Dính vận đen ‘bốc hơi’ gần 400 tỷ tiền tiết kiệm, Eximbank báo lỗ 309 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 với khoản lỗ 309 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Ghi nhận đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của Eximbank là 152.708 tỷ đồng, tăng 2,24% so với mức 149.370 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017.
Tiền gửi khách hàng là gần 119 tỷ đồng, tăng 1% so với mức gần 118 tỷ đồng của năm 2017. Cho vay khách hàng 104.243 tỷ đồng, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ đạt 101.324 tỷ đồng).
Tổng nợ phải trả tính đến 31/12/2018 theo ghi nhận tại báo cáo tài chính là 137.825 tỷ đồng, tăng 2% so với tổng nợ phải trả 135.118 tỷ đồng của năm 2017.
Kết thúc quý IV/2018, thu nhập lãi thuần của nhà băng này đạt gần 900 tỷ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ 2017 (năm 2017 đạt gần 694 tỷ đồng). Lũy kế tính đến cuối năm, mức lãi thuần đạt 3.207 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Eximbank giảm nhẹ từ 95,4 tỷ đồng trong quý IV/2017 xuống còn gần 94,4 tỷ đồng trong quý IV/2018.
Video đang HOT
Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng từ 24,5 tỷ quý IV/2017 lên 120,170 tỷ đồng cùng kỳ năm 2018. Lãi từ hoạt động khác giảm từ 305 tỷ đồng còn 109 tỷ đồng. Từ mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 81 tỷ đồng.
Lũy kế đến 31/12/208 thể hiện trên báo cáo tài chính quý IV, từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Eximbank lãi 209,073 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ), tuy nhiên mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 116, 033 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 62,621 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác giảm mạnh từ 431,110 tỷ đồng cuối năm 2017 xuống còn 225,570 tỷ đồng vào cuối năm 2018. Chi phí hoạt động tăng tới 75% lên mức 1.047 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước thuế âm 309 tỷ đồng sau khi trích lập 401 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, so với cùng kỳ 2017 vẫn lãi 560 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng mạnh 31% lên 2.900 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước thuế giảm 18% còn 827 tỷ đồng sau khi trích 723 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng. Theo Eximbank, ngân hàng đã phải trích bổ sung dự phòng khoản phải thu khó đòi liên quan đến 2 vụ việc tiền gửi là 390 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu năm 2018 của ngân hàng Eximbank ở mức 1,84%, giảm so với mức 2,26% của năm 2017.
Trong diễn biến khác, theo báo cáo giải trình của nhà băng này, đối với báo cáo tài chính quý IV/2018 hợp nhất, lợi nhuận sau thuế quý này giảm 694,453 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017 chủ yếu do thu nhập lãi thuần quý IV/2018 tăng so với cùng kỳ năm trước do chênh lệch lãi suất (NIM) được cải thiện so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng mạnh, tỷ lệ tăng 391% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh (chênh lệch chi) đến quý IV/2018 đạt khả quan hơn so với dự kiến. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để đẩy nhanh thu hồi và xử lý nợ xấu, Eximbank đã quyết định dùng phần lớn chênh lệch thu chi trước thuế để trích lập thêm dự phòng, tổng cộng 904 tỷ đồng gồm: Trích bổ sung dự phòng khoản phải thu khó đòi liên quan đến 2 vụ việc tiền gửi là 390 tỷ đồng. Khoản trích lập này được hạch toán vào khoản mục chi phí hoạt động.
Ngoài ra, do số nhân sự bình quân tăng (bình quân nhân sự quý IV/2018 là 6.059 người, trong khi số liệu cùng kỳ là 6.041 người) và thu nhập bình quân đầu người quý IV/2018 được cải thiện (quý IV/2018 là 16,4 triệu đồng trong khi cùng kỳ là 15,4 triệu đồng/người/tháng). Do đó khoản mục này tăng 74,97% so với số liệu cùng kỳ năm trước. Trích bổ sung dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 16/6/2016 của NHNN số tiền 514 tỷ đồng nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tất toán khoản nợ đã bán cho VAMC.
Nguyễn Huệ
Theo vietq.vn
Năm 2018, lợi nhuận của ACB tăng cao nhất trong 5 năm qua
Năm 2018, ACB đạt lợi nhuận trước thuế 6.388 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2017 sau khi trích 932 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2018 của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 329.333 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cuối năm 2017.
Cho vay khách hàng đạt 230.527 tỷ đồng, tăng 16%. Tiền gửi khách hàng đạt 269.998 tỷ đồng, tăng 11,8%.
Kết quả kinh doanh quý IV, ACB đạt lãi thuần tăng 23% lên 2.938 tỷ đồng so với cùng kỳ 2017. Lãi từ dịch vụ tăng 25% lên 422 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác gấp đôi lên 916 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các hoạt động về ngoại tệ và chứng khoán đều lỗ. Cụ thể, lỗ 66 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối. Lỗ 31 tỷ đồng từ chứng khoán kinh doanh và lỗ 17 tỷ đồng từ chứng khoán đầu tư.
Chi phí hoạt động tăng 32% lên 2.279 tỷ đồng. Do đó lợi nhuận trước thuế quý IV đạt 1.612 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2018, ACB đạt lợi nhuận trước thuế 6.388 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2017 sau khi trích 932 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân, lợi nhuận trước dự phòng của ACB tăng mạnh 40% và đạt 7.320 tỷ đồng do các hoạt động kinh doanh của ACB đều cho lãi, như: lãi thuần tăng 22%, lãi từ dịch vụ tăng 26%. Lãi từ hoạt động khác gấp 2 lần so với năm 2017.
Riêng khoản mục chứng khoán kinh doanh lỗ 78 tỷ đồng và trong năm 2018 ACB tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào cổ phiếu của các công ty lên 369 tỷ đồng so với năm 2017.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 ở mức 0,73%, tăng nhẹ so với mức 0,7% năm 2017.
Nguồn: BCTC các năm của ACB
Trong 05 năm qua, về mảng lợi nhuận, ACB ghi nhận sự tăng trưởng liên tục khi năm 2016 tăng 27%, năm 2017 tăng 59% và năm 2018 tăng 141%.
Trong năm 2018, ACB cũng đã tăng vốn điều lệ thêm 2.612 tỷ đồng lên mức 12.885 tỷ đồng.
LAN ANH
Theo bizlive.vn
"Cá mập" ngoại muốn đổ vốn vào Việt Nam Không ít quỹ đầu tư ngoại có quy mô tài sản từ vài trăm triệu USD cho đến cả nghìn tỷ USD đang tìm đến Việt Nam để cân nhắc cơ hội giải ngân năm 2019 Ảnh shutterstock Các động thái tích cực Trong lúc nhiều nhà đầu tư nội có tâm lý hụt hẫng khi chỉ số VN-Index năm 2018 không tăng...