Định hướng nghề nghiệp – cần cả gia đình và xã hội
Có đến 37% sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm vì ngành nghề các em tốt nghiệp thừa quá nhiều.
Sau Hội nghị tuyển sinh toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức là thời điểm các em học sinh lớp 12 bắt đầu làm hồ sơ dự thi cao đẳng, đại học năm 2011. Chọn ngành gì, nghề gì trong tương lai đã và vẫn là những câu hỏi khó với các em trước ngưỡng cửa cuộc đời. Chính vì vậy, việc tư vấn định hướng giúp học sinh chọn được đúng ngành nghề phù hợp với khả năng và phù hợp với nhu cầu xã hội là vấn đề nhà trường, gia đình và xã hội cần quan tâm.
Có một nghịch lý là điều đa số học sinh quan tâm khi làm hồ sơ dự thi vào các trường đại học cao đẳng không xuất phát từ năng lực, sở thích của mình mà lại là tỷ lệ chọi và điểm chuẩn của các trường dự thi. Bởi mục tiêu duy nhất của nhiều em là phải vào được một trường đại học. Một số khác chọn ngành nghề dự thi theo mong muốn của cha, mẹ hoặc làm theo bạn bè. Sự lựa chọn ngành nghề của các em cũng bị ảnh hưởng về giá trị nghề. Nhiều em thích chọn những ngành nghề nghe tên rất kêu hoặc đang nóng, dễ kiếm ra nhiều tiền hơn là phải chọn ngành nghề xã hội đang cần…
Tất cả những điều đó dẫn đến hệ luỵ là có đến 37% sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm vì ngành nghề các em tốt nghiệp thừa quá nhiều và cũng có tới57% sinh viên ra trường phải học thêm nghề khác do phát hiện mình không phù hợp với chuyên môn đã học. Đó là chưa kể, tại một số trường đại học, số lượng sinh viên không hứng thú học ngành nghề đã chọn lên tới 50%…
Trong khi đó, nhiều ngành nghề xã hội rất “khát” nguồn nhân lực nhưng cung lại không đủ cầu. Những con số nêu không chỉ thể hiện sự lãng phí chất xám và tiền bạc rất lớn, mà còn cho thấy sự thiếu quan tâm của các cơ quan chức năng trước nhu cầu được tư vấn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các bạn trẻ.
Mùa tuyển sinh lại bắt đầu. Các em học sinh lớp 12 lại lúng túng lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Để giúp các em chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu xã hội trước hết phải làm tốt công tác cung cấp thông tin cho các em. Nếu chỉ có cuốn “Những điều cần biết về công tác tuyển sinh” với những thông tin sơ lược về các trường đại học, về các ngành sẽ tuyển thì chưa đủ, các em cần được các cơ sở đào tạo giới thiệu chi tiết về từng khoa, từng nghành và mô tả công việc sẽ làm trong tương lai, thậm chí có thể nói rõ hơn về những ưu điểm, hạn chế của ngành học.
Cùng với đó, hàng năm các địa phương, các bộ ngành, doanh nghiệp cũng nên công khai thông tin về nhu cầu trong 5-10 năm tới. Đó là căn cứ rất cần thiết để các học sinh xét khả năng và nguyện vọng của mình khi đặt bút đăng ký vào tờ phiếu tuyển sinh. Hiện nay, một số tờ báo như Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi trẻ… tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh. Đó là một cách nhằm xã hội hoá công tác tư vấn nghề nghiệp, nhưng ngành giáo dục và đào tạo cũng cần có trách nhiệm trong học động này và mở rộng hoạt động ngày hội tư vấn tuyển sinh tới các địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn xa…
Video đang HOT
Các trường PTTH, các thầy giáo, cô giáo là một kênh rất tốt để định hướng nghề nghiệp cho các em. Kinh nghiệm tại trường PTTH Thái Phiên, Đà Nẵng và một số địa phương khác là rất đáng được quan tâm. Đó là trước khi các em làm hồ sơ tuyển sinh hàng tháng, nhà trường tổ chức những tiết dạy hướng nghiệp theo mô hình hội thảo với những chủ đề hấp dẫn, lôi cuốn các em như “Kế hoạch nghề nghiệp của em”, “Cách chọn nghề của em”, “Kế hoạch cuộc đời em”… Việc cung cấp thông tin về hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, xu hướng phát triển ngành nghề trong tương lai… giúp các em làm quen với bậc học mà mình có thể đeo đuổi, theo đúng nguyện vọng cũng như sở trường nhưng cũng phù hợp với nhu cầu xã hội… Với nhiều gia đình, việc quan tâm tới định hướng nghề nghiệp cho các em cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần tìm hiểu thông tin và hiểu rõ năng lực, sở thích của con mình để tránh lúng túng trong việc định hướng nghề nghiệp đặc biệt tránh áp đặt con cái phải theo ngành nghề bố mẹ lựa chọn.
Thực tế cho thấy, việc tư vấn nghề nghiệp nên bắt đầu từ khi trẻ ý thức được các ngành nghề trong xã hội. Theo các chuyên gia thì nên bắt đầu từ những năm đầu cấp trung học cơ sở, có như vậy các em sẽ định hình được mục tiêu và đề ra kế hoạch học tập lâu dài.
Việc chọn nghề của học sinh phổ thông không bao giờ là chuyện riêng của các em học sinh. Bởi nó tác động đến chất lượng và sự ổn định của nguồn nhân lực, và nói rộng ra là tác động đến nền kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng, gia đình và xã hội phải có trách nhiệm để các em lựa chọn được chính xác ngành nghề phù hợp với khả năng, nguỵên vọng và nhu cầu của xã hội. Làm được như thế vừa tránh được sự lãng phí chất xám, tiền bạc, lại tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Theo VOV
Thi ngành Tài chính - Ngân hàng, thí sinh nên cân nhắc kỹ
Ngành Tài chính - Ngân hàng vài năm trở lại đây vẫn được thí sinh ưa chuộng và đăng ký dự thi đông do vậy điểm chuẩn vào ngành này nhiều năm qua luôn cao.
Điểm chuẩn luôn "chót vót"
Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu nhân lực nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng (TC-NH) càng cao. Theo khảo sát qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, trong số 80.000 trả lời cho thấy, có tới 38% đánh giá TC-NH đang là ngành "nóng" nhất, 22% cho là ngành Quản trị kinh doanh.
Tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, số liệu thống kê cho thấy, khoảng 40% sinh viên nhóm ngành TC-NH tìm được việc làm sau 8 tháng ra trường, một số ngành đạt 78-80% như ngành TC-NH. Tại Học viện Ngân hàng, theo thống kê của nhà trường 90% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm sau 6 tháng.
Do vậy, nhóm ngành TC-NH luôn là những ngành "nóng" kéo theo điểm chuẩn cao, đặc biệt là ở các trường "tốp" đầu về đào tạo lĩnh vực kinh tế.
Cụ thể, điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế quốc dân điểm sàn chuẩn năm 2010 vào trường khối A là 21, khối D1 là 20. Riêng ngành TC-NH điểm chuẩn khối A: 24,5, khối D1: 23,5. Trong đó, chuyên ngành Ngân hàng, khối A: 25,5; khối D1: 23,5.
Điểm chuẩn ngành TC-NH của Học viện Tài chính năm 2010, có điểm chuẩn 21. Còn của tại Trường ĐH Ngoại thương năm 2010, ngành TC-NH khối A: 24; Khối D: 22.
Đối với Học viện Ngân hàng điểm chuẩn ngành TC-NH luôn cao nhất trong trường: 23 điểm.
Năm 2010, điểm chuẩn ngành TC-NH của Trường ĐH Thương mại là 20 điểm; Trường ĐH Tài chính - Marketing ngành TC-NH khối A, điểm thi cũng tới 16,5, khối D1 là 17,5. Viện ĐH Mở Hà Nội, ngành TC-NH điểm chuẩn khối A: 15,5, khối D: 16.
Khu vực phía Nam và miền Trung, điểm chuẩn ngành TC-NH năm 2010 cũng cao không kém như Trường ĐH Ngân hàng TPHCM là 20; Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng là 19,5; Trường ĐH Kinh tế - Luật - ĐH QG TPHCM điểm chuẩn ngành này khối A, D1 cũng là 21;
Với nhiều trường cao đẳng, điểm chuẩn ngành TC-NH cũng luôn cao nhất trường như điểm chuẩn năm 2010, Trường CĐ Tài chính - Hải quan là 19; Trường CĐ Tài chính kế toán NV2 là 13; Trương CĐ Kinh tê - Ky thuât Trung ương là 10,5 điểm...
Vẫn luôn là ngành "nóng"
Lãnh đạo của nhiều trường đại học "tốp trên" cho biết, điểm chuẩn vào trường vài năm trở lại đây luôn giữ ổn định, chỉ dao động từ 1 - 1,5 điểm. Ví dụ: Học viện Ngân hàng điểm chuẩn ngành TC-NH năm 2009 là 22, năm 2010: 21 điểm; Trường ĐH Ngân hàng TPHCM điểm chuẩn năm 2009 là 20 điểm, năm 2010 vẫn là 20 điểm...
Ông Trần Mạnh Dũng, trưởng phòng đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết: "Điểm chuẩn 3 năm trở lại đây của trường luôn giữ ổn định ở mức cao từ 21 điểm trở lên, nếu có dao động cũng chỉ từ 0,5 đến 1 điểm, ngành TC-NH thường có điểm chuẩn cao nhất trường. Dự báo nguồn nhân lực lĩnh vực này trong thời gian 5-10 năm tới vẫn rất "nóng" không phải bão hòa như nhiều người nhận định vì ngành này phụ thuộc vài phát triển kinh tế đất nước".
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kết quả tuyển sinh trong năm 2010 cho thấy, nhóm ngành Kinh tế đã chiếm tới gần 28 % tổng số thí sinh trúng tuyển vào các trường. Những năm gần đây, nhóm ngành này vẫn nằm trong tốp đầu những ngành có số thí sinh nộp hồ sơ và trúng tuyển.
Về vấn đề nhiều trường ĐH,CĐ ồ ạt mở ngành học này để đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ dẫn đến dư thừa việc làm trong thời gian tới, ông Trần Mạnh Dũng cho rằng: "Để có cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của sinh viên và thương hiệu của từng trường".
Nếu đăng ký dự thi vào ngành TC-NH, thí sinh nên cân nhắc kỹ vào năng lực của mình để dự thi tránh trường hợp điểm cao vẫn trượt NV1 như nhiều thí sinh đã vấp phải.
Theo Dân Trí
Ngày càng nhiều teen sa đà vào chuyện nhờ học hộ Bước qua quãng thời gian THPT, ngày càng nhiều cô, cậu bạn bỗng lười nhác trong việc học. Sau đó là hệ lụy vung tiền để thuê người học hộ. Dịch vụ đi học thuê và làm bài thuê cũng ngày càng đắt khách đấy! Từ điểm danh hộ... Bước qua quãng thời gian học cấp 3 gò bó, nhiều cô bạn, cậu...