Đố bạn biết vì sao đường ray tàu hoả lúc nào cũng được rải đá?
Không phải ngẫu nhiên mà con người lại rải đá trên đường tàu trong suốt 200 năm qua.
Hình ảnh đường ray xe lửa luôn gắn liền với đá nghiền. Đã bao giờ bạn thắc mắc lý do đằng sau điều này chưa? Lớp đá nghiền được sử dụng để trải lên đường ray được gọi là đá ba lát (ballast) và mục đích của nó là để giữ cố định các thanh dầm gỗ và cố định hai thanh thép đường ray chạy song song nhau.
(Ảnh: railway-technology)
Hãy nghĩ đến những thách thức về mặt kĩ thuật của các thanh thép đường ray xe lửa: chúng phải “đối mặt” với sự giãn nở vì nhiệt hoặc do tiếp xúc, sự di chuyển hoặc rung của mặt đất hay đơn giản là cỏ mọc bên cạnh. 99% trong khoảng thời gian đường ray xe lửa tồn tại là “ lộ thiên” trong khi đó 1% còn lại thì chúng phải chịu sức nặng khổng lồ từ những đoàn tàu di chuyển. Từ 200 năm trước, con người đã dùng đá để trải đường ray và điều này không thay đổi cho tới tận hôm nay khi công nghệ đã phát triển hơn rất nhiều.
Câu trả lời sẽ bắt đầu từ mặt đất, sau đó đường ray sẽ được thêm một lớp nền nữa để nâng độ cao, khiến nó không bị ngập. Trên bề mặt lớp nền này, người ta sẽ rải một lớp đá nghiền. Trên lớp đá nghiền, các thanh dầm gỗ sẽ được bố trí với đá nghiền tiếp tục được rải xung quanh. Các cạnh sắc nhọn của đá nghiền khiến chúng khó có thể trượt lên nhau và di chuyển từ đó giúp các thanh dầm cố định. Cuối cùng các thanh thép đường ray sẽ được thêm vào để hoàn thiện đường ray xe lửa.
Video đang HOT
Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi tại sao không cố định những thanh dầm gỗ mà lại thực hiện cách trải đá. Thực tế, nếu được cố định, tác động đến từ sự giãn nở do nhiệt chẳng hạn có thể khiến đường ray hỏng hóc, nứt vỡ chỉ trong một thời gian ngắn. Trải đá trong khi đó vừa đảm bảo tính cố định vừa giữa được sự linh hoạt. Nó cũng giúp phân bổ khối lượng trên thanh dầm ra khắp nền đường ray, giúp giảm thiểu áp lực, duy trì độ bền trước trọng lượng nặng, rung lắc cao.
Bi kịch đằng sau chuyến thám hiểm Nam cực hơn 100 năm trước
Chuyến thám hiểm chinh phục vùng đất lạnh giá Nam Cực năm 1910 mang nhiều bi kịch mà hàng trăm năm sau mới được tiết lộ.
Năm 1910, nhà thám hiểm Robert Falcon Scott, người Anh dẫn đầu cuộc hành trình đến Nam Cực cùng 4 người đồng hành trong cuộc đua trở thành người đầu tiên đến vùng đất lạnh giá.
Theo tờ Iflscience, Robert Falcon Scott và những người đồng hành đã chạm chân đến Nam Cực vào ngày 17/1/1912 nhưng đoàn thám hiểm của Roald Amundsen, người Na Uy đã đến đó trước. Đến tháng 3/1912, Robert Falcon Scott đã chết trên đường trở về vì đã trải qua khoảng thời tiết vô cùng khắc nghiệt và đói không có thức ăn.
Dù vậy, thông tin có được từ đoàn thám hiểm của Robert Falcon Scott được đánh giá là vô cùng quý báu, nhất là những phát hiện liên quan đến đời sống tình dục của loài chim cánh cụt.
Sau hơn 100 năm, thông tin chi tiết về chuyến phiêu lưu huyền thoại tiếp tục phát hiện và đưa ra ánh sáng sau khi các nhà khoa học phát hiện những hiện vật liên quan đến đoàn thám hiểm.
Cuốn sổ ghi chép tay của nhà thám hiểm George Murray Levick
Đáng chú ý là thông tin liên quan đến nhà thám hiểm George Murray Levick một trong những thành viên của đoàn Robert Falcon Scott bị sang chấn tâm lý sau chuyến đi. Nguyên nhân gì khiến ông rơi vào trạng thái tâm lý hỗn loạn như vậy?
Tiến sĩ George Murray Levick năm ấy là bác sĩ đi cùng đoàn, khi Robert Falcon Scott trở về thì Levick vẫn ở lại Cape Adare để nghiên cứu thuộc tính của chim cánh cụt.
Ông dành suốt 8 tháng sống trong một hang băng, và quan sát các tập tính của quần thể cánh cụt Adélie lớn nhất thế giới. Levick chính là người đầu tiên quan sát đầy đủ chu kỳ sinh sản của loài này.
Tuy nhiên, đời sống tình dục không mấy lành mạnh của loài chim cánh cụt khiến Levick bị sốc. Ông đau lòng đến độ không thể mô tả các từ nhạy cảm bằng chữ Latin bình thường mà chuyển toàn bộ qua bảng chữ cái Hy Lạp tránh bị phát hiện và chỉ những người có học thức cao mới đọc hiểu được.
Chim cánh cụt Adélie ở Nam Cực
Năm 1913, ông công bố tài liệu đánh giá về tập tính của chim cánh cụt Adélie, nhưng toàn bộ các phân đoạn nhạy cảm về đời sống tình dục đã bị cắt do không phù hợp với cộng đồng thời bấy giờ.
Bản gốc với nhiều hành vi sai trái của loài chim chỉ được lưu hành nội bộ giữa một số ít các chuyên gia. Đến năm 2012, các nhà khoa học phát hiện một bản nháp chép tay của Levick ở Nam Cực thì toàn bộ sự thật mới được đưa ra trước công chúng.
Chim cánh cụt không có đức tính chung thủy và đời sống tình dục lành mạnh như vẻ ngoài hiền lành, đáng yêu của nó. Con đực có thể bừa bãi kết đôi với bất kỳ con cái nào, thậm chí trong xã hội chim cánh cụt có cả những vụ hiếp dâm tập thể, hay quan hệ với xác chết ...
Hiện tại bảo tàng lịch sử tự nhiên đang lưu trữ cuốn sổ chứa tất cả ghi chú và quan sát khoa học của Levick từ thời ông ở Cape Adare.
Phát hiện bằng chứng về dòng sông cổ trên sao Hỏa Các đặc điểm của một vách đá lâu đời trên sao Hỏa khiến các nhà khoa học tin rằng nước này từng chảy trên bề mặt hành tinh Đỏ hàng tỷ năm trước. Theo nghiên cứu được công bố hôm 5/5 trên tạp chí Nature Communications, hình ảnh và dữ liệu mới về các vách đá lộ thiên trên sao Hỏa tiết lộ...