Định hướng những công dân số năng động và trách nhiệm
Hướng đến xây dựng những công dân số là những người trẻ thực sự năng động và có trách nhiệm là một trong những nội dung chính của Diễn đàn Thanh niên quản trị Internet (YIGF) diễn ra trong hai ngày 24 và 25-9 tại Hà Nội.
Lựa chọn thông minh trên “ bàn tiệc thông tin
Sự kiện do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp cùng với Trung tâm Công nghệ Thông tin- Truyền thông Vietnet (Vietnet- ICT) tổ chức cùng với sự tài trợ từ Quỹ SecDev, tổ chức phi lợi nhuân Quốc tế ISOC ( Internet Society), Diễn đàn Quản trị Internet Liên Hợp Quốc ( United Nations IGF) và Trung tâm Thông tin Mạng châu Á – Thái Bình Dương (APNIC).
Phát biểu tại diễn đàn, GS. TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội, cho biết, YIGF được tổ chức lần đầu ở Việt Nam vào năm 2019. Sau hai lần tổ chức, hoạt động này đã có sức lan tỏa đáng kể. Cùng với số lượng đại sứ thanh niên tham gia diễn đàn ngày một tăng, sự quan tâm của các cơ quan nhà nước, công ty công nghệ, tổ chức làm việc vì cộng đồng, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu cho thấy những chủ đề được thảo luận tại các phiên họp của YIGF có ảnh hưởng lớn tới nhận thức của giới trẻ về quản trị Internet.
Video đang HOT
GS. TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội phát biểu tại Diễn đàn
“Các thảo luận này không chỉ góp phần trang bị các kỹ năng cần thiết để xây dựng không gian số lành mạnh và tích cực cho thanh niên, sinh viên mà còn đặt ra những câu hỏi, những vấn đề rất đáng quan tâm cho các học giả, các ngành khoa học. Chính vì vậy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đồng hành cùng Diễn đàn Thanh niên Quản trị Internet trong 2 năm liên tiếp với mong muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các bạn trẻ, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác và nghiên cứu mới”, GS. TS Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm.
Theo GS. TS Hoàng Anh Tuấn, việc phải đối mặt với sự bùng nổ của thông tin trên mạng toàn cầu và cụ thể hơn là các nền tảng mạng xã hội giờ đây đã trở thành một hiện thực tất yếu, không thể né tránh đối với tất cả mọi người, không riêng gì giới trẻ. Thậm chí, có thể nói rằng, với tư cách là những “digital natives” (khái niệm chỉ những người sinh ra trong một môi trường mà công nghệ kỹ thuật số đã trở nên phổ biến), những người trẻ có đầy đủ tiềm năng để phát triển một cách toàn diện hơn những thế hệ đi trước và đưa ra những lựa chọn thông minh trên “bàn tiệc thông tin”.
Chung tay vì an ninh mạng
“Vì vậy, điều chúng ta cần làm là trang bị cho họ những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về thế giới số, cung cấp cho họ cái nhìn đa chiều, giúp họ xây dựng một hệ giá trị riêng dựa trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt, khả năng thấu cảm và năng lực nghi ngờ hợp lý. Và đừng quên rằng, chính bản thân chúng ta cũng cần thường xuyên thực hành những giá trị này trong tương tác với những người trẻ”, GS. TS Hoàng Anh Tuấn nhận định.
Quản trị internet luôn là vấn đề đáng quan tâm Ảnh: TTXVN
Được biết, sáng kiến Youth Internet Governance Forum (YIGF) được khởi xướng lần đầu tiên bởi NetMission vào năm 2010 tại Hồng Kông dành cho giới trẻ Châu Á – Thái Bình Dương nói lên ý kiến của người trẻ về Quản trị Internet. Diễn đàn được truyền cảm hứng và dựa trên cách tiếp cận đa bên của Diễn đàn Quản trị Internet (IGF), một sự kiện quốc tế được tổ chức hàng năm từ năm 2006, với những hoạt động thảo luận có sự tham gia của các bên liên quan gồm chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, tổ chức xã hội và đại diện cộng đồng về các khía cạnh của quản trị Internet dưới những góc nhìn khác nhau.
YIGF được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2019, với mục đích hướng đến xây dựng một thế hệ công dân số năng động, văn minh và có trách nhiệm.
Tại diễn đàn năm nay, 100 đại biểu là những sinh viên ưu tú được chọn từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã tham dự và cùng chia sẻ về những chủ đề khác nhau liên quan tới quản trị Internet. Các sinh viên cũng được trực tiếp tham gia phiên vào vai mô phỏng để thảo luận cùng với các bên liên quan trong môi trường số (chính phủ, khu vực tư nhân, các nhà nghiên cứu, người dùng Internet, tổ chức phi chính phủ) để nói lên ý kiến của mình về vấn đề an ninh mạng và trách nhiệm của các bên liên quan. Các ý kiến tại phiên thảo luận đã được ghi nhận trở thành Bản Thông điệp Thanh niên của Đại sứ Diễn đàn Quản trị Internet Việt Nam 2022 và sẽ được gửi đến các cơ quan quản lý liên quan.
Guồng quay điểm đại học
Khi có thông tin hai trường đại học (ĐH) KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội và ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM công bố điểm trúng tuyển ngành báo chí - truyền thông cao chót vót là 29,9; ngành gần là Quan hệ công chúng cũng có điểm chuẩn cao gần như kịch trần, dân tình ngay lập tức xôn xao.
Mạng xã hội bàn luận: "Thấy chưa, đập tan mọi luận điệu xuyên tạc xưa nay, rằng học kém mới đi làm báo!"; hoặc "nghề báo siêu hot, điểm thi mỗi môn phải suýt soát 10 nhé"; hay là: "Ai bảo nhất y nhì dược, tạm được bách khoa...; mà phải là nhất truyền thông, nhì công nghệ...". Còn anh em làm báo thì hỏi nhau: Sao điểm ngất ngưởng thế nhỉ? Có phải học sinh thời nay giỏi hơn xưa? Ngày trước tụi mình thi mà điểm trúng tuyển cỡ này thì anh em ta chỉ còn cái nịt! Và, một câu hỏi rất khó trả lời là: Đầu vào học tốt như thế, điểm thi cao vòi vọi như thế, mà sao sau 4 năm theo ĐH, về tòa soạn thì gần như phải học nghề lại từ đầu?
Lời giải thích tựu trung là chất lượng đào tạo, hoặc thực lực dạy - học có vấn đề. Bởi lẽ, suy cho cùng, điểm chỉ là cơ sở để chọn đủ chỉ tiêu, chưa phản ánh đúng và đủ năng lực của thí sinh. Như điểm trúng tuyển ĐH của rất nhiều khối, ngành năm nay, sở dĩ cao hoặc rất cao là vì tổ hợp xét tuyển của ngành đó có những môn học mà điểm thi tốt nghiệp THPT cùng năm cao tương ứng.
Thí dụ như ngành sư phạm và môn lịch sử, thường khi sư phạm lịch sử có điểm chuẩn khá thấp, bởi lẽ mặt bằng điểm thi tốt nghiệp THPT môn sử trong nhiều năm luôn lẹt đẹt, bình quân dưới 5,0. Năm nay, điểm thi bình quân môn này tăng cao, dẫn tới điểm chuẩn ĐH (theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm tốt nghiệp THPT) cũng tăng vọt. Có thể tham chiếu qua trường hợp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, năm nay điểm trúng tuyển ngành sư phạm lịch sử lên tới 38,67/40 điểm (thang điểm 40), tức trung bình thí sinh phải đạt 9,7 điểm/môn mới đỗ. Năm 2021, ngành này lấy điểm chuẩn chỉ 25,5 (cũng thang điểm 40), vậy là năm sau cao hơn năm trước những 13 điểm! Trước đây có ai nghĩ tới điều này? Còn bây giờ, đã là sự thật!
Ngây ngất vì điểm thi. Sầu đau do điểm thi. Hơn thua, ganh đua, mâu thuẫn nhau cũng bởi điểm thi. Xã hội vào guồng quay điểm và điểm chuẩn. Thấy cũng lạ, đã gọi là "điểm chuẩn" nhưng lại chưa chuẩn, mà gây nên bao cảnh khóc cười.
Ấy là từng có chuyện điểm chuẩn 30,5 dẫn tới những thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối cả 3 môn vẫn rớt ĐH. Năm 2020 và 2021 có vài ngành công bố điểm chuẩn 30, năm 2022 ghi nhận đến thời điểm này, điểm chuẩn cao nhất là 29,95. Với những ngành hot như công nghệ thông tin, y, ngoại thương, báo chí, luật kinh tế..., điểm chuẩn cao chót vót thì các thí sinh có điểm ưu tiên được lợi, còn những thí sinh ở khu vực 3 thì dễ rơi vào tình huống 30 điểm/3 môn vẫn trượt.
Từ năm 2023 tới, quy định về điểm ưu tiên sẽ thay đổi, ít nhất là theo hướng thí sinh có điểm thi càng cao thì mức điểm ưu tiên được cộng phải giảm dần. Nói chung, những nghịch lý về điểm gây bất bình đẳng trong học tập, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực, cần phải sớm xóa bỏ thay vì để tồn tại dai dẳng nhiều năm qua.
Học phí các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM cao nhất gần 100 triệu đồng Năm 2022, học phí các trường, đơn vị ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 cao nhất gần 100 triệu đồng. Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên đều tăng học phí. Trường ĐH Bách khoa: Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố lộ trình tăng học phí...