Định hướng ôn thi lớp 10 môn Lịch sử
Để làm tốt đề thi môn Lịch sử, ngoài việc nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh cần rèn luyện kĩ năng so sánh và tổng kết để có thể làm được những câu hỏi dạng liên chuyên đề.
Môn thi thứ 4 trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020 là môn Lịch sử. Ảnh: Hải Nguyễn
Ngày 11.3, Sở GDĐT Hà Nội đã công bố chính thức môn thi thứ 4 Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Theo đó, ngoài 3 môn thi đã công bố là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, môn thi thứ 4 là môn Lịch sử. Bài thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút.
Không học tủ, học vẹt
Theo nhận định chung của Lịch sử, Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đề thi Lịch sử sẽ bao gồm cả 2 phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Mỗi phần sẽ gồm 5 chuyên đề chính.
Bà Lê Thu Hương – Giáo viên Lịch sử, Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết để học tốt môn Lịch sử, học sinh không nên học theo kiểu học vẹt, học thuộc lòng mà hãy viết lại, ghi chép những ý chính, từ khoá; hệ thống kiến thức các bài, chuyên đề, giai đoạn lịch sử theo sơ đồ, lược đồ.
Ngoài ra, các em nên tổ chức học nhóm, trao đổi với nhau, đối chiếu các vấn đề học được, cùng giải đáp các câu hỏi, vấn đề liên quan để nhớ và hiểu bài bản hơn.
Mỗi giai đoạn lịch sử, các em hãy ghi nhớ các điểm chính, nổi bật của giai đoạn đó. Học qua video, phim, tranh ảnh, ghi nhớ các mốc lịch sử qua các ngày kỉ niệm, ngày lễ đất nước cũng là một trong những phương pháp học tốt.
Qua phân tích đề tham khảo đã được Sở GDĐT công bố trước đó, giáo viên hệ thống HOCMAI tổng kết, đề thi gồm 40 câu, thời gian làm bài 60 phút. Tỉ lệ câu hỏi lịch sử thế giới và câu hỏi lịch sử Việt Nam: 13-27; Tỉ lệ câu hỏi ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao là 25-14-1-0.
Video đang HOT
Nội dung 100% kiến thức nằm trong chương trình Lịch sử 9. Các câu hỏi khó tập trung chủ yếu ở phần lịch sử Việt Nam, đặc biệt là chuyên đề Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000. Các chuyên đề chứa nhiều câu hỏi dễ là Lịch sử Việt Nam 1919 – 1930, Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954.
Đề thi tham khảo môn Lịch sử
Kết hợp kĩ năng so sánh, tổng hợp
Ở phần Lịch sử thể giới, tổng số câu hỏi của phần này là 13 câu, chiếm 32,5% số lượng câu hỏi của đề thi. Trong đó, có 9 câu hỏi nhận biết và 4 câu hỏi thông hiểu thuộc phần kiến thức này.
Các câu hỏi phần lịch sử thế giới trải đều, không bỏ qua bất kì một chuyên đề nào, chuyên đề có ít câu hỏi nhất là Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay và Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ năm 1945 đến nay, mỗi chuyên đề có 1 câu hỏi, các câu hỏi xoay quanh những kiến thức rất cơ bản như cơ sở hình thành trật tự hai cực Ianta và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
Chuyên đề có chứa nhiều câu hỏi nhất là Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay với 5 câu hỏi, tập trung vào phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á – Phi – Mĩ Latinh sau năm 1945.
Dạng câu hỏi chủ yếu là kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức cơ bản, bên cạnh đó học sinh cũng cần lưu ý dạng bài so sánh đặc điểm giống nhau hoặc tìm ra điểm khác biệt cơ bản, ví dụ như tìm điểm khác nhau cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh.
Phần Lịch sử thế giới không có câu hỏi liên chuyên đề, hoặc câu hỏi vận dụng thực tế, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong SGK sẽ đạt được điểm tối đa phần này.
Ở phần Lịch sử Việt Nam, tổng số câu hỏi của phần kiến thức này là 27 câu chiếm 67,5% tổng số câu hỏi của đề thi. Có 16 câu nhận biết, 10 câu thông hiểu và 1 câu vận dụng thuộc phần kiến thức này.
Việt Nam trong những năm 1919 -1930 và Việt Nam trong những năm 1945 – 1954 là những chuyên đề có chứa nhiều câu hỏi thuộc phần này và đều là những câu hỏi nhận biết, thông hiểu. Chuyên đề Việt Nam trong những năm 1975 – 2000 chứa ít câu hỏi nhất nhưng đều là những câu hỏi khó, đòi hỏi khả năng suy luận và tổng kết đánh giá của học sinh.
Những câu hỏi nhận biết kiểm tra khả năng ghi nhớ thời gian, sự kiện và nhân vật lịch sử, xoay quanh các vấn đề cơ bản của từng giai đoạn: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, các nhân vật lịch sử như Chủ tịch Hồ Chí Minh, tướng Đờ Ca-xtơ-ri… các mốc thời gian và địa điểm như: ngày 19.8.1945, ngày 10.10.1954, địa điểm diễn ra hội nghị thành lập Đảng.
Những câu hỏi thông hiểu, học sinh phải lí giải được nguyên nhân sự kiện như nguyên nhân Mỹ dính líu sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, so sánh để tìm ra điểm nổi bật như so sánh hai cuộc khai thác thuộc địa.
Câu hỏi vận dụng yêu cầu học sinh tổng kết kiến thức từ khi thành lập Đảng đến nay để tìm ra nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta.
Các giáo viên nhận định chung, đề tham khảo tương đối cơ bản, không có câu hỏi đánh đố học sinh, không có câu hỏi tích hợp hay vận dụng kiến thức thực tế. Các câu hỏi trải đều tất cả các nội dung trong sách giáo khoa vì vậy học sinh không được học tủ bất kì nội dung nào. Ngoài ra, học sinh cần rèn luyện kĩ năng so sánh và tổng kết để có thể làm được những câu hỏi dạng liên chuyên đề.
HUYÊN NGUYỄN
Theo laodong
Nữ sinh giành giải nhất quốc gia môn Lịch sử
Quỳnh Trang sẽ nộp hồ sơ vào trường đại học có chuyên ngành du lịch để theo đuổi ước mơ làm hướng dẫn viên.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang (lớp 12A6, trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh) gây ấn tượng với người đối diện bởi khuôn mặt sáng, nụ cười tươi. Là một trong 10 thí sinh Hà Tĩnh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm học 2018-2019, Trang tự hào khi mình và hai bạn đồng hương giành vị trí cao nhất.
Sinh ra trong gia đình có bốn chị em, năm Trang lên 6, mẹ mắc bệnh qua đời, người bố làm nghề thợ mộc trang trải nuôi các con khôn lớn. Ý thức được hoàn cảnh nên ngoài giờ học, Trang và chị gái thay nhau làm việc nhà, chăm sóc hai em nhỏ.
Nữ sinh tự nhủ phải học thật tốt để sau này kiếm tiền đỡ đần cho gia đình. Trong những năm học Tiểu học đến THPT, Trang là học sinh giỏi toàn diện. Bén duyên với Lịch sử từ năm học cấp hai, lên lớp 9, em đi thi cấp huyện và giành giải ba.
Quỳnh Trang ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch. Ảnh: Đức Hùng
Là thí sinh trường huyện được chọn đi dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử, Trang tâm sự không hề lo lắng, luôn chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với thử thách. Em đặt mục tiêu giành giải cao, để sau này có cơ hội tuyển thẳng vào đại học.
Trang phải dành 6 tháng xuống thành phố Hà Tĩnh tập trung cùng đội tuyển tỉnh. "Nếu hôm nào ngủ trước 12 đêm thì 4h sáng em thức dậy ôn bài. Nhiều lúc mệt, áp lực, ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Đến sát ngày thi, khi kiến thức đã tích lũy đủ, em mới thở phào", Trang nhớ lại.
Hôm hoàn thành bài thi học sinh giỏi quốc gia, đối chiếu với đáp án, nữ sinh nghĩ sẽ giành giải. "Khi biết mình đạt giải nhất, em không tin vào mắt mình, cứ xem đi xem lại kết quả vì sợ nhầm. Lúc chắc chắn rồi, em ôm lấy bố, cả hai cùng khóc", Trang nói.
Nữ sinh trường THPT Hương Khê cho hay Sử không hề khô khan như mọi người nghĩ. Học Sử cần kết hợp giữa tư duy và lý luận, nhiều bài phải hiểu được bản chất mới nhớ đúng sự kiện. "Để học Sử tốt, cần biết xâu chuỗi các sự kiện, không nên hiểu máy móc", Quỳnh Trang nói và cho hay những lúc căng thẳng thường ra lan can hóng gió, hoặc nghe nhạc thư giãn, chơi thể thao.
Em dự định nộp hồ sơ để tuyển thẳng vào một trường đại có chuyên ngành du lịch, theo đuổi ước mơ làm hướng dẫn viên.
Nhận xét về học trò, thầy Phan Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường THPT Hương Khê cho biết Trang rất thông minh, học đều các môn từ tự nhiên cho đến xã hội. Em đã biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn để khẳng định bản thân.
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2018-2019 diễn ra vào trung tuần tháng 1, môn Lịch sử có hơn 200 thí sinh tham gia. Trong số 7 thí sinh giành giải nhất, Hà Tĩnh có 3 người. Ngoài Quỳnh Trang, hai em khác là Lê Thị Hiếu Ngân và Nguyễn Thị Thanh Trâm đều đến từ trường THPT chuyên Hà Tĩnh.
Theo VNE
Ủng hộ sáng tạo, khó quá chăng? Qua câu chuyện 'Rào cản từ... người trong ngành', Tuổi Trẻ nhận được nhiều ý kiến chia sẻ thêm các bức xúc từ thực tế với những ý tưởng muốn việc dạy và học tốt hơn trong nhà trường. Một tiết học môn sinh học theo hướng đổi mới của học sinh Trường THCS Minh Đức, Q.1, TP.HCM - Ảnh: H.HG. Tự trói...