Dinh dưỡng can thiệp – ‘trợ thủ’ đắc lực trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa ở tr.ẻ e.m
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và nâng cao sức khỏe. Dinh dưỡng can thiệp là ‘trợ thủ’ đắc lực trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa ở tr.ẻ e.m.
Các bệnh lý tiêu hóa ở tr.ẻ e.m có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như thực phẩm mất an toàn, lối sống thiếu lành mạnh, stress…
Các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa càng ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa ở tr.ẻ e.m. Chính vì vậy, Chi hội Dinh dưỡng Nhi khoa đã chọn chủ đề cho hội thảo khoa học thường niên năm 2024: “Dinh dưỡng trong một số bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em”.
Hội thảo được diễn ra vào ngày 9/11/2024 tại Viện Dinh dưỡng quốc gia, thu hút sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của hàng trăm bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa đến từ các cơ sở y tế của các tỉnh, thành khu vực miền Bắc.
ThS.BS. Lê Thị Hải – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi khoa phát biểu khai mạc Hội thảo.
4 chuyên đề khoa học đã được các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng trình bày tại Hội thảo. Đó là “Dinh dưỡng trong điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em” do TS.BS. Lưu Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương báo cáo. Chuyên đề Chẩn đoán, điều trị và chế độ dinh dưỡng trong viêm loét dạ dày tá tràng ở tr.ẻ e.m do PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà – Phó Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương trình bày.
Chuyên đề Vai trò của protein A2 với sự tăng trưởng và sức khỏe của trẻ do PGS.TS. Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trình bày. Chuyên đề Chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose do BSCKII Đinh Thị Kim Liên – Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.
Video đang HOT
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà trình bày tại Hội thảo.
Tại Hội thảo các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng đều nhấn mạnh đến vai trò của dinh dưỡng can thiệp trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa ở tr.ẻ e.m. Điều này không chỉ giúp làm giảm mức độ phát triển của bệnh, đẩy nhanh quá trình phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị mà còn góp phần phòng ngừa bệnh tái phát.
Hội thảo là dịp để các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cập nhật những kiến thức mới về dinh dưỡng nhi khoa trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa tr.ẻ e.m, cũng như trao đổi, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần làm tốt hơn công tác tư vấn, khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa ở tr.ẻ e.m hiện nay.
Các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa tham gia Hội thảo.
Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì?
Dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh giảm tình trạng suy dinh dưỡng, hạn chế tác dụng phụ của thuố.c và các phương pháp điều trị.
Theo ThS.BS Trần Thị Thắm, Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, ước tính 10-20% bệnh nhân ung thư t.ử von.g do hệ quả của tình trạng suy dinh dưỡng mà không phải do chính khối u. Do đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng
Ung thư phổi là một trong ba ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây t.ử von.g hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu. Theo thống kê của GLOBOCAN 2020, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 thế giới với 26.262 ca mắc mới, chiếm 14,4%, và 23.797 ca t.ử von.g vì căn bệnh này.
Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer) - chiếm khoảng 10 - 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non small cell lung cancer) chiếm khoảng 85%. Ung thư phổi không tế bào nhỏ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ như thuố.c l.á, chế độ ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường, các bệnh lý mãn tính của phổi.
Người bệnh ung thư khi điều trị sẽ gặp một số tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, nôn, thay đổi vị giác, viêm niêm mạc miệng. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và độc tính của phương pháp điều trị. Dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh giảm tình trạng suy dinh dưỡng, hạn chế tác dụng phụ của thuố.c và các phương pháp điều trị ung thư.
Dinh dưỡng giúp cung cấp đủ năng lượng, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch. (Ảnh minh họa)
Dinh dưỡng giúp cung cấp đủ năng lượng, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch, phòng ngừa và phục hồi tình trạng suy mòn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để đảm bảo dinh dưỡng cần có một chế độ ăn hợp lý, tuân thủ các nguyên tắc: Cung cấp đủ năng lượng 25-30 kcal/kg cân nặng/ngày.
- Protid: Nhu cầu Protid trên 1 g/kg/24h, nếu có thể nên là 1,5g/kg/24h
- Lipid: 25- 35% tổng năng lượng. Trong đó 1/3 là acid béo no, 2/3 là acid béo không no. Tăng lượng lipid nhằm cung cấp đủ năng lượng cho người bệnh và giảm đề kháng insulin
- Glucid: 45 - 60% tổng năng lượng. Lựa chọn glucid phức hợp để giảm đề kháng insulin
- Vitamin và khoáng chất: cung cấp đầy đủ, đặc biệt vitamin A, C, B, E giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Lượng nước: cung cấp theo nhu cầu khuyến nghị 35-40ml /kg cân nặng/24h
- Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày 5- 6 bữa.
Lời khuyên dinh dưỡng dành cho bệnh ung thư phổi
Bệnh nhân ung thư phổi nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều Omega 3, EPA: Cá hồi, dầu oliu, các loại cá biển sâu, cá da trơn, ăn cá 3 lần/ tuần, hoặc có thể uống bổ sung viên dầu cá 3g/ngày.
Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, C, A, Selen có khả năng chống oxy hóa như cà rốt, giá đỗ xanh, cà chua, rau ngót, rau muống, rau thơm, gia vị, tỏi, hành, hẹ.
Người bệnh ung thư phổi cần hạn chế dưa, cà muối, các thực phẩm chứa nhiều axit béo như các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay, các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội, các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu.
Chuyên gia khuyến cáo, mọi người không nên dùng dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần, các loại thức ăn bị nấm mốc như lạc mốc, đỗ đậu, hạt bí, hạt dưa bị mốc; các chất kích thích như rượu, bia, thuố.c l.á.
Đặc biệt, người bệnh ung thư phổi cần chọn thực phẩm dễ chế biến như một số thực phẩm có nhiều chất béo tự nhiên là hạnh nhân, quả bơ, thường xuyên thay đổi món ăn mới. Trong bữa ăn, ăn thực phẩm giàu protein trước như thịt gà, cá, đậu, trứng, rồi sau đó ăn cơm, khoai củ, tiếp đến là các loại hạt giàu chất béo, quả chin.
Người bệnh ung thư phổi nên ăn thức ăn mềm, lỏng, khi bị thay đổi vị giác, người bệnh có thể đột nhiên cảm thấy thức ăn quá nhạt, quá mặn, hoặc có vị kim loại. Nếu cảm thấy quá ngọt hay mặn nên thêm vị chua như chanh, thức ăn có vị kim loại có thể thêm mật ong. Khi bị viêm niêm mạc miệng hoặc thực quản nên ăn thức ăn mềm, nhiệt độ thức ăn ở nhiệt độ phòng (không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh).
Mùa mưa lũ cẩn thận với sốt xuất huyết Dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát sau đợt mưa lũ do môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm từ nước thải, hóa chất... Sốt xuất huyết có điều trị tại nhà được không? Sốt xuất huyết là bệnh lý có thể điều trị tại nhà bởi không phải người nào mắc bệnh cũng cần nhập viện, trừ một số đối...