trong khi nghe điện thoại là cực kì hữu ích để tránh trường hợp một bộ phận nào đó trên cơ thể chạm vào màn hình và gây gián đoạn cuộc gọi (thử tưởng tượng tai bạn chạm vào nút tắt máy mà xem). Đó là chưa kể việc tắt màn hình vào thời điểm này còn giúp smartphone tiết kiệm được kha khá pin nữa đấy! Thế nhưng, bạn có biết tại sao smartphone lại có thể làm điều này hoàn toàn tự động không?
Trên một chiếc smartphone nhỏ bé là rất nhiều cảm biến khác nhau.
Thực tế, khả năng này là nhờ một cảm biến có tên gọi cảm biến tiệm cận. Trên smartphone, cảm biến này thường đươc bộ trí ở mặt trước, gần khu vực camera tự sướng hay loa. Loại cảm biến này có cơ chế hoạt động khá đơn giản khi phát ra một loại ánh sáng, một trường điện từ hoặc một chum bức xạ. Cảm biến tiệm cận sau đó sẽ theo dõi tự thay đổi của các loại “tín hiệu” này để xác định xem smartphone có đang ở gần cơ thể bạn (nghe nghe điện thoại) hay khong để phản hồi tương ứng.
Theo nhiều trang công nghệ, phạm vi hoạt động của cảm biến tiệm cận trên smartphone thường giao động trong khoảng từ 2 cm đến 5 cm. Tuy nhiên, cũng có nhiều cảm biến tiệm cận mạnh mẽ hơn và được ứng dụng trong các lĩnh vực khác.
Video đang HOT
Lần tới khi nghe điện thoại, chắc chắn bạn đã hiểu tại sao màn hình smartphone lại luôn tắt khi đưa lại gần cơ thể và cảm ơn loại cảm biến nhỏ bé và âm thầm này đã mang đến chất lượng cuộc gọi tốt hơn.
Theo Sao Star
Công nghệ giúp smartphone cả tuần mới sạc pin
Pin graphene nhẹ và mỏng hơn so với pin lithium-ion cùng dung lượng. Điều này cho phép các nhà sản xuất tạo ra những chiếc điện thoại mỏng hơn hoặc có thời gian sử dụng lâu hơn.
Trong những năm gần đây, smartphone liên tục được nâng cấp về màn hình, hiệu năng, camera. Tuy nhiên, công nghệ pin lại chưa có nhiều thay đổi. Tuổi thọ pin vẫn là một vấn đề khiến không ít nhà sản xuất đau đầu. Một số giải pháp được các hãng đưa ra gồm tăng dung lượng pin và tích hợp sạc nhanh.
Tuy nhiên, chúng chỉ được xem là giải pháp tạm thời, chưa thể giải quyết được hoàn toàn vấn đề liên quan đến thời lượng sử dụng pin. Sẽ ra sao nếu chỉ với một lần sạc, chúng ta có thể sử dụng smartphone liên tục 2-3 ngày hay thậm chí là cả tuần?
Pin graphene có khả năng sạc và xả nhanh hơn so với pin lithium-ion.
Pin graphene được kỳ vọng sẽ giúp thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp di động. Hiện tại, loại pin này chưa được ứng dụng trên smartphone hay các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, theo Android Authority, graphene hứa hẹn trở thành vật liệu thay thế pin lithium-ion đang xuất hiện trên đa số sản phẩm công nghệ hiện nay.
Graphene được cấu tạo từ các nguyên tử carbon, liên kết chặt chẽ với nhau theo cấu trúc hình lục giác. Cấu trúc này tạo cho nó một số đặc tính như sự linh hoạt, khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Theo Android Authority, graphene có khả năng dẫn nhiệt và điện vượt trội hơn hẳn so với đồng, nguyên tố kim loại đang được sử dụng để dẫn điện phổ biến nhất hiện nay.
Việc sử dụng vật liệu graphene làm pin biến nó trở thành một "siêu tụ điện". Theo đó, siêu tụ điện này có thể lưu trữ điện năng giống như pin truyền thống, nhưng nó có thể sạc và xả một cách nhanh chóng.
Graphene cung cấp khả năng dẫn điện cao hơn so với pin lithium-ion. Điều này cho phép pin sạc nhanh hơn với dòng điện cao. Nó đặc biệt hữu ích khi sử dụng để làm pin cho xe hơi hoặc sạc nhanh từ một thiết bị này đến thiết bị khác. Ngoài ra, nó cũng có khả năng tản nhiệt tốt hơn, giúp kéo dài tuổi thọ.
Pin graphene cũng nhẹ và mỏng hơn so với pin lithium-ion cùng dung lượng. Công nghệ pin graphene mới sẽ giúp tăng dung lượng lớn hơn 60% so với pin Lithium-ion nhưng kích thước không đổi. Điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất thiết bị tạo ra những chiếc điện thoại mỏng hơn hoặc có thời gian sử dụng pin lâu hơn.
Real Graphene, một công ty Mỹ vừa tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị cung cấp loại pin mới này cho các nhà sản xuất smartphone. Trên thực tế, công nghệ của Real Graphene được phát triển dựa trên pin Lithium-ion. Theo đó, công ty sẽ thay thế điện cực than chì bằng điện cực được phủ một lớp graphene mỏng và thay đổi thành phần của chất điện phân.
Ông Samuel Gong, CEO của Real Graphene cho biết viên pin mới với dung lượng 3.000 mAh có thể được sạc đầy từ 0-100% trong 20 phút, thay vì 90 phút như đối với pin lithium-ion trước đây.
Pin graphene nhẹ và mỏng hơn so với pin lithium-ion cùng dung lượng.
Tuổi thọ của loại pin mới này cũng được cải thiện đáng kể. Theo đó, nó có thể trải qua 1.500 chu kỳ sạc, so với con số 300-500 chu kỳ sạc hiện tại. Ngoài ra, với cùng một mức tiêu hao năng lượng, pin graphene mới này cũng tạo ra ít nhiệt lượng hơn.
Tháng 10/2018, trang Sammobile đưa tin Samsung cũng đang phát triển công nghệ pin mới để tích hợp lên các sản phẩm cao cấp của hãng. Nhiều nguồn tin cho rằng giá thành ban đầu của loại pin này sẽ khá cao và nhiều khả năng chỉ được sử dụng trên một số dòng sản phẩm cao cấp.
Bên cạnh graphene, pin lithium-sulfur cũng được kỳ vọng thay thế pin lithium-ion hiện tại. Nó có thể cung cấp năng lượng cho một chiếc xe điện chạy được hơn 1.000 km hoặc sử dụng smartphone trong 5 ngày với chỉ một lần sạc. Loại pin này cũng có ưu điểm là chi phí sản xuất rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn so với pin lithium-ion.
Theo Zing
Smartphone gập tương lai sẽ dùng màn hình kính kim cương - công nghệ hứa hẹn 3 năm nay mà chưa đi đến đâu Một ngày nào đó, Kính Kim cương Miraj sẽ thay đổi bộ mặt của smartphone - cả bộ mặt thiết bị lẫn khuôn mặt cả ngành. Điện thoại màn gập đã vượt được nhiều giới hạn của cả phần cứng lẫn phần mềm, thế nhưng vẫn còn một rào cản lớn mà họ chưa chinh phục được: khoa học chưa tạo ra một...