Định hướng giáo dục giá trị nhân văn trong xã hội
Một đứa trẻ sinh ra không thể là một người ác độc trong tương lai nếu được sống trong môi trường gia đình êm ấm, đùm bọc lẫn nhau, đi học được giáo dục tử tế và lớn lên không phải chứng kiến những cảnh bạo lực trong xã hội, việc vi phạm pháp luật của người khác, những bất công trong xã hội… Nhân cách của một con người chịu ảnh hưởng của một thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục rất rõ ràng.
Học sinh quận 5 tham gia các hoạt động văn hóa dân gian tại Ngày hội học sinh tiểu học 2018. Ảnh: THU TÂM
Một số năm qua và thời gian gần đây với sự bùng nổ của số người sử dụng Internet và điện thoại thông minh, cũng là thời gian mà những hình ảnh bạo lực lan tràn trên các kênh YouTube, Facebook, vô hình trung lại là sự kích thích một lối sống không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, chạy theo các giá trị ảo và có nguy cơ hình thành trào lưu mới về cách sống thiếu tích cực nhưng lại được nhiều người trong giới trẻ học đòi và cổ súy.
Những vụ bạo lực học đường xảy ra thường xuyên hơn. Một nhóm đánh bạn, quay video rồi tung lên mạng xã hội để thỏa mãn máu giang hồ yêng hùng của mình. Một thanh niên sống bằng nghề cờ bạc, lô đề với những hành động, phát ngôn ngông cuồng lại được cổ súy, chia sẻ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, vô hình trung tiếp tay cho một lối sống thiếu lành mạnh.
Những vấn đề ngày hôm nay, từ lâu đã được các nhà nghiên cứu xã hội cảnh báo: khi nền kinh tế mở của hội nhập, đời sống của đa số người dân nâng lên, cũng là lúc mà đất nước sẽ chịu tác động của việc du nhập thói hư tật xấu từ bên ngoài và lan truyền trong cuộc sống, mà chưa có những liều thuốc miễn dịch hiệu quả. Thói hư tật xấu, bạo lực trong xã hội diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn, mà có cả ở những vùng thôn quê hẻo lánh.
Đi tìm hiểu nguyên nhân của xu hướng bạo lực trong xã hội và đặc biệt trong học đường, có nguồn gốc từ gia đình, xã hội và giáo dục. Những vụ bạo lực trong học đường thường diễn ra ở học sinh lứa tuổi từ 13 đến 16 – giai đoạn các em có tâm sinh lý chưa ổn định, muốn khẳng định mình, vừa muốn bắt chước nhưng cũng vừa không muốn lệ thuộc và trạng thái bùng nổ nóng giận dễ xảy ra, bất tuân luật pháp.
Có thể nói, giáo dục giá trị đúng cho mọi người có tầm quan trọng đặc biệt để người ta hiểu biết đâu là giá trị một con người, biết lẽ phải, trung thực, liêm chính, yêu công lý, tôn trọng luật pháp, có trái tim nhân hậu và bao dung, tôn trọng quyền của người khác…
Nhớ lại mỗi thời kỳ phát triển của đất nước trước đây, dưới thời phong kiến, mô hình người “quân tử” trung quân ái quốc đã khiến cho nhiều trai tráng nhiệt huyết lên đường chống ngoại xâm, cũng nhờ giáo dục qua các thầy đồ trong làng khi truyền lại cho con cháu sử xanh của dân tộc.
Ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đất nước thiếu đủ bề, nhưng hình ảnh đẹp của Bộ đội Cụ Hồ đã là sự thôi thúc bao thanh niên ra tiền tuyến diệt giặc. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, thì mô hình con người mới xã hội chủ nghĩa là tấm gương tiêu biểu bao thanh niên noi theo và chủ yếu được truyền bá qua môi trường giáo dục.
Video đang HOT
Rất tiếc, mô hình người Việt Nam mới như thế nào, với những phẩm chất và giá trị ra sao trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, ngày càng hội nhập sâu với thế giới và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đến khá gần, thì lại chưa được định nghĩa một cách tường minh để có sự đồng thuận trong xã hội, huy động sức lực trí tuệ của gần 100 triệu dân để phát triển và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Các tổ chức chính trị xã hội, nhất là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cần xắn tay vào cuộc mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng mô hình con người Việt Nam trong bối cảnh mới. Kinh nghiệm ở một số quốc gia, người ta định hình sớm về năng lực công dân trong thế kỷ 21 như khả năng thông tin truyền thông, biết tôn trọng văn hóa của dân tộc mình và của dân tộc khác, biết hợp tác làm việc tập thể, tư duy phản biện, lô gích, dân chủ và quyền con người, cũng như khả năng tính toán, giao tiếp…
Trên cơ sở đó, với sự chung tay của các cấp các ngành, có mục tiêu phát triển con người đúng đắn thì ngành giáo dục và mọi người cũng hướng đến mục tiêu đó, xã hội sẽ hoàn thiện hơn, tránh đi những trào lưu không lành mạnh và không phù hợp với truyền thống dân tộc. Đó cũng là một cách định hướng giáo dục giá trị hiện nay.
TS HOÀNG NGỌC VINH
Theo SGGP
Bác sĩ vừa bảo vợ sẽ sống thực vật, cô bồ vội giục: "Rút ống thở luôn đi anh", nhưng khi vừa rút được 1 giây thì chuyện không ngờ xảy ra
Có vợ mà không yêu thương vợ lại đi nghe người ngoài quả thực khiến người ta chỉ muốn giận, muốn oán trách
Cuộc hôn nhân ấy có thể hạnh phúc, có thể trọn vẹn hay không không phải chỉ cần một người ở đó cố gắng mà tất cả đều phụ thuộc vào cả hai người. Chỉ khi cả hai người cùng nhau cố gắng thì cuộc hôn nhân ấy mới có thể hạnh phúc được.
Người đời không ai có thể ngờ, làm vợ chồng cả chục năm vậy mà chỉ vì một giây phút ham vui bên ngoài người ta vội vã quên đi những năm tháng cùng nhau hạnh phúc ấy.
Anh và vợ kết hôn gần 10 năm đến nay, có với nhau hai mặt con, gia đình êm ấm, hạnh phúc. Vợ anh là người lo chu toàn mọi thứ từ quan hệ giữa bên nội, bên ngoại, từ gia đình, từ bố mẹ vậy mà chỉ đến khi thay lòng thì không ai có thể ngờ đến.
Trước kia, tình yêu thương của anh dành toàn bộ cho vợ con. Vậy mà chỉ 10 năm sau, anh đã thay lòng theo người đàn bà khác. Khi khó khăn anh chỉ có vợ ở bên cạnh nhưng đến khi công thành danh toại thì người đàn ông ấy lại có quá nhiều người phụ nữ khác vây quanh.
Bản lĩnh của người đàn ông lúc này chính là có thể tự mình đứng vững, tự mình vượt qua được tất cả những cám dỗ đó. Anh và vợ cũng vậy, có cố gắng đến thế nào thì mọi chuyện cũng thất bại chỉ vì bản thân anh không phải là người giữ được mình.
Anh có nhân tình bên ngoài, một cô gái trẻ đẹp sẵn sàng chỉ đứng đằng sau anh không đòi hỏi danh phận. Chị biết nhưng im lặng không nói lời nào mà quyết định thử lòng anh bằng cơ hội cuối cùng để giữ gia đình mình.
Hôm ấy, chị báo tin cho anh rằng mình nhập viện vì bệnh nặng. Anh cũng chạy tới viện ngay tức khắc, chỉ có điều chị không ngờ đến anh đem cả cô bồ của mình đến luôn. Ban đầu chỉ tính xem anh dành sự quan tâm chăm sóc cho vợ thế nào. Nhưng khi tình thế thay đổi chị cũng lật ván bài dùng cách khác.
Vì bệnh nặng bác sĩ báo tin cho chồng luôn rằng:
(Ảnh minh họa)
- Thật sự bệnh của vợ anh phát hiện từ trước nhưng cô ấy giấu kín. Giờ nặng quá nhập viện mới báo cho anh.
- Cô ấy bệnh lâu chưa ạ?? Sao tôi không hay biết gì?? - bác sĩ trách:
- Ơ hay, vợ anh mà anh còn không biết cô ấy bị bệnh với bệnh khi nào thì không xứng đáng làm chồng đâu. - anh nghe thế cũng hơi xấu hổ cúi mặt xuống, đúng lúc ấy bác sĩ nói tiếp:
- Anh ở đây thì tôi cũng nói luôn, vợ anh với tình trạng này sẽ sống thực vật thôi. - nói rồi bác sĩ đi ra ngoài, cô bồ ở trong phòng vợ cùng chồng giục giã:
- Rút ống thở của chị ấy luôn đi anh.
- Sao anh làm thế được??
- Chứ anh để chị ấy sống thực vật thế này không chỉ khổ anh còn khổ chị ấy nữa - nằm đó nghe lời cô bồ mà chị thấy nực cười quá, vậy mà đắn đo mãi rồi chồng cũng nghe theo rút ống thở của vợ mình ra thật.
Nhưng khi vừa rút được 1 giây thì chuyện không ngờ xảy ra, chị vợ lập tức ngồi bật dậy cười chua chát:
- Hóa ra anh cũng chỉ được đến thế thôi.
- Anh, thật sự em không có bị sao sao??
- Tất nhiên rồi, tôi còn phải sống thật khỏe mạnh để xem anh và cô ta sống được hạnh phúc bao lâu chứ.
- Anh... - cúi gằm mặt xấu hổ vì suy nghĩ của mình, cô bồ đứng đó cũng cúi mặt xuống. Chị nhìn cái cảnh đó mà thấy nực cười ghê gớm.
Đúng vậy, hôn nhân không phải chỉ cần một người cố gắng thôi là đủ. Hôn nhân muốn có hạnh phúc nhất định phải trọn vẹn từ cả hai cố gắng. Hôn nhân có thể kéo dài đến đâu, bên cạnh nhau được bao lâu lại luôn là điều khiến tất cả mọi cặp vợ chồng luôn trăn trở.
Nắng Mai
Theo kenhsao.net
Đàn bà KHỔ TÂM cứ mãi làm cho chồng những điều này, ai rồi cũng phải hối hận Phụ nữ chỉ thực sự hạnh phúc khi họ biết yêu mình nhất, yêu mình đầu tiên. Cơm bưng nước rót cho chồng Thay vì cứ chăm bẵm chồng như một đứa bé, mỗi ngày cơm ba bữa, mỗi lần ăn phải dọn và mời mọc, tại sao bạn không để chồng tự làm? Tại sao không tập cho chồng cuộc sống tự...