Dinh dưỡng đúng: lời giải cho bệnh nhân đang điều trị ung thư
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và phù hợp sẽ có tác động đến hiệu quả điều trị cũng như sự bình phục của bệnh nhân.
Những quan điểm dinh dưỡng sai lầm có thể đẩy nhanh tiến trình phát triển của ung thư, làm bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cung cấp dinh dưỡng của cơ thể. tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân.
Do vậy, với người bệnh đã và đang điều trị ung thư cần có một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, phục hồi, đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh.
Báo Sức khỏe & Đời sống giới thiệu đến bạn đọc những chia sẻ từ GS.TS Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng, phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện K (Hà Nội) về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị ung thư.
Dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và hợp lý
Người bệnh ung thư cần có chế độ ăn dinh dưỡng tương tự như người bình thường, tức là đầy đủ, cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng
Đủ năng lượng:
Nhu cầu năng lượng của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào tuổi, giới tính, chuyển hóa cơ bản, mức độ lao động và môi trường lao động, kích thước cơ thể, tình trạng bệnh tật. Năng lượng trong khẩu phần ăn chủ yếu từ các loại thức ăn giàu tinh bột (cơm, bún, bánh mì..); do đó cần chú trọng đối vưới các loại thực phẩm này, tránh dư thừa năng lượng.
Theo độ tuổi khác nhau, cơ thể cần được cung cấp khoảng từ 200 – 300 g gạo một ngày hoặc lượng tương đương các thực phẩm như bánh mì, ngô, khoai…
Video đang HOT
Cân đối:
Trong 4 nhóm thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày gồm: protein,lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Trong đó protein, chất béo và tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bữa ăn hợp lý phải đảm bảo tính cân đối giữa 3 chất sinh năng lượng là protid (12-14%), lipid (20-30%) và glucid (56-68%). Chất đạm từ các nguồn gốc động vật (thịt, cá, tôm, cua…) hay thực vật (đậu nành, đậu phộng…).
Chất béo là hết sức quan trọng, cung cấp năng lượng cao (9kcal) là môi trường hòa tan các vitamin, nhưng cần ăn cân đối giữa các nguồn chất béo từ động vật và chất béo từ thực vật. Chú ý đến tỷ lệ các chất béo chưa bão hòa, đặc biệt là omega 3; vitamin và khoáng chất từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta cần ăn 400g rau, 200g quả chín, thịt động vật để cung cấp các khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra cần cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Đa dạng thực phẩm:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo tính đa dạng của thực phẩm hàng ngày. Mỗi ngày chúng ta cần ăn từ 15-20 loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
Trong trường hợp bệnh nhân không ăn đầy đủ thì phải được bổ sung thêm. Ngược lại, nếu bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến thể trạng như thừa cân, béo phì, các bệnh lý nền khác… thì cần có sự điều chỉnh phù hợp.
Chuyên biệt cho từng cá thể người bệnh
Mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ có những đặc điểm bệnh lý, tình trạng sức khỏe, thể trạng khác nhau. Cho nên, việc chăm sóc chế độ ăn phù hợp cho đặc điểm thể trạng của từng bệnh nhân là vô cùng quan trọng.
Đơn cử, trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày, các vấn đề như trào ngược dạ dày, thực quản, nôn ói… sẽ khó có thể điều trị dứt điểm nếu không thể phẫu thuật để loại bỏ khối u. Các vấn đề liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể; nếu kéo dài bệnh nhân có thể bị sụt cân, ảnh hưởng sức khỏe cũng như ảnh hưởng về mặt tinh thần ở bệnh nhân.
Với các trường hợp này, nếu bệnh nhận được chăm sóc tại gia đình, người nhà bệnh nhân nên thử các loại thức ăn khác nhau theo khẩu vị của người bệnh. Người nhà bệnh nhân cần áp dụng nhiều cách chế biến khác nhau để có các món ăn dễ tiêu, giúp người bệnh không gặp các vấn đề liên quan đến quá trình tiêu hóa như trào ngược, nôn ói. Cố gắng lựa chọn các loại thực phẩm sạch, tươi, giàu dinh dưỡng.
Các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cần được cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột cũng như rau xanh, hoa quả chín… Nên chọn các phương thức chế biến giúp thực phẩm mềm, nhừ dễ hấp thu. Nếu người bệnh có thể ăn được cơm thì cơm nên nấu chín mềm, thịt băm nhỏ, xay nhỏ, hầm nhừ. Các loại rau cần thái nhỏ, không nên nấu quá kỹ để tránh mất các vitamin và dưỡng chất.
Khuyến nghị người bệnh nên ăn các loại cá như cá mòi, cá thu, cá hồi… để cung cấp các thành phần dinh dưỡng như i-ốt, omega 3… giúp bệnh nhân phục hồi và tăng cường sức khỏe. Đạm từ cá dễ hấp thu hơn so với từ thịt; trứng và sữa cũng là những nguồn dinh dưỡng tốt.
Tùy từng người, từng bệnh ung thư có những yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh điều trị ung thư nên gặp bác sỹ điều trị để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho riêng mình.
Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ đề dinh dưỡng. Người bệnh không nên kiêng khem cầu kỳ, loại bỏ hết những thực phẩm giàu dinh dưỡng; áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, uống ngũ cốc… để tiêu diệt tế bào ung thư. Đó là quan điểm sai lầm, bởi dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công của điều trị.
Dinh dưỡng và chăm sóc giảm nhẹ cần thiết với người bệnh ung thư
Có đến 30% bệnh nhân tử vong do suy kiệt cơ thể trước khi tử vong do ung thư (UT). Dinh dưỡng (DD) có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị của người bệnh UT.
Do vậy hỗ trợ DD cho người bệnh UT có ý nghĩa quan trọng trong việc hồi phục tình trạng suy DD, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến UT.
Thời gian qua, bên cạnh đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh, các bác sĩ BV K luôn phối hợp cùng Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng để đưa ra chế độ, suất ăn bệnh lý phù hợp với từng người bệnh, điều này vừa giúp người bệnh đảm bảo về DD vừa cảm thấy yên tâm vì sự đồng hành của các y bác sĩ ngay trong sinh hoạt hàng ngày...
GS.TS. Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo YHDP và YTCC; Phụ trách TT Dinh dưỡng lâm sàng, BV K; Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm (Trường ĐH Y Hà Nội) cho biết trong cơ thể của bệnh nhân UT cùng tồn tại song hành cả tế bào UT và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. Hiểu một cách đơn giản bất kỳ loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào UT.
"Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein... chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào UT và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học"- GS.TS. Lê Thị Hương nói.
Tình trạng DD kém cũng ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, hỗ trợ DD cho người bệnh UT có ý nghĩa quan trọng trong việc hồi phục tình trạng suy mòn/suy DD, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến UT.
Cùng với đó các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị UT như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,... có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Do vậy với người bệnh đang điều trị những phương pháp này thì mục tiêu DD là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, phục hồi để tiếp tục đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh.
Dinh dưỡng và chăm sóc giảm nhẹ ngày càng cần thiết trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư.
Người bệnh ung thư có cần kiêng khem?
Theo GS.TS. Lê Thị Hương, DD có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh UT. Người bệnh đang điều trị không cần kiêng khem nghiêm ngặt, nhưng nên lưu ý một số điều dưới đây:
Ăn ít nhưng đủ DD, giàu năng lượng và giàu đạm. Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào. Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng. Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo. Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn để tăng sự hấp dẫn. Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến. Giữ vệ sinh răng, miệng. Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...).
Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ DD thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.
Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất DD của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau. Do đó, bệnh nhân UT nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ DD để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.
Công tác chăm sóc giảm nhẹ, tư vấn tâm lý cho người bệnh ngày càng được chú trọng tại BV K
Các chuyên gia của BV K cũng nhấn mạnh, bên cạnh vai trò của DD thì tâm lý lạc quan, chất lượng sống được cải thiện cũng đóng vai trò quan trọng giúp quá trình điều trị bệnh UT thuận lợi và hiệu quả hơn.
ThS.BSCKII. Phí Thùy Dương, Phó Giám đốc TT Chăm sóc giảm nhẹ, BV K cho biết: Sự hợp tác, tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh là một trong những yếu tố then chốt đánh giá sự thành công của công tác điều trị, bởi nếu có tâm lý buông xuôi, chán nản, bi quan thì chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm, kéo theo chất lượng điều trị không như mong đợi. Công tác chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tâm lý sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị UT.
"Tại BV K, công tác chăm sóc giảm nhẹ, tư vấn tâm lý ngày càng được chú trọng hơn, các buổi sinh hoạt khoa học về chăm sóc giảm nhẹ; tập huấn mô hình chăm sóc giảm nhẹ tại cộng đồng cho các tình nguyện viên, người bệnh, người nhà bệnh nhân được tổ chức thường xuyên; cùng với đó là các buổi sinh hoạt đều đặn của CLB hỗ trợ bệnh nhân UT; các chương trình giao lưu, chia sẻ, cung cấp thông tin theo chuyên đề từng bệnh UT để người bệnh và người nhà hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị, từ đó giúp người bệnh an tâm hơn khi điều trị tại BV và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả điều trị" - ThS.BSCKII. Phí Thùy Dương nói.
Hai liệu pháp trị ung thư hiện đại nhất Các cách tiên tiến nhất trị ung thư ở Việt Nam hiện nay như miễn dịch và trúng đích có hiệu quả đáng kể nhưng chi phí đắt, đến 120 triệu đồng mỗi tháng. Phó giáo sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho biết trong nhiều năm qua việc điều trị ung thư đạt rất nhiều tiến bộ, thực hiện...