‘Dính’ nhiều hệ lụy dai dẳng, khó khăn ngày càng bủa vây Vietinbank?
Ngày 27/11/2019, Ngân hàng VietinBank nhận được Công văn số 538/KTNN-TH ngày 21/11/2019 của Kiểm toán Nhà nước về việc gửi báo cáo kiểm toán năm 2018 của Vietinbank.
Theo đó, Vietinbank đã thực hiện điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất năm 2018 theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Do đó cần phải điều chỉnh tương ứng với bảng cân đối kế toán riêng lẻ và báo cáo KQKD riêng lẻ quý 4 năm 2018.
Và các điều chỉnh chủ yếu bao gồm: Điều chỉnh phân loại nợ, nguyên giá tài sản cố định, khấu hao tài sản có khác, các khoản phải trả và công nợ khác, vốn và các quỹ. Điều chỉnh chi phí dự phòng, chi phí hoạt động, thu nhập lãi, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng.
Với những điều chỉnh như trên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng năm 2018 được điều chỉnh giảm 120 tỷ đồng, từ 14.256 tỷ đồng xuống 14.084 tỷ đồng; chi phí dự phòng rủi ro tăng từ 7.751 tỷ đồng lên 7.803 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế năm 2018 của VietinBank giảm gần 172 tỷ đồng, xuống còn 6.559 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 139 tỷ đồng xuống còn 5.277 tỷ đồng.
Video đang HOT
Không những thế, năm 2020 được dự báo là năm khó khăn của VietinBank bởi những hệ lụy dai dẳng từ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn.
Thông tư 22/2019/NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định mức tỷ lệ Cho vay/Huy động (LDR) tối đa sẽ là 85% cho tất cả ngân hàng từ năm 2020, diễn biến ảnh hưởng xấu đến hoạt động của VietinBank.
Thực tế tỷ lệ LDR quy định của VietinBank đạt 89% tính đến cuối quý 3/2019. Tăng trưởng cho vay đã chững lại trong 9 tháng đầu năm 2019, đạt 3,9% tính từ đầu năm do ngân hàng bị hạn chế về an toàn vốn.
Tuy nhiên, VietinBank sẽ cần giảm tốc tăng trưởng cho vay và theo đuổi huy động từ khách hàng/giấy tờ có giá nhằm tuân thủ mức trần LDR 85% trong năm 2020, vốn sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng NIM.
Đầu năm 2019, VietinBank đã chuyển 13,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu sang trái phiếu VAMC. Tính đến cuối quý 3/2019, ngân hàng đã dự phòng 41% trong số dư gộp và số dư VAMC ròng còn lại là 0,9% trong khoản vay gộp. Theo đánh giá của CTCK VCSC, kỳ vọng ngân hàng sẽ dự phòng 62% của số dư ròng còn lại trong quý cuối cùng của năm 2019 và phần còn lại sẽ được xử lý hoàn toàn vào cuối năm 2020.
Liên quan đến cổ phiếu CTG, Tổ chức tài chính IFC đã bán 57,4 triệu cổ phần CTG (1,5% cổ phiếu lưu hành) vào ngày 13/11/2019. Như vậy, tỷ lệ sở hữu hiện tại của IFC tại VietinBank là 6,5% so với trước đây là 8,0%.
Một bài báo từ Bloomberg trong tháng 9/2019 cho biết IFC đang muốn thoái vốn hoàn toàn khỏi VietinBank. Ngân hàng cũng đang có nguồn vốn hạn chế với tỷ lệ CAR/tỷ lệ vốn cấp I ước tính đạt 10,0%/6,7% theo Basel I vào cuối năm 2018.
Do đó, việc giải quyết tình hình thiếu hụt vốn của VietinBank sẽ đến từ cải cách trần sở hữu nước ngoài tối đa thay vì kỳ vọng các NĐT trong nước sẽ mua lại cổ phần của IFC và cho phép ngân hàng phát hành cổ phiếu sơ cấp mới cho NĐT nước ngoài.
Một điều đáng chú ý là VietinBank hiện thiếu room nước ngoài và đang ở mức 30%, nếu các yếu tố khác không đổi, bất cứ đợt cổ phiếu phát hành mới sẽ phải theo tỷ lệ 70% NĐT trong nước, là điều gần như không thể với VietinBank.
Ngân Giang
Theo infonet.vn
Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, lợi nhuận năm 2018 của Vietinbank 'bốc hơi' 139 tỷ đồng
Lợi nhuận thuần của cổ đông ngân hàng Vietinbank giảm 139 tỷ đồng sau kiểm toán, xuống 5.275 tỷ đồng trong năm 2018.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HoSE: CTG) vừa công bố về việc điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2018 theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Cụ thể, các điều chỉnh chủ yếu gồm phân loại nợ, nguyên giá tài sản cố định, khấu hao, tài sản có khác, các khoản phải trả và công nợ khác, vốn và các quỹ trên bảng cân đối kế toán. Còn trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì điều chỉnh chi phí dự phòng, chi phí hoạt động, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng.
Theo đó, đối với bảng kết quả kinh doanh, Vietinbank phải điều chỉnh giảm tới 306 tỷ đồng ở khoản mục Thu nhập lãi thuần, về mức 22.212 tỷ đồng. Chi phí hoạt động cũng được giảm 172 tỷ đồng, còn 14.084 tỷ đồng. Ngược lại, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm 51,5 tỷ đồng, lên 7.803 tỷ đồng.
Do đó, sau cùng Lợi nhuận thuần của cổ đông ngân hàng Vietinbank giảm 139 tỷ đồng, xuống 5.275 tỷ đồng. Tương ứng mức Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm về 11.836 tỷ đồng.
Ở bảng cân đối kế toán, khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tại thời điểm cuối năm 2018 của Vietinbank điều chỉnh tăng hơn 51,5 tỷ đồng, lên 13.060 tỷ đồng.
Các khoản lãi, phí phải thu tăng thêm gần 308 tỷ đồng, lên tới 6.593 tỷ đồng. Do đó, tổng tài sản của Vietinbank điều chỉnh giảm 145 tỷ đồng, về mức 1.164,28 ngàn tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTG của Vietinbank đang giảm phiên thứ 3 liên tiếp, kéo đà giảm trong vòng 1 tháng qua tới hơn 7%, về 20.400 đồng/cp vào lúc 14h chiều 29/11. Thanh khoản khá dồi dào với bình quân tháng qua là 3,48 triệu đơn vị/phiên.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Nhóm cổ đông IFC thu hơn 1.200 tỷ từ bán vốn Vietinbank Nhóm cổ đông nước ngoài IFC vừa thông báo đã bán ra hơn 57,37 triệu cổ phiếu CTG của Vietinbank để giảm tỷ lệ sở hữu tại đây từ 8% xuống 6,5%. Trước khi giao dịch bán vốn diễn ra, hai quỹ đầu tư này là các tổ chức có liên quan tới nhau cùng thuộc World Bank Group sở hữu tổng cộng...