Đồ ăn thừa Vua không đụng đũa nhiều vô kể, vì sao cung nữ, thái giám không dám ăn?
Cả bàn ăn của Hoàng đế nhà Thanh trong Tử Cấm Thành có những món không hề đụng đũa đến. Tuy nhiên, những món ăn này không bao giờ được đổ bỏ đi.
Mỗi bữa ăn chính của Hoàng đế nhà Thanh trong Tử Cấm Thành đều lên đến gần trăm món sơn hào hải vị, cả một bàn tiệc thịnh soạn. Điều này là để thể hiện vị thế và quyền lực của nhà vua, thể diện của hoàng gia.
Tuy nhiên trong đó, không phải món ăn nào cũng là món yêu thích của nhà vua. Cả bàn ăn nhưng có những món Hoàng đế không hề đụng đũa đến.
Nhưng những món ăn này không bao giờ được đổ bỏ đi bởi hầu hết các vị Hoàng đế đều rất tiết kiệm, làm gương cho thần dân. Nếu vậy, những món ăn thừa này sẽ được xử lý như thế nào?
Thức ăn của Vua toàn là sơn hào hải vị.
Ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên
Trong những triều đại trước, Hoàng đế thường ban thưởng chức vị hay vàng bạc châu báu cho mỹ nữ hậu cung, quan viên của mình. Nhưng trên thực tế, những món đồ giá trị này thậm chí còn không đáng giá bằng những món ăn Vua ban.
Đó là bởi vì đối với người Trung Hoa cổ xưa, lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm chính là mời đối phương tới nhà mình ăn cơm. Do đó, việc Hoàng đế ban món ăn của mình cho quần thần dưới trướng là một ân huệ vô cùng lớn, không phải ai cũng có được, thường phải là người có chức vị quan trọng, được Vua tin tưởng hoặc lập được công lớn.
Xét trên một góc độ khác, đây cũng là vinh dự cho những người được ban thưởng vì được ăn chung món với Hoàng đế.
Để cung nữ, thái giám kiếm lợi
Không phải lúc nào những món ăn của Hoàng đế cũng được ban thưởng cho các phi tần hậu cung và quan viên. Do đó, nó sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám.
Thực tế, các cung nữ và thái giám trong Tử Cấm Thành không bao giờ dám ăn các món ăn thừa của Hoàng đế vì sẽ phạm vào tội khi quân. Họ tranh giành những món ăn này với mục đích kiếm lợi chứ không phải để ăn.
Những cung nữ và thái giám sẽ lén lút đem bán món ăn của Hoàng đế ra ngoài cung, cho các tửu điếm lớn. Do đó là món ăn trong cung, phục vụ những người quyền cao chức trọng, lại qua tay của Thương thiện trong cung nên mùi vị chắc chắn “không thể đùa được” và giá cả cũng rất cao. Nhờ đó, những cung nữ và thái giám sẽ có được một nguồn thu không nhỏ, giúp họ sống sót trong cung hoặc gửi tiền về cho gia đình.
Một số món ăn khác thậm chí còn được bán với giá rẻ cho vài người bán hàng rong. Họ sẽ nấu thành cháo rồi đem bán khắp các con đường, ngõ hẻm, phục vụ người dân nghèo, ai cũng có thể ăn. Điều này cũng tránh được sự lãng phí của những món ăn xa hoa.
Ăn uống là một việc rất quan trọng đối với người Trung Quốc, nó mang ý nghĩa lễ nghi và rất nhiều phép tắc. Do đó, cách xử lý đồ ăn thừa của Hoàng đế cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm đến tận ngày nay.
Vị thái giám cuối cùng thời nhà Thanh kể về thứ không thể thiếu khi phục vụ các phi tần về đêm
Nhiệm vụ của các thái giám trong cung vào ban đêm không dễ dàng và họ thường xuyên phải chịu phạt nếu không thể làm tốt công việc.
Các thái giám cung nữ là những người thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong Tử Cấm Thành.
Nói đến các thái giám thời xưai, trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, có lẽ tất cả họ đều ngang ngược và quỷ quyệt. Tuy nhiên, ở thực tế, họ rất khiêm tốn và địa vị vô cùng nhỏ bé trong cung điện. Họ thường xuyên bị trừng phạt vì không thể phục vụ tốt các phi tần vào ban đêm, hoặc thậm chí là mất mạng.
Đến đây chắc chắn nhiều người nghĩ rằng, ban đêm các phi tần đều say giấc cả, cho dù các cung nữ thái giám có ngủ gật thì cũng chẳng ai nhìn thấy, sao họ lại có thể bị phạt? Tuy nhiên sau những gì được thái giám Tôn Diệu Đình chia sẻ trong tác phẩm "Vị thái giám cuối cùng của nhà Thanh", nhiều người mới thấy rằng nhiệm vụ của họ vào ban đêm không dễ dàng.
Thái giám Tôn Diệu Đình.
Theo hồi ức của Tôn Diệu Đình: Lúc đó ông mới vào Tử Cấm Thành. Vì không hiểu luật lệ khi mới đến nên những người mới như ông thường bị các phi tần và người cũ đổ tội. Một số người thậm chí mất mạng vì "phục vụ không chu đáo". Đối với họ, ban ngày mặt trời chiếu sáng, tinh thần còn tốt. Nhưng sau một ngày làm việc nặng nhọc, cơ thể và tinh thần đều rệu rã nên khó tránh khỏi việc họ ngủ gật vào ban đêm. Cũng chính vì lý do này mà nhiều thái giám cung nữ phải chịu phạt trượng hình vô cùng tàn độc.
Sau một thời gian, Tôn Diệu Đình đã tự đặt nghi vấn "tại sao những người làm trong cung lâu năm không bị ngủ gật vào ban đêm mà còn hoàn thành rất tốt công việc?". Vị thái giám họ Tôn liền dùng rượu ngon để thiết đãi và cuối cùng cũng tìm được đáp án từ họ.
Hóa ra trước khi chuyển ca đêm, các thái giám lâu năm đều bỏ vào trong giày một ít Thương Nhĩ Tử, một loại thảo dược chuyên điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... Ngoài ra bông Thương Nhĩ Tử khi chín sẽ cứng và có gai, một khi những thái giám làm việc ca đêm ngủ gật, bàn chân sẽ chạm vào những chiếc gai này và con đau điếng sẽ giúp họ tỉnh táo.
Thương Nhĩ Tử.
Mặc dù phương pháp này cũng không dễ chịu gì, nhưng lại thoải mái hơn rất nhiều so việc chịu phạt trượng hình trong cung. Tôn Diệu Đình rất trượng nghĩa khi phổ biến phương pháp này và các thái giám cung nữ trong cung từ đó ít phải chịu phạt hơn. Tôn Diệu Đình sau cũng dựa vào sự trượng nghĩa cả mình và được thăng làm thái giám tổng quản.
Sau giải phóng, Tôn Diệu Đình cuối cùng cũng có được cuộc sống tốt hơn. Ông từng nói với sự xúc động: "Tôi hiện giờ không phải sống trong lo lắng nữa, cuối cùng cũng có được sự tôn nghiêm của chính mình!".
Hoa Vũ
Vì sao Tử Cấm Thành bị đồn thổi có "âm khí" nặng? Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Bên cạnh những giá trị văn hóa lịch sử, nơi đây còn bị đồn là địa điểm có "âm khí" nặng do có nhiều linh hồn trú ngụ và khiến người canh gác buổi tối không thể có con cái... Trong suốt hàng trăm năm...