Đình chỉ một hiệu trưởng vì lạm thu
Nhiều phụ huynh có con học tại Trường mầm non Định Công (Thanh Hóa) đã phản đối những khoản thu vô lý của nhà trường bằng cách cho con nghỉ học. Liên quan đến vụ việc, hiệu trưởng đã bị đình chỉ chức vụ để làm rõ sai phạm.
Ngày 12/9, ông Nguyễn Văn Bình, Chánh văn phòng UBND huyện Yên Định cho biết, Chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Đào Thị Quy, Hiệu trưởng Trường mầm non Định Công để xác minh làm rõ những nội dung vi phạm về quản lý tài chính và các nội dung khác tại trường. Đồng thời xem xét hình thức xử lý kỉ luật.
“Trong những ngày qua, nhà trường đã cùng với các cán bộ địa phương đến từng hộ gia đình lí giải, vận động các bậc phụ huynh cho các cháu đến trường. Vì nếu không cho các cháu đến trường thì rất thiệt thòi cho các cháu…. Hiện nhiều phụ huynh đã đưa con trở lại trường”- ông Bình cho biết thêm.
Hiệu trưởng Trường Mầm non Định Công đang bị đình chỉ công tác vì lạm thu
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Yên Định cho biết, “quan điểm của huyện là làm việc khách quan, không bao che. Hiện tại chúng tôi đã chuyển sự việc sang phòng Thanh tra để tiếp tục làm rõ”.
Trước đó, vào sáng 5/9, là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường khai giảng năm học mới, thế nhưng các phụ huynh có con em theo học tại trường mầm non Định Công lại cho con ở nhà.
Lí do được nhiều phụ huynh đưa ra là trong năm học 2011 – 2012 nhà trường đã thu nhiều khoản thu sai với quy định. “Năm học vừa qua, không chỉ tôi mà còn rất nhiều các phụ huynh có con em theo học tại đây vô cùng bức xúc về việc hiệu trưởng nhà trường đã có những khoản thu không đúng mục đích và rõ ràng như, tiền học phí, tiền nước uống, tiền mua đồ dùng sinh hoạt cá nhân của các cháu…”, một phụ huynh cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo phản ánh của phụ huynh, học kỳ I năm học 2011 – 2012, theo quy định mỗi em học sinh phải đóng 20.000 đồng/tháng tiền học phí, thế nhưng trường đã thu lên đến 40.000đ/tháng. Sang học kỳ II, theo quy định nhà nước học phí được nâng lên 40.000 đồng /tháng, thì nhà trường thu 70.000 đồng /cháu/tháng đối với lứa tuổi dưới 36 tháng tuổi và 60.000 đồng/cháu/tháng lứa tuổi trên 36 tháng…
Cô Lê Thị Lý, phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, “trường tổ chức chiêu sinh từ ngày 20/8 và chính thức học từ 21/8. Việc phụ huynh không đưa các em đến trường diễn ra từ cuối tháng 8 đến nay, mỗi ngày lại có thêm nhiều em học sinh không đến lớp. Đặc biệt là hôm 5/9, chỉ có một số phụ huynh đưa con đến dự lễ khai giảng. Hầu hết các phụ huynh tập trung phía ngoài yêu cầu được cấp trên trả lời rõ về các vấn đề bức xúc thì họ mới đưa trẻ đi học”.
Theo kế hoạch năm học mới 2012 – 2013, toàn trường có trên 180 em học sinh, nhưng trong buổi lễ khai giảng chỉ có gần 40 cháu được phụ huynh đưa đến dự lễ khai giảng.
Nguyện vọng của nhiều phụ huynh có con em theo học tại đây là yêu cầu nhà trường lý giải rõ ràng về các khoản thu. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Theo VNN
Muốn con vào lớp 1, phải đóng 500 nghìn đồng
Nhiều ngày qua, phụ huynh Trường tiểu học Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) không khỏi bức xúc khi con họ muốn được vào nhập học lớp 1 phải đóng cho nhà trường 500.000 đồng. Nếu không có tiền, phụ huynh phải đưa con ra về.
Theo phản ánh của các bậc phụ huynh ở xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn có con em mới bước vào lớp 1 thì ngay ngày đầu tiên đưa con đi nhập học, phụ huynh bất ngờ khi được nghe các giáo viên ở Trường tiểu học Đồng Thắng thông báo mỗi học sinh bắt buộc phải đóng 500.000đ. Một số phụ huynh mang theo tiền, đóng cho giáo viên xong thì con của họ được vào lớp, những phụ huynh không mang theo tiền hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn chưa thể có tiền thì cũng phải bằng mọi cách có được số tiền trên, con của họ mới được phép vào lớp học.
Cô Lê Thị Mai - Hiệu trưởng Trường tiểu học Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) trao đổi với phóng viên.
Số tiền 500.000đ đó, phụ huynh không được thông báo trước, cũng không được rõ nhà trường thu vào mục đích gì, nhưng vì muốn con được nhập học, phụ huynh nào cũng đều phải đóng.
Chị H. (thôn 9, xã Đồng Thắng) thở dài: "Hôm đó, chồng tôi mang cháu đi nhập học nhưng vì không có tiền nên lại đưa cháu về, trong nhà không có tiền nên anh phải sang nhà hàng xóm mượn tạm 500.000đ lên nộp rồi cháu mới được vào học. Vì nhà trường cũng không thông báo trước sẽ phải nộp nên nhà tôi không chuẩn bị gì cả".
"Việc đưa con đi học phải đóng góp thì chúng tôi không phản đối, nhưng nhà trường thu những khoản gì, vào mục đích gì, phải thông qua để phụ huynh chúng tôi còn biết, đằng này không thấy một thông báo gì từ phía nhà trường cho tới khi mang con đi nhập học thì mới "giật mình" về việc trên.
Hôm đưa con đến nhập học thấy các cô bắt nộp 500.000đ, tôi cũng ngỡ ngàng. Con tôi mới lên lớp 1, chưa họp phụ huynh, chưa thống nhất nộp những khoản gì mà nhà trường bắt đóng 500.000đ. Nhưng vì nhiều phụ huynh đã đóng rồi nên tôi cũng không dám có ý kiến, chứ nếu tôi đưa con đến sớm, chưa có nhiều phụ huynh đóng thì tôi phải hỏi cho rõ ràng. Nhà trường tự ý thu hay đây là lệnh bắt buộc của Phòng GD." - chị Đ.T.L. thôn 7 bức xúc.
Việc bắt buộc đóng 500.000đ đối với các cháu mới bước vào lớp 1 cũng được ông Nguyễn Ngọc Khanh - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Thắng thừa nhận: "Hôm tiếp xúc cử tri, tôi được nghe họ phản ánh trước hội đồng nhân dân, tôi đã gọi ngay cô Mai sang giải trình. Sau đó, xã đã yêu cầu cô Mai thông báo trên loa truyền thanh để các phụ huynh biết về khoản thu trên là... tạm thu".
"Mục đích thu là đúng, nhưng quy trình triển khai của cô Mai là sai, không thông qua phụ huynh, việc thu phải có giấy tờ rõ ràng ghi rõ từng khoản, từng mục, từng đối tượng cụ thể và phải thu sau kỳ họp phụ huynh nhưng cô Mai lại không làm thế", ông Khanh cho biết thêm.
Trao đổi với phóng viên, cô Lê Thị Mai - Hiệu trưởng Trường tiểu học Đồng Thắng phân trần: "Chúng tôi chỉ tạm thu của các cháu 500.000đ để đóng trước một số khoản như: Tiền BHYT: 264.600đ sách GK vở ô ly: 110.000đ học bồi dưỡng, ôn tập hè: 110.000đ, tiền ghế ngồi: 20.000đ/hs. Ngoài 500.000đ thì chúng tôi chưa thu thêm gì cả vì chưa có công văn của huyện năm nay sẽ thu những khoản nào. Chúng tôi tạm thu thế này là nhà trường tự thống nhất thu chứ không có lệnh từ Phòng GD và trước khi thu chúng tôi có thông báo cho phụ huynh biết trên loa truyền thanh xã".
Việc không thông báo rõ ràng, công khai các khoản tạm thu được phụ huynh phản ánh và ông Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Thắng thừa nhận nhưng khi làm việc với PV, cô Mai một mực khẳng định rằng đã thông báo lên loa truyền thanh của xã trước khi phụ huynh đưa con đến trường và phủ nhận không có chuyện không có tiền thì không cho học sinh vào lớp.
Ngôi trường nơi học sinh lớp 1 phải đóng 500.000đ mới được vào học.
Hiện nay, vấn đề lạm thu trong giáo dục đang là vấn đề nhức nhối, nhiều khoản đã được nhà nước và ngành giáo dục cấm thu như khoản tiền xây dựng trường. Nhưng những năm qua, tại Trường tiểu học Đồng Thắng vẫn thu dưới hình thức tiền sữa chữa cơ sở vật chất trường học, mỗi học sinh lớp 1, 2, 3 phải đóng 200.000đ lớp 4, 5 đóng 180.000đ. Cô Mai cho biết số tiền này, trường chỉ thu hộ UBND xã, xong thì giao toàn quyền cho xã sử dụng số tiền vào trong việc tu sửa cơ sở vật chất cho trường.
Tuy nhiên, ông Phó Chủ tịch xã Đồng Thắng lại khẳng định số tiền đó, Trường tiểu học Đồng Thắng thu, sử dụng, chứ xã không giữ làm gì cả. Khi nào cần sửa chữa cái gì, mua sắm cái gì thì trường báo cáo để xã được biết.
Trước những việc làm thiếu minh bạch ở Trường tiểu học xã Đồng Thắng, phụ huynh và người dân nơi đây rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng để họ yên tâm đưa con em đến trường.
Nguyễn Thùy - Duy Tuyên
Theo dân trí
Hà Nội quy định tạm thời về 4 khoản thu thỏa thuận Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2012-2013. Theo đó, các khoản thu được chia làm 3 loại gồm thu hộ thu thỏa thuận và thu tự nguyện. Sở GD-ĐT Hà Nội xác định rõ khoản thu hộ ở đây chính...