Discovery làm phim quảng bá Việt Nam miễn phí
Kênh truyền hình Discovery đã quyết định quảng bá miễn phí về Việt Nam qua việc phát sóng bộ phim Connecting dream (Kết nối những ước mơ).
Ngày 26-9 tới đây, đoàn làm phim gồm bảy thành viên sẽ tới Hà Nội thực hiện những cảnh quay cuối cùng. Dự án được bắt đầu từ cuối năm 2017, các cảnh quay ở châu Phi đã xong. Trong vòng một năm qua, đoàn phim đã sang Việt Nam rất nhiều lần, thực hiện những cảnh quay từ Hà Giang đến Cà Mau, Hải Phòng và lần này là những cảnh cuối cùng tại Hà Nội.
Kết nối những ước mơ kể về những người Việt Nam đặt chân đến châu Phi, mang công nghệ hiện đại để thay đổi cuộc sống của những vùng đất kém phát triển như Tanzania, Mozambique, Peru… Bộ phim có thời lượng khoảng 24 phút, dự kiến phát vào tháng 12-2018 trên kênh Discovery châu Á-Thái Bình Dương và Discovery châu Phi. Đảm nhiệm vai trò giám đốc sáng tạo của Kết nối những ước mơ là ông Vikram Channa, người từng đến Việt Nam sản xuất bốn bộ phim tài liệu trong chùm phim tài liệu do Discovery làm tại Việt Nam đã được phát sóng gồm: Mr. Long Travelling Cinema (Rạp chiếu phim của ông Long), Jam Buster nói về vấn nạn tắc đường ở Việt Nam, Digging up the dead (Cải táng) và City of thousand year old (Thành phố ngàn năm) nói về Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm.
Trong số bảy thành viên của đoàn làm phim tới Hà Nội lần này, đáng chú ý nhất là đạo diễn Jodan Nguyễn, một người Úc gốc Việt. Bên cạnh đó còn có nhà sản xuất Hà Thục Vân, người kết nối với Discovery nhiều năm trước để mang dự án First Time Filmmakers về cho các nhà làm phim Việt Nam. Theo bà Vân, đây là cơ hội để lồng ghép và quảng bá hình ảnh Việt Nam trên kênh truyền hình đình đám này.
Bà Vân cho biết bốn bộ phim tài liệu được sản xuất từ năm 2009 đến 2010 đã đánh dấu sự quan tâm của kênh Discovery lần đầu tiên tại Việt Nam. Lần này, Discovery một lần nữa đưa hình ảnh Việt Nam lên sóng truyền hình thể hiện sự quan tâm đặc biệt của một trong những kênh truyền hình nổi tiếng thế giới.
Theo plo.vn
Video đang HOT
Vì sao Trung Quốc xuất khẩu vũ khí ồ ạt sang châu Phi?
Một diễn biến đáng chú ý trong thời gian qua là ngoài các hoạt động đầu tư và "ngoại giao đường sắt", Trung Quốc còn đang tăng cường bán vũ khí đến châu Phi.
Trung Quốc đang thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các nước ở "lục địa đen" khi vào ngày 26/6, Bắc Kinh đã tổ chức Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Trung Quốc - châu Phi, quy tụ đại diện của 50 quốc gia châu Phi và Liên minh châu Phi.
Theo ông Yang Mian, một chuyên gia phân tích chính trị của Trung tâm Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Truyền thông Trung Quốc, trong bối cảnh khủng bố và bạo lực cực đoan đang diễn ra ở nhiều nơi tại châu Phi, các tổ chức khủng bố cực đoan địa phương như Boko Haram và Al-Qaeda ở khu vực Maghreb Hồi giáo (AQIM) đang hoạt động mạnh, chính phủ các nước trong khu vực cần tăng cường khả năng phòng thủ và Trung Quốc hoàn toàn có thể hỗ trợ điều này.
Ông Mian cũng cho rằng Trung Quốc và châu Phi có thể hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn nạn cướp biển. Theo đó, Bắc Kinh có thể cử các tàu tuần tra đến vùng biển của Somalia và Vịnh Aden để hộ tống các tàu biển, giúp các quốc gia trong khu vực chống cướp biển.
Xe tăng VT4 do Trung Quốc sản xuất thường được xuất khẩu đến châu Phi. Ảnh: Norinco
Ông Yang Mian nhấn mạnh cơ sở hậu cần của Trung Quốc ở Djibouti không những đủ khả năng hỗ trợ quân sự cho châu Phi, mà còn có thể trợ giúp đội tàu chiến chống cướp biển dọc bờ biển Đông Phi cũng như tiến hành các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ).
Cũng theo nhà phân tích Trung Quốc Yang Mian, hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Trong thế kỷ 20, Bắc Kinh đã hỗ trợ các nước châu Phi trong cuộc chiến giành độc lập từ các chính quyền thực dân.
Những mối quan hệ lịch sử này đã đặt nền móng cho sự tin cậy lẫn nhau và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Trung Quốc với các quốc gia châu Phi trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường". Bắc Kinh có lợi thế tại châu Phi khi vũ khí và trang thiết bị của nước này rẻ hơn so với của phương Tây nhưng không có nghĩa kém hơn về mặt chất lượng. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng không can thiệp vào các vấn đề nội địa của các nước châu Phi.
Đây là lý do khiến lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang châu Phi đã tăng 55% từ năm 2013 đến năm 2017, so với giai đoạn 5 năm trước đó, từ năm 2008 đến năm 2012 (theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm). Mặc dù trong thời gian này châu Phi đã giảm tổng lượng nhập khẩu vũ khí xuống 22%, nhưng thị phần vũ khí mà Trung Quốc cung cấp cho châu Phi tăng từ 8,6% lên 17%. Kết quả là Trung Quốc đã vượt Mỹ - nước chỉ chiếm 11% lượng vũ khí xuất khẩu sang châu Phi.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể doanh số bán vũ khí, cả về số lượng các nước châu Phi tham gia các thỏa thuận mua sắm và các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự đang được bán. Trung Quốc đã cung cấp xe tăng và xe bọc thép cho Tanzania, Chad, Gambia, Namibia, Rwanda, Burundi, Mozambique và Gabon.
Trong khi đó, một số nguồn tin tương tự cũng cho biết Bắc Kinh đã bán máy bay chiến đấu và các máy bay không người lái (UAV) cho Nigeria, Tanzania, Zambia, Namibia, Zimbabwe và Ghana; tên lửa và các bệ phóng tên lửa cho Maroc, Sudan, Yemen; trong khi Congo, Ghana, Sudan, Cameroon, Tanzania, Niger và Rwanda đã nhập khẩu hệ thống pháo từ Trung Quốc.
Ông Nikolai Shcherbakov, một chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Châu Phi thuộc Viện Lịch sử Tổng hợp, Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS), cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách củng cố vị thế của một nhà cung cấp vũ khí lớn cho lục địa Đen.
Ông cho biết theo truyền thống, phần lớn các nước châu Phi chủ yếu nhập khẩu thiết bị quân sự từ các cường quốc thực dân cũ trong khu vực, hoặc từ Nga và các nước Đông Âu. Tuy nhiên, hiện giờ Trung Quốc cho rằng "cần gây sức ép đối với các nhà cung cấp vũ khí truyền thống ở châu Phi từ chính thị trường, đồng thời khẳng định mình lợi thế hơn trong vai trò là nhà xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị".
Nguyên nhân dẫn đến điều này khá dễ hiểu bởi thực tế Trung Quốc đang tìm cách bảo vệ tài sản và các dự án cơ sở hạ tầng tại "lục địa Đen". Bắc Kinh có nhiều khoản đầu tư ở châu Phi và các dự án đường sắt quy mô lớn trong khu vực . Ông Shcherbakov lý giải đây có thể coi là sự "phòng thủ trực tiếp" giống như tại khu vực Darfur của Sudan, với sự hỗ trợ của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, hoặc sự "bảo vệ gián tiếp" khi Trung Quốc nhận thấy sự cần thiết của việc giành được ảnh hưởng tại các nước châu Phi nhất định.
Vì vậy, Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Trung Quốc - Châu Phi gần đây là một công cụ hiệu quả để đạt được các mục đích nói trên. Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất, các nước tạo ra một bầu không khí hoàn toàn mới cho việc hợp tác. Thêm vào đó, điều này cũng giúp Bắc Kinh theo đuổi lợi ích kinh tế của mình ở châu Phi và đẩy mạnh bán vũ khí.
Theo TTXVN/Báo Tin Tức
Hơn 200 người có thể chết đuối trong thảm họa chìm phà ở Tanzania Ít nhất 44 người đã thiệt mạng khi phà MV Nyerere chìm trên hồ Victoria, Tanzania. Giới chức lo ngại con số thương vong có thể lên tới hơn 200 người. Theo AP, ông John Mongella, ủy viên hội đồng khu vực Mwana, cho biết 37 người được giải cứu sau khi phà MV Nyerere chìm gần đảo Ukara. Ước tính ban đầu...