Định hướng tương lai trong thời đại 4.0: Khởi động từ các bước hướng nghiệp
Nhiều bạn trẻ mong muốn, tổ chức Đoàn Thanh niên sẽ triển khai, hỗ trợ học sinh, sinh viên đổi mới sáng tạo trong học tập và khởi nghiệp.
Bên cạnh đó là các hoạt động phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh.
Định hướng đúng sẽ là bước đệm quan trọng để thế hệ trẻ thể hiện sự sáng tạo trong hành trình khởi nghiệp.
Tạo thuận lợi cho học sinh ở các vùng miền
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho biết, với các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, các cấp bộ Đoàn, Hội triển khai đa dạng, hiệu quả.
Toàn Đoàn đã chú trọng tham gia xây dựng môi trường thuận lợi để khuyến khích, phát huy đoàn viên, thanh niên đề xuất các sáng kiến, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu và tập sự nghiên cứu khoa học.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo khoa học cho thanh niên, sinh viên, giảng viên trẻ được thực hiện với kết quả cao và ứng dụng trong thực tiễn.
Trong thời gian tới, toàn đoàn sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tham gia xây dựng xã hội học tập thông qua việc thực hiện hiệu quả Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030. Triển khai hiệu quả và tôn vinh học sinh – sinh viên, giáo viên, giảng viên trẻ qua các danh hiệu Sinh viên 5 tốt, Học sinh 3 tốt, Học sinh 3 rèn luyện, Nhà giáo trẻ tiêu biểu…
Tích cực nhân rộng các mô hình, hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên trẻ học tập, nghiên cứu khoa học. Tăng cường ứng dụng công nghệ số và dạy học trực tuyến. Đồng thời xây dựng kênh thông tin chia sẻ học liệu mở dùng chung cho học sinh, sinh viên. Phát triển các quỹ, học bổng, giải thưởng về học tập, nghiên cứu khoa học….
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, với lĩnh vực khởi nghiệp, các hoạt động của Đoàn trong đồng hành với thanh niên khởi nghiệp có nhiều hiệu quả, thiết thực. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai đồng bộ, đều khắp từ TƯ đến cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, thu hút được đông đảo thanh niên. Trong đó có học sinh, sinh viên tham gia.
Bên cạnh đó, các hoạt động đào tạo, tập huấn, cung cấp kiến thức cho thanh niên, học sinh, sinh viên khởi nghiệp được TƯ Đoàn, TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên tích cực triển khai tạo điều kiện để sinh viên giao lưu, học hỏi, trau dồi kiến thức về khởi nghiệp. Ngoài ra, một số đơn vị đã có sự chủ động trong tiếp cận và phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp triển khai các chương trình, đề án, cuộc thi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
Trong thời gian tới, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp theo phương thức xã hội hóa. Đồng thời vận động, kết nối các nguồn vốn xã hội hóa để hỗ trợ trực tiếp cho các dự án khởi nghiệp tiềm năng của thanh niên, sinh viên thông qua các chương trình, hoạt động của các cấp bộ Đoàn.
Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn cho biết, T.Ư Đoàn luôn có sự phối hợp với ngành GD-ĐT, LĐ-TB&XH kiến lập môi trường thuận lợi nhất cho việc học, sáng tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đây là giải pháp để hỗ trợ đoàn viên thanh niên trong các nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học, mở rộng không gian sáng tạo.
Bên cạnh đó, T.Ư Đoàn sẽ tạo thuận lợi hơn việc học tập của học sinh ở các vùng miền. Theo anh Tuấn, nhiều em có điều kiện khó khăn cần được chăm lo. Như vừa qua, dịch Covid-19 có những câu chuyện hết sức xúc động mà 3 ngành Thanh niên, GD-ĐT và LĐ-TB&XH đã làm như “Sóng máy tính cho em”. Hay trang bị thư viện, không gian đọc, hỗ trợ học bổng, các chương trình về data, sách học liệu…
Bên cạnh đó, anh Tuấn cũng thông tin, các cấp Đoàn cũng đã có kiến nghị đổi mới nội dung phương pháp dạy trong nhà trường. Ngành Giáo dục có tiếp nhận theo hướng người học là trung tâm. Đây là điều quan trọng nhất trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục theo hướng phát huy năng lực người học.
Video đang HOT
“Ba năm vừa qua rất nhiều không gian sáng tạo được tổ chức trong trường học cho các em tiểu học. Từ đó trang bị cho các em phương pháp kỹ năng sáng tạo và nghiên cứu khoa học”, anh Tuấn nói.
Đẩy mạnh hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp
Theo anh Tuấn, T.Ư Đoàn đã phối hợp với các ngành tổ chức giải thưởng, tôn vinh, sân chơi khoa học sáng tạo. Kết nối các ý tưởng sáng tạo với các cơ quan hữu quan, tổ chức kinh tế biến ý tưởng thành sản phẩm áp dụng trong thực tiễn, cổ vũ nuôi dưỡng đam mê.
Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn tạo cơ chế đồng hành cùng các bạn đưa kết quả nghiên cứu, sáng tạo được tình bày, phô diễn thông qua quá trình chuyển đổi số.
“Chúng tôi đã có app Thanh niên Việt Nam, diễn đàn chuyển đổi số để tất cả ý tưởng từng cấp được đưa lên và có cơ chế kết nối để trưng bày, kết nối với các tổ chức, cá nhân liên quan. Đây cũng là các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học hội nhập với khu vực và thế giới”, anh Tuấn nhấn mạnh.
Nhiều bạn trẻ hiện nay còn băn khoăn về giải pháp giúp học sinh hướng nghiệp ngay từ đầu để có thể chọn đúng ngành nghề và có việc làm đúng ngành được đào tạo.
Theo anh Tuấn, vào năm 2008 đây đúng là vấn đề của cả xã hội khi nhiều bạn chọn nghề ngẫu nhiên, định hướng nghề nghiệp không cao, phân luồng giữa cao đẳng nghề, trung cấp nghề rất yếu.
“Đa số muốn đổ xô vào học đại học mà chưa biết có được làm đúng nghề, đúng ngành không. Rồi không vào đại học thì không học nghề mà đi làm lao động phổ thông. Điều này khiến tỉ lệ lao động qua đào tạo của nước ta khi đó rất thấp, chỉ 18,5%”, anh Tuấn thông tin.
Tuy nhiên, theo anh Tuấn, khi có Luật Giáo dục nghề nghiệp, tỉ lệ phân luồng hiện nay đã hơn 90%. Việc chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông đã tốt hơn nhiều. Nhiều đơn vị của Đoàn, các trường cũng có định hướng cho các em rất sớm, từ cuối lớp 11. Trong 2 năm vừa qua, việc định hướng nghề nghiệp đã hướng tới đối tượng lớp 8, lớp 9.
Trong thời gian tới, anh Tuấn cho biết, T.Ư Đoàn đang tiếp tục hoàn thiện phần mềm trợ lý ảo test về xu hướng nghề nghiệp. Những bạn học sinh cuối cấp THCS và THPT sử dụng có thể biết được sự phù hợp nghề nghiệp. Bên cạnh đó, T.Ư Đoàn cũng sẽ đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp theo phối hợp với ngành GD-ĐT và LĐ-TB&XH.
Bí thư thứ nhất cũng cho biết, T.Ư Đoàn cũng sẽ làm tốt hơn công tác giới thiệu việc làm và kỹ năng nghề cho các bạn thanh niên. Theo anh Tuấn, đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà nhiều nước khi nhiều người tốt nghiệp xong, làm đúng nghề nhưng kỹ năng nghề không tốt rồi các kỹ năng mềm…
Đoàn viên chung tay nâng bước trẻ em nghèo đến trường
Đồng cảm với những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, quyết không để các em phải nghỉ học, nhiều năm qua, Đoàn Thanh niên Công an TP Đà Nẵng đã hỗ trợ cho hàng chục em học sinh khó khăn được đến trường.
GD&TĐ - Đồng cảm với những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, quyết không để các em phải nghỉ học, nhiều năm qua, Đoàn Thanh niên Công an TP Đà Nẵng đã hỗ trợ cho hàng chục em học sinh khó khăn được đến trường.
Chi đoàn Xây dựng lực lượng - Công an TP đã hỗ trợ em Hân (áo đỏ) về chi phí học tập.
Tiếp sức, nâng bước cho học sinh nghèo
3 năm qua, với mục tiêu hỗ trợ trẻ em nghèo trên địa bàn thành phố được đến trường, Đoàn Thanh niên Công an TP Đà Nẵng đã hỗ trợ và giúp đỡ hơn 20 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục đi học.
Đây là một hoạt động nằm trong Đề án "Tuổi trẻ Công an TP Đà Nẵng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường" triển khai từ năm 2019 đến nay.
Tặng xe đạp hỗ trợ cho các em học sinh khó khăn đến trường. Ảnh: Công an.
Chia sẻ về đề án đầy nhân văn này, Thiếu tá Hồ Đình Trí - Bí thư Đoàn Thanh niên Công an TP Đà Nẵng cho biết, trước khi Đề án ra đời, một số Chi đoàn trực thuộc đã nhận giúp đỡ cho các em học sinh bị khuyết tật, mắc các bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nhiều năm trước.
"Đến đầu năm 2019, khi Đề án hình thành thì 100% cơ sở đoàn trực thuộc đã đăng ký và nhận hỗ trợ thêm. Có Chi đoàn nhận hỗ trợ 2-3 em học sinh cùng lúc. Ngoài mức hỗ trợ cố định 300.000 đồng/tháng/em, các Chi đoàn trực thuộc Đoàn Công an TP nhận hỗ trợ còn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên và tặng các em xe đạp, máy tính bảng, sách vở... để phục học tập. Tùy hoàn cảnh từng em, Đoàn viên thanh niên sẽ nghiên cứu cách giúp đỡ phù hợp", Thiếu tá Trí cho hay.
Gia đình em Nguyễn Thị Kiều Vy (12 tuổi, trú phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mẹ em Vy bị bệnh tim, đau ốm liên miên nên không thể lao động như người bình thường. Nên mọi chi phí đều đè nặng lên đôi vai ba của Vy.
Thế nhưng cái khó một lần nữa lại tìm đến gia đình em Vy, khi ba em không may bị tai nạn lao động, sức khỏe bị ảnh hưởng. Vì thế nên những năm qua cũng không thể làm việc nặng nhọc.
Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh của em Vy, Chi đoàn phòng Hồ sơ (Công an TP Đà Nẵng) đã nhận hỗ trợ em Vy. Bên cạnh số tiền hỗ trợ hằng tháng, Chi đoàn đã nảy ra sáng kiến làm vườn chanh dây, hỗ trợ sinh kế cho gia đình em Vy. Cụ thể, Chi đoàn hỗ trợ giống, phân bón và làm giàn.
Hỗ trợ em Nguyễn Thị Kiều Vy (12 tuổi, trú phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: Công an.
Thượng úy Ngô Thị Phương Anh - Bí thư Chi đoàn Phòng Hồ sơ thông tin, ban đầu do chưa biết kỹ thuật trồng nên hiệu quả chưa như mong muốn. Qua nghiên cứu trên Internet và học hỏi kiến thức từ người có kinh nghiệm, đoàn viên Chi đoàn đã thay đổi cách trồng. Vài tháng sau, giàn chanh dây trĩu quả, bước đầu mang lại thu nhập cho gia đình Vy, giúp giải quyết phần nào khó khăn.
"Không những vậy, ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, Tết Nguyên đán và khai giảng năm học mới, Chi đoàn Phòng Hồ sơ cũng đến thăm, tặng quà, tặng xe đạp để động viên Vy học tập", Thượng úy Anh chia sẻ.
Những "quả ngọt" từ lan tỏa yêu thương
Ngoài việc hỗ trợ cho em Vy, Chi đoàn Phòng Hồ sơ còn phối hợp với Chi đoàn phòng An ninh kinh tế hỗ trợ 2 triệu đồng/quý cho em Võ Thị Hằng (trú xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Em Hằng là một trong những tấm gương vượt khó học giỏi trong nhiều năm liền.
Tuy học tập trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Hằng luôn tự giác và ý thức phải vươn lên. Năm 2019, Hằng trúng tuyển vào Trường Đại học Luật - Đại học Huế, hai Chi đoàn đã hỗ trợ thêm cho em số tiền 5,7 triệu đồng để cổ vũ và giúp em có tiền đóng học phí, mua sắm đồ dùng trong thời gian học xa nhà.
"Em may mắn được các anh chị Đoàn thanh niên của Công an TP Đà Nẵng hỗ trợ và giúp đỡ về vật chất trong suốt thời gian học tập. Khi trúng tuyển Đại học Luật, em cũng khá lo về những khoản chi phí nhập học, sắm sửa trước khi vào giảng đường Đại học. Số tiền này đã như chiếc phao cứu sinh em trong quãng thời gian đầy khó khăn ấy.
Em cảm ơn các anh chị Đoàn thanh của Công an TP Đà Nẵng, đặc biệt là Chi đoàn Chi đoàn Phòng Hồ sơ còn phối hợp với Chi đoàn phòng An ninh kinh tế đã hỗ trợ em thời gian qua", em Hằng bộc bạch.
Đề án "Tuổi trẻ Công an TP Đà Nẵng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường" do Đoàn thanh niên Công an TP Đà Nẵng thực hiện. Ảnh: Công an.
Còn trường hợp em Ngô Vũ Ngọc Hân (17 tuổi), hiện đang ở cùng cậu mợ tại tổ 71, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ cũng là một trường hợp đặc biệt.
Hân mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, nhà ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam nhưng vì còn nhỏ nên em được cậu mợ đón ra Đà Nẵng để tiện chăm sóc, học tập. Thương cho hoàn cảnh của Hân, Chi đoàn Xây dựng lực lượng - Công an TP đã nhận hỗ trợ em về chi phí học tập.
Quyết vượt lên nghịch cảnh, vượt qua số phận, học kỳ I vừa qua Hân tiếp tục đạt thành tích học sinh Giỏi và vinh dự là một trong số những em được Sở Giáo dục và đào tạo TP lựa chọn, giới thiệu để nhận học bổng Sojitz năm 2022.
Đại úy Phùng Thắng Huy - Bí thư Chi đoàn Xây dựng lực lượng - Công an TP cho hay, thời điểm này, Hân và gia đình cũng đang chọn ngành, nghề phụ hợp để Hân năm sau đăng ký thi đại học.
"Chi đoàn đã động viên em cố gắng học tập, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để không phụ sự quan tâm của gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cũng trao đổi, giải đáp một số thắc mắc liên quan đến dự định chọn trường, chọn nghề nghiệp của em Hân trong tương lai.
Với học lực giỏi và tính cách siêng năng, chịu khó nên cơ hội nghề nghiệp đối với Hân rộng mở. Chi đoàn trao đổi và gợi mở nếu Hân đam mê, có quyết tâm thì có thể theo đuổi ngành Công an. Chi đoàn sẽ ủng hộ hết mình và mong một ngày Hân trở thành đồng chí, đồng đội của mình", Đại úy Phùng Thắng Huy thông tin.
Mô hình làm vườn chanh dây, hỗ trợ sinh kế cho gia đình em Vy được Chi đoàn phòng hồ sơ thực hiện. Ảnh: Công an.
Sau 3 năm hỗ trợ các em nghèo vượt khó, Đề án "Tuổi trẻ Công an TP Đà Nẵng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường", các cơ sở đoàn đã nhận hỗ trợ và trao số tiền hơn 200 triệu đồng.
Thiếu tá Hồ Đình Trí - Bí thư Đoàn thanh niên Công an TP Đà Nẵng tâm sự, ban đầu, thời gian đăng ký thực hiện Đề án dự kiến từ 2019 đến 2023. Tuy nhiên, trước những hiệu quả từ thực tế, Đoàn Công an TP quyết định nâng thời gian "tiếp sức" đến khi các em đến 18 tuổi.
"Đối với 14 Chi đoàn mới thành lập từ đầu năm 2022 cũng đăng ký tham gia Đề án và đang khảo sát. Như vậy, sẽ có ít nhất 14 em học sinh nữa được hỗ trợ, tiếp thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống. Chúng tôi sẽ cố gắng huy động mọi nguồn lực để giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, không để các em phải bỏ học vì cái nghèo khó", Thiếu tá Trí nhấn mạnh.
25 trường ĐH hàng đầu giúp thí sinh "Chọn chuẩn trường - Đi chuẩn đường" vào ĐH Chuyên gia của 25 trường ĐH hàng đầu sẽ giải đáp các thắc mắc của học sinh xoay quanh định hướng nghề nghiệp, chọn ngành nghề phù hợp với bản thân trong chuỗi chương trình tư vấn "Chọn chuẩn trường - Đi chuẩn đường" cho học sinh THPT. Nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển...