Định hướng hoàn thiện chế định Hội thẩm nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Đây là một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu đưa ra thảo luận, đóng góp ý kiến tại Hội thảo khoa học “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân theo nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng” diễn ra ở thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc, ngày 26/4.
PGS. TS Nguyễn Hòa Bình – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chủ trì và chỉ đạo Hội thảo.
Hội thảo khoa học “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân theo nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng” được tổ chức trong hai ngày 26-27/4, với các nội dung quan trọng: “Định hướng hoàn thiện chế định Hội thẩm nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”; “Tham vấn đối với Dự thảo Đề án bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt” và “Công tác phát triển án lệ giai đoạn 2016-2021, định hướng giai đoạn 2021-2030″. PGS. TS Nguyễn Hòa Bình – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chủ trì và chỉ đạo Hội thảo. Đồng điều hành Hội thảo: TS. Nguyễn Trí Tuệ – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Video đang HOT
Trong ngày 26/4, các đại biểu tập trung thảo luận về nội dung “Định hướng hoàn thiện chế định Hội thẩm nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, với sự tham gia của Ủy ban tư pháp Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực pháp lý, đại diện các cơ quan, bộ ngành TW, TAND các cấp…
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: “Đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào hoạt động của Nhà nước nói chung, công tác tư pháp nói riêng là đặc tính của các nhà nước tiến bộ. Ở nước ta, việc nhân dân tham gia hoạt động xét xử được thể hiện thông qua chế định về Hội thẩm nhân dân, nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc “lấy dân làm gốc” và nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong thời gian qua, Hội thẩm nhân dân đã tham gia rất tích cực vào công tác xét xử các vụ án của Tòa án, qua đó đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho vụ án được xét xử công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân. Hội thẩm nhân dân cũng là những hạt nhân trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, là nòng cốt của các tổ hòa giải ở cơ sở, góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân.
Quang cảnh Hội thảo
Qua quá trình hoàn thiện pháp luật, chế định Hội thẩm nhân dân trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm khắc phục những bất cập trong tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân, tạo điều kiện đảm bảo ngày càng tốt hơn cho sự tham gia của nhân dân trong hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ án. Tuy nhiên, thực tiễn công tác của các Tòa án, đặc biệt là qua phối hợp theo dõi việc quản lý tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân cũng cho thấy một số bất cập cần được khắc phục để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
“Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp và chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược mới về cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong thời gian tới, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao được Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ban Nội chính Trung ương phân công triển khai nghiên cứu, xây dựng Đề án “Nghiên cứu, hoàn thiện chế định Hội thẩm nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”. Trên cơ sở ý kiến, góp ý của các đại biểu tại Hội thảo, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tổng hợp, nghiên cứu, xây dựng Đề án trình Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Ban Nội chính Trung ương”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết.
Đánh giá cán bộ cần khách quan, thực chất
Ngày 22/11, tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội thảo khoa học "Công tác đánh giá cán bộ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: TTXVN
Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Nguyễn Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo, các chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực tổ chức cán bộ của 22 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Nhằm tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đánh giá cán bộ; đồng thời cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh đối với từng ngạch lãnh đạo, quản lý ở từng cấp, cụ thể hóa bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, Hội thảo là dịp để Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thảo luận, tiếp thu những ý kiến quý báu, tìm hiểu những bất cập trong thực tiễn và đề xuất những giải pháp thiết thực cho công tác đánh giá cán bộ.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các nghị quyết, quy định, quy chế quan trọng về công tác cán bộ và đánh giá cán bộ. Song, công tác đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu qua nhiều nhiệm kỳ và chưa được quan tâm, đánh giá đúng mức. Đánh giá đúng cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng, ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Việc đánh giá đúng cán bộ bảo đảm việc sử dụng đúng người, đúng việc, nâng cao hiệu quả công việc của cơ quan, địa phương, đơn vị, củng cố thêm sức mạnh, tăng cường đoàn kết, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Ngược lại, đánh giá sai cán bộ không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân cán bộ, mà còn làm giảm uy tín và hiệu quả công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị, giảm sút lòng tin của người dân đối với Đảng, gây nhiều hệ lụy khôn lường đến sự lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) nhận định "đánh giá cán bộ chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn nể nang, dễ dãi, định kiến". Thực tiễn cho thấy, có những trường hợp cán bộ hạn chế về năng lực, phẩm chất, đạo đức, vi phạm khuyết điểm nhưng vẫn vượt qua các quy trình đánh giá để vào được cấp ủy. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều lỗ hổng, thiếu chặt chẽ, khoa học trong công tác đánh giá cán bộ, dẫn đến những quyết định sai trong công tác cán bộ, nảy sinh hiện tượng "đúng quy trình song không đúng người", mà một trong những hệ quả là nhiều cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng đã bị thi hành kỷ luật, gây ra những tổn thất về cán bộ, làm giảm uy tín của Đảng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Mộng Huyền, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức, cán bộ - Ban Tổ chức Trung ương, chia sẻ: Đối với mỗi cán bộ, công chức của hệ thống chính trị, trong một năm phải trải qua rất nhiều lần đánh giá ở các cấp độ khác nhau. Người càng giữ nhiều vị trí, càng có nhiều chức vụ thì số lần đánh giá càng tăng. Việc đánh giá tiến hành hàng tháng, đánh giá 3 tháng, 6 tháng và đánh giá một năm. Có những nơi ngoài bộ tiêu chí đánh giá chung còn có các tiêu chí đánh giá cụ thể, chi tiết phù hợp với tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Số lần đánh giá nhiều như vậy với những bộ tiêu chí đầy đủ, hoàn chỉnh, có nơi phức tạp như vậy, nhưng không ít trường hợp vừa nhận xét rất tốt hôm nay, thậm chí được tôn vinh là gương điển hình tiên tiến, xuất sắc của địa phương, ngành, lĩnh vực, nhưng ngay sau đó lại bị kỷ luật, thậm chí còn bị xử lý bằng pháp luật.
Ông Dương Mộng Huyền khẳng định, việc đánh giá cán bộ là rất quan trọng, nhưng lại là một việc rất khó và hiện vẫn là khâu yếu, còn tình trạng nể nang, cục bộ trong công tác đánh giá cán bộ. Cho đến nay, việc đánh giá cán bộ còn nhiều vấn đề cần phải bàn vì có không ít đánh giá vẫn chưa phản ánh đúng thực chất; phương pháp, quy trình đánh giá còn bất cập, còn có lỗ hổng; các tiêu chí đánh giá chưa thật sự phù hợp, chưa sát thực tiễn; việc triển khai chưa nghiêm túc, còn hình thức, chiếu lệ hoặc mang tính ý chí chủ quan.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung tham luận hai nội dung chủ yếu: Những vấn đề lý luận về đánh giá cán bộ và những vấn đề thực tiễn về công tác đánh giá cán bộ. Các đại biểu thảo luận kỹ lưỡng về việc đánh giá cán bộ hiện chưa phản ánh đúng thực chất là do nguyên nhân khách quan, thiếu các bộ công cụ đánh giá cụ thể, chưa được lượng hóa đầy đủ, không sát với thực tế, chưa gắn với kết quả đầu ra và sản phẩm cụ thể hay do nguyên nhân chủ quan, việc thực hiện chưa nghiêm túc hoặc do nguyên nhân nào khác. Làm thế nào để bộ công cụ đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm chứ không phức tạp và mất thời gian như hiện nay, nhưng kết quả đánh giá phải khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực chất cán bộ.
Bên cạnh đó, làm thế nào để khắc phục được tình trạng công tác cán bộ được triển khai rất đúng quy trình, nhưng lại không chọn được đúng người, để xảy ra sai phạm như một số trường hợp bị kỷ luật thời gian vừa qua. Sắp tới, trong tình hình mới, nhất là sau Đại hội XIII của Đảng, công tác đánh giá cán bộ cần tập trung, nhấn mạnh đến nội dung nào, tiêu chí nào để có thể chọn được những cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Đại diện các Tỉnh ủy, Thành ủy, chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm đánh giá cán bộ khách quan, toàn diện, công tâm; phương pháp xử lý những tình huống thường gặp trong công tác đánh giá cán bộ; cách khắc phục tình trạng công tác cán bộ triển khai đúng quy trình nhưng không chọn được đúng người, dẫn đến sai phạm và bị kỷ luật; tiêu chí lựa chọn cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nhất là sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng...
Kết luận tại Hội thảo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, các tham luận được in trong Kỷ yếu và được trình bày trực tiếp tại Hội thảo đều là các ý kiến tâm huyết, sâu sắc, phản ánh đúng thực chất tình hình hiện nay. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình đề nghị, Tổ Đề tài nghiên cứu "Kinh nghiệm khảo sát, đánh giá cán bộ của các nước và giá trị tham chiếu đối với Việt Nam" tiếp tục tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện Đề tài, sớm có sản phẩm để trình Bộ Chính trị.
Các cuộc vận động ngày càng đi vào cuộc sống Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả quan trọng. Người dân Quảng Trị tích cực hưởng ứng những cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do...