Định hình khuôn mặt Mewing: “Hô biến” cho khuôn mặt sắc nét không cần dao kéo?
Một trào lưu “nâng hạng nhan sắc” đang được các bạn trẻ tich cực làm theo, nhưng có thực sự hiệu quả không? Hãy cùng nhà Hoa “giải mã” nhé!
“Hô biến” cho khuôn mặt sắc nét không cần dao kéo?
Nhiều bạn trẻ đang “bấn loạn” vì Mewing – một phương pháp được “dang cư mận” đồn rằng có thể cải thiện đường nét khuôn mặt, chỉnh lại răng hô, lệch và làm nổi bật xương cằm.
Để thực hiện Mewing, bạn chỉ cần áp sát chiều dài lưỡi của mình lên phần vòm miệng phía trên, tránh chạm vào răng cửa và giữ như vậy bất cứ lúc nào khép miệng lại. Nói đơn giản hơn, thực hiện Mewing đồng nghĩa với việc bạn sẽ thay đổi vị trí đặt lưỡi của mình thay vì thả lỏng lưỡi ở vòm miệng dưới như mọi khi.
Ngoài việc dễ thực hiện, những tấm hình xương cằm sắc nét, mặt trở nên góc cạnh hơn theo thời gian nhờ Mewing cũng góp phần khiến giới trẻ hào hứng và quyết tâm thực hiện phương pháp này ngay và luôn.
Đức Anh (chủ kênh Youtube Ducanhday) chia sẻ hình trước và sau khi thực hiện Mewing, kể rằng: “Đức Anh bắt đầu biết đến và thực hiện Mewing từ giữa năm 2018, cũng là lúc mình 22 tuổi. Do mình thực hiện khi đã ở tuổi trưởng thành nên khuôn mặt sẽ thay đổi rõ rệt nhất sau một năm. Mình nghĩ nếu ở độ tuổi khi khuôn mặt chưa phát triển toàn diện thì hiệu quả sẽ nhanh hơn.
Mewing không tốn chi phí, không đau đớn cũng như không ảnh hưởng đến sinh hoạt nên vào thời điểm đó dù chỉ cải thiện được một chút đi chăng nữa thì mình cũng sẵn sàng thực hiện. Thời gian đầu, mình thường hay quên để lưỡi đúng vị trí và khó ngủ khi cố gắng ngủ trong tư thế Mewing. Để thay đổi thói quen thì cần có thời gian nên mình nghĩ không nên nóng vội, chỉ cần biết như thế nào là tư thế đúng thì dần dần sẽ trở thành tư thế lưỡi tự nhiên”.
Video đang HOT
Thật ra, những tác dụng trong “lời đồn” của phương pháp Mewing đến giờ vẫn chưa có căn cứ khoa học. Để thay đổi cấu trúc hàm răng, chỉnh răng hô, lệch thì nha sĩ phải dùng đến những bộ niềng kim loại rất chắc và khỏe và kéo liên tục trong thời gian dài.
Trong khi đó, lưỡi của chúng ta chỉ là một cơ mềm và không đủ sức để thay đổi vị trí của cả hàm răng. Hơn thế nữa, ngoại trừ khoảng thời gian ăn cơm, nói chuyện và ngủ (khi ngủ thì toàn bộ cơ trong cơ thể sẽ thả lỏng), bạn không còn bao nhiêu thời gian để giữ lưỡi ở vị trí Mewing nữa cả.
Do đó, những trường hợp thực hiện Mewing cho kết quả rõ như Đức Anh vẫn còn khá riêng lẻ, không áp dụng cho tất cả mọi người đâu. Hơn nữa, bạn sẽ phải tốn kha khá thời gian thực hiện (8 tháng – 1 năm) để có thể thấy được hiệu quả của Mewing (nếu có). Vậy nên, việc “kết nạp” em í vào “biến hình kế” trong thời gian ngắn có vẻ không khả thi lắm đâu nha.
Nhưng các bạn trẻ đừng nản lòng, vẫn còn rất nhiều cách đơn giản để “hô biến” cho khuôn mặt xinh tươi hơn mà, ví dụ như những tuyệt chiêu sau nè:
- Uống nhiều nước và hạn chế những thức ăn có nhiều muối như bánh snack, thịt hộp, xoài lắc muối ớt… vì những thức ăn này có thể khiến cho mặt và cơ thể bạn bị giữ nước và không còn thon nữa í.
- Giảm cân toàn thân để giảm mỡ cho khuôn mặt, xương hàm sẽ hiện ra góc cạnh ngay thôi.
- Chăm sóc cho làn da bằng cách rửa mặt 2 lần/ ngày, dưỡng ẩm đầy đủ và hạn chế chạm tay lên mặt (để không chuyển vi khuẩn từ tay sang mặt và gây mụn cho da).
3 thói quen xấu dẫn đến loãng xương mà bạn không để ý
Trong những tuần qua, đại dịch Covid-19 khiến chúng ta phải ở nhà nhiều. Vì ở nhà nhiều cũng dẫn đến một số thói quen không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ánh nắng mặt trời có thể giúp da tạo ra vitamin D - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Để xương chắc khỏe, mọi người cần tránh 3 thói quen sau:
1. Ngồi nhiều trên ghế
Loãng xương xảy ra khi khối lượng xương bị suy giảm, khiến xương dễ bị gãy. Lối sống lười vận động sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Đặc biệt, dịch Covid-19 khiến chúng ta ở nhà nhiều hơn. Điều này cũng có nghĩa là ít vận động hơn, theo MSN.
"Xương là mô sống và xương sẽ phản ứng khi cơ thể vận động", bác sĩ chỉnh hình Jonathan Lee tại Bệnh viện Montefiore Health System (Mỹ), cho biết.
Tập luyện sẽ tạo lực kháng lên xương, nhờ đó mà kích thích các tế bào tạo xương hoạt động. Những hình thức tập như đi bộ, chạy bộ, nâng tạ hay chơi tennis đều có thể kích thích tế bào tạo xương.
Đối với xương, tập luyện sẽ giúp xương thích ứng và chắc khỏe hơn. Do đó, nếu không tập luyện thì sẽ không tạo được lực kháng và cũng không duy trì được khối lượng xương.
Các nghiên cứu khoa học phát hiện khi ở trong môi trường không trọng lực, các phi hành gia phải đối mặt với tình trạng suy giảm khối lượng xương.
2. Ăn vặt với các món mặn
Ở nhà nhiều trong suốt thời gian qua vì đại dịch Covid-19 khiến nhiều người có xu hướng ăn vặt nhiều hơn. Nếu ăn quá nhiều những món nhiều muối như khoai tây chiên, bánh snack sẽ không những làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp mà còn cả loãng xương.
Khi thận bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể nó cũng bài tiết cả canxi ra khỏi máu. Một nghiên cứu ở Nhật Bản phát hiện ở phụ nữ mãn kinh, những người ăn nhiều muối có nguy cơ bị gãy xương cao gấp 4 lần so với những người ăn ít muối, theo MSN.
3. Ít tiếp xúc với ánh nắng
Ở nhà nhiều cũng dẫn đến một hệ quả là ít tiếp xúc hơn với ánh nắng mặt trời. Da sẽ tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng. Vitamin D sẽ giúp xương hấp thu được canxi tốt hơn. Canxi là một trong những khoáng chất cơ bản cấu thành nên xương.
Cách tốt để da tạo vitamin D là hãy tiếp xúc với ánh nắng nhẹ từ 5 đến 15 phút/ngày, ít nhất 3 ngày trong tuần. Ngoài ra, những người thiếu vitamin D có thể bổ sung qua các loại thực phẩm như cá hồi, các thu, cá mòi, trứng, gan, theo MSN.
Khám phá bữa sáng đặc trưng ở các nước Ở mỗi quốc gia trên thế giới, người dân lại có những món ăn đặc trưng riêng để nạp năng lượng cho một ngày mới. Bangladesh: Bữa sáng đặc trưng ở quốc gia này là chappatis. Đây là loại bánh dẹt, mỏng, tròn và được làm từ bột mì. Người dân Bangladesh thường ăn kèm bánh với khoai tây cà ri hoặc trứng...