DN bảo hiểm đời đầu Nhật Bản đầu tư 173 triệu USD vào Tập đoàn Bảo Việt với giá mua cổ phiếu cao hơn 30% giá thị trường
Sumitomo Life – một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của Nhật Bản với lịch sử phát triển trên 110 năm – mới đây đã chi 173 triệu USD, tương đương hơn 4.000 tỷ đồng để mua thêm 5,91% cổ phần Tập đoàn Bảo Việt, với mức chi cao hơn thị giá 30%.
Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán BVH) công bố, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo (Sumitomo Life) đa chinh thưc nâng ty lê sơ hưu tai Tập đoàn tài chính – bảo hiểm hàng đầu Viêt Nam – Bao Viêt, tư mưc 17,48% hiên nay lên 22,09% vốn điều lệ.
Giao dịch mua cô phân nay vừa đươc hai bên hoàn tất ngay 18/12/2019 tai Ha Nôi. Theo đo, Sumitomo Life đầu tư 4.012 tỷ đồng (tương đương 173 triệu USD) để mua thêm 41.436.330 cổ phần BVH, nâng tỷ lệ năm giư sô cô phân tai Bao Viêt lên 22,09%. Như vậy, Sumitomo Life đã mua cổ phiếu BVH với mức giá 96.817 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên giao dịch ngày 18/12, cổ phiếu BVH có giá 74.000 đồng/cổ phiếu. Tức, mức giá Sumitomo Life đã chi để sở hữu cổ phần BVH cao hơn 30,8% mức giá thị trường.
Việc phát hành thêm 41.436.330 cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cũng nâng tổng số vốn điều lệ của Bảo Việt lên mức 7.423 tỷ đồng.
Các chuyên gia cho rằng việc nới lỏng các quy định về sở hữu nước ngoài với lĩnh vực tài chính, bảo hiểm đang hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó mô hình phát triển kinh tế dưới sự điều hành của Chính phủ cũng khá quen thuộc với các doanh nghiệp Nhật Bản. Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn nhất trong số các nước mới nổi.
Video đang HOT
Phát biểu nhân sự kiện, ông Đỗ Trường Minh – Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt nhấn mạnh: “ Việc tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu đã cho thấy sự tin tưởng của cổ đông Sumitomo Life trong quá trình hợp tác với Bảo Việt. Giao dịch thể hiện bước tiến tiếp theo trong quá trình triển khai chiến lược của Bảo Việt, để chúng tôi có thể tập trung vốn, nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng đối với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Trong giai đoạn tiếp theo, thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ tài chính kết hợp, sản phẩm tài chính – bảo hiểm thông minh, Tập đoàn Bảo Việt sẽ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế – xã hội”.
Sumitomo Life cho rằng, một quốc gia trên 90 triệu dân như Việt Nam với thu nhập bình quân của người dân đang tiếp tục tăng lên, sẽ là thị trường đầy tiềm năng để phát triển mảng bảo hiểm nhân thọ. Trong khi đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong năm tài khóa 2018 mới chỉ chiếm 1,5% GDP, thấp hơn nhiều so với 6,72% GDP tại Nhật Bản.
Riêng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang trở nên ngày một khó khăn khi Bảo Việt là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất cạnh tranh với 17 doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh tại Việt Nam, sự cộng hưởng các giá trị với Sumitomo Life đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ Bảo Việt tăng trưởng thị phần, khẳng định vị thế doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam với bề dày 55 năm phát triển.
Sumitomo Life là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của Nhật Bản với lịch sử phát triển trên 110 năm, là cổ đông chiến lược của Bảo Việt cách đây 7 năm.
Năm 2012, Sumitomo Life đã chi 7.098 tỷ đồng (tương đương 340 triệu USD) mua 122.509.000 cổ phiếu BVH từ HSBC Insurance Holdings Limited – cổ đông sáng lập của Tập đoàn Bảo Việt. Sự kiện này được xem như tiêu điểm M&A năm 2012-2013 trong ngành tài chính – bảo hiểm Việt Nam.
Bình An
Theo baodansinh.vn
Nỗi lo "bong bóng" startup Việt
Trong thời gian qua, các startup Việt Nam đã đón nhận hàng trăm triệu USD tiền vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại về nguy cơ "bong bóng" startup Việt Nam.
Theo Topica Founder Institute, năm 2018 các startup Việt nhận 889 triệu USD đầu tư, tăng gấp 3 lần năm 2017.
Những vụ đổ vỡ đình đám
Mặc dù thu hút tốt dòng tiền đầu tư, nhưng một số startup sau khi nhận vốn đầu tư "khủng" đã trở thành "bong bóng" và để lại nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như startup Huy Việt Nam của Huy Nhật, chủ sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng trong đó có Món Huế, đã đóng cửa loạt chuỗi cửa hàng.
"Bong bóng" không chỉ tồn tại ở Việt Nam, mà ở cả trên thế giới. Trường hợp chấn động nhất gần đây chính là startup WeWork. Trong vòng 4 tuần sau khi công bố bản cáo bạch IPO, giá trị vốn hóa của WeWork bốc hơi 37 tỷ USD xuống chỉ còn lại 10 tỷ USD. Trước sự e ngại của các nhà đầu tư, WeWork đã chính thức hủy kế hoạch IPO.
"Những công ty vẫn đang đốt tiền như Uber, Lyft và Peloton, hay We Company - công ty chủ quản của WeWork - đều đang phải đối diện với những cái nhìn nghi hoặc từ thị trường", nhà phân tích Carleton English của Information chia sẻ.
Bài học cho startup Việt
Gần đây, Nikkei Asian Review đăng một bài báo có tựa đề: "Startup công nghệ? Không, cám ơn" nói về việc Mekong Capital đã từ chối đầu tư vào các startup công nghệ. "Nhiều mô hình kinh doanh của các startup ở Việt Nam thiếu hợp lý", ông Chris Freund từ quỹ này nhận xét và cảnh báo starup công nghệ bắt đầu có dấu hiệu "bong bóng".
Theo ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA), một trong những bài học từ thất bại của Món Huế và WeWork nêu trên chính là chiến lược kinh doanh phải đi đôi với chiến lược quản trị tài chính doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được điều này, sẽ gặp nhiều khó khăn khi mở rộng quá nhanh và không kiểm soát được hoạt động của chuỗi và không kiểm soát được dòng tiền của chuỗi. Khi dòng tiền mang lại từ mỗi điểm kinh doanh không đủ trang trải chi phí hoạt động, thì doanh nghiệp có thể bị mất khả năng thanh toán.
" Chúng ta nhìn lại Món Huế, khi mở rộng chuỗi rất nhanh, dòng tiền thanh khoản không đảm bảo dẫn đến nảy sinh vấn đề quản trị công ty. Chúng ta thấy rằng 200 điểm bán của Món Huế nhưng chỉ đem lại doanh thu khoảng 200 tỷ đồng/năm, như vậy mỗi một điểm bán chỉ đem lại doanh thu có 1 tỷ đồng." - ông Phan Long cho biết.
Nguyễn Thành Long
Theo Enternews.vn
Làn sóng giảm phí, miễn phí lan rộng Mùa đại hội đồng cổ đông hồi tháng 4/2019, lãnh đạo nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã dự báo về sức ép cạnh tranh gia tăng khi quy định về mức phí sàn khi giao dịch chứng khoán chính thức được gỡ bỏ. Tuy nhiên, tốc độ nhanh, mạnh và lan rộng về phong trào "miễn phí giao dịch" từ có kỳ...