Đỉnh cao diễn thuyết của Steve Jobs và bài học nào cho bạn?
Tất nhiên những câu chuyện thú vị về cuộc đời của Steve Jobs thì vô số kể, đó chỉ là một trong số vô vàn những câu chuyện đó. Chỉ xin kể một câu chuyện đơn giản như vậy để chúng ta cùng nhau rút ra những quy tắc về “nghệ thuật thuyết trình” và diễn thuyết áp dụng cho thực tại.
Steve Jobs đã qua đời từ lâu vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56, nhưng những bài học vô giá về khả năng thuyết trình của ông thì còn mãi. Steve nổi tiếng nghiêm khắc và nóng nảy nhưng cũng rất hài hước và chính những khả năng “pha trò” ấy đã giúp ông đạt được những hiệu quả lớn trong các bài thuyết trình.
Một câu chuyện thú vị của Steve Jobs
Steve Jobs là một bậc thầy về thuyết trình, đó là điều ai cũng biết. Ông là CEO của nhiều tập đoàn lớn và hùng mạnh, nhưng nhắc đến ông, chúng ta có thể hình dung ngay ra Apple hay cụ thể hơn nữa là iPhone.
Và từ iPhone, có thể bạn chưa biết một câu chuyện thú vị trong bài thuyết trình quảng bá thương hiệu cho sản phẩm này. Bạn có biết Steve Jobs kết thúc bài biểu diễn iPhone như thế nào không?
Ông sử dụng Google Maps trên iPhone, tìm một cửa hàng Starbucks ở San Francisco, nơi diễn ra cuộc họp. Một danh sách các cửa hàng cafe Starbucks hiện ra trên điện thoại, rồi ông nói: “Ta hãy gọi cho họ xem sao!”
Một nhân viên Starbucks nhận cuộc gọi và nói: “Xin chào, đây là Starbucks. Tôi có thể giúp được gì ạ?”
Steve nói: “À vâng, tôi muốn mua bốn nghìn ly cafe sữa. Không. Mà thôi. Đùa chơi thôi. Nhầm số rồi. Tạm biệt!”
Cuộc trao đổi này làm mọi người phá lên cười.
Video đang HOT
Đây là một bài học đỉnh cao về thuyết trình. Thỉnh thoảng, việc bạn sử dụng một ít chuyện hài hước có sự liên quan mật thiết đến cuộc sống đơn giản hàng ngày của chính mình, bạn sẽ khiến không khí buổi thuyết trình vui vẻ, thoải mái và tự nhiên hơn rất nhiều.
Vài quy tắc thuyết trình của Steve Jobs
Đầu tiên, quy tắc 10 phút: Khả năng tập trung của khán giả tối đa là 10 phút, sau 10 phút diễn thuyết, bạn phải cho khán giả giải lao một chút, rồi tiếp tục diễn thuyết 10 phút tiếp theo… Cứ như vậy, bạn nên “chặt” bài thuyết trình của mình ra thành nhiều khúc, mỗi khúc dài tối đa 10 phút. Khúc nghỉ có thể là một câu chuyện hài hước, hoặc một vài câu hỏi thú vị gây thích thú, kích thích sự phấn khởi của mọi người.
Thứ hai, quy tắc số 3: Trong thuyết trình cũng có thuyết “Vững như kiềng ba chân”. Bạn nên chia bài thuyết trình thành 3 ý, mỗi ý lớn gồm 3 ý nhỏ, v.v… vì 2 ý thì quá ít mà 4 ý thì lại quá nhiều, 3 là con số hoàn hảo cho sự tập trung cũng như khả năng nắm bắt của khán giả.
Thứ ba, quy tắc nhân vật phản diện: Ví dụ như việc Steve Jobs lấy IBM ra làm “nhân vật” phản diện rằng, Apple đang chống lại xu hướng thiết kế máy tính cồng kềnh nhàm chán của IBM, để nâng tầm Apple lên. Dù không nên gay gắt và lôi người khác vào làm nhân vật phản diện, bạn cũng có thể lấy những đối tượng khác đóng “vai ác”: những thói quen xấu, kiến thức cổ điển sai lầm, v.v…
Thứ tư, truyền cảm hứng cho khán giả bằng “pha trò”: Giống như câu chuyện kể đầu tiên, Steve luôn muốn truyền đến cho khán giả một sự hứng thú cao nhất và “tấu hài” chính là ưu tiên hàng đầu của ông. Hãy luôn dự trù cho mình những câu chuyện cười thú vị có liên quan đến bài thuyết trình.
Thứ năm, luyện tập và thuộc lòng: Trong cả bài thuyết trình về iPhone kéo dài 80 phút, Steve không hề nhìn vào các ghi chú, vì ông đã luyện tập và thuộc lòng tất cả. Thậm chí là việc ông đã nghiên cứu rất nhiều về những điều mà mình muốn nói, đến mức mọi thứ trong bài diễn thuyết ông đều có thể tự mặc định được trong đầu, bởi sẽ chẳng còn ai có thể hiểu những điều mà Steve chế tạo ra bằng bản thân ông. Bạn hãy học hỏi điều đấy. Hãy cố gằng làm điều đó hoặc ít nhất là không để cho khán giả biết là mình đang nhìn bản ghi chú một cách “đăm đăm”.
Thứ sáu, kết thúc ngọt ngào: Mở màn bài thuyết trình vô cùng quan trọng, mở màn tốt giúp người nghe cuốn vào câu chuyện cảu bạn. Nhưng kết thúc cũng cần thiết không kém và đó là lí do vì sao Steve luôn kết thúc bài thuyết trình bằng những câu chuyện ý nghĩa. Cái kết sẽ là dư âm động lại trong tâm trí người nghe.
Hiến Nguyễn (Dịch theo: Forbes) – Theo Trí Thức Trẻ
5 bí quyết đẩy lùi tính nhút nhát khi thuyết trình
Bạn là người nhút nhát khi thuyết trình? Bạn run rẩy khi đứng trước đám đông? Vậy bạn đã biết cách để vượt qua?
1. Luyện tập chăm chỉ
Không ai có thể giúp bạn nếu bản thân không chủ động giúp đỡ chính mình. Và để đập tan sự nhút nhát khi giao tiếp và thuyết trình bạn phải luyện tập chăm chỉ.
Hãy nắm mọi cơ hội có thể để luyện tập. Trước tiên hãy xung phong phát biểu trên lớp, có thể các bạn khác sẽ nhìn bạn ngạc nhiên, nhưng chỉ vài lần thôi, họ sẽ nể bạn và bạn sẽ có cơ hội để đại diện cho họ trình bày ý tưởng của nhóm khi làm việc nhóm.
Những công việc chung như trực nhật lớp, các hoạt động thể thao, văn nghệ cũng là cơ hội để bạn luyện tập và thu được những kinh nghiệm quý báu tước khi tiến ra "biển đời".
Xin nhắc lại một câu quen thuộc: "Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền" hãy quyết tâm và luyện tập thật chăm chỉ, tôi tin bạn sẽ thành công.
2. Tạo kết nối với từng người một
Để thành công, chúng ta cần tiến tùng bước một. Trước khi tiến tới những buổi thuyết trình với nhiều người, bạn hãy thuyết trình trước các nhóm nhỏ để học hỏi kinh nghiệm và làm quen dần với việc nói trước đám đông.
Trong trường hợp bất ngờ bạn phải thuyết trình tước nhiều người, hãy chủ động đến sớm và làm quen trước với một số người. Khi đó, hãy nói chuyện với họ, giới thiệu bản thân và đặt ra câu hỏi cho họ.
Có thể bạn không phải là người nhút nhát duy nhất trong sự kiện xây dựng mạng lưới quan hệ. Biết đâu có một người nào đó cũng đang chờ đợi để có ai đó bắt chuyện với mình. Do vậy, bạn hãy mạnh dạn làm quen trước.
3. Làm tình nguyện viên và tham gia các hoạt động đoàn thể
Khi tham gia vào một câu lạc bộ tình nguyện bạn sẽ có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm giao tiếp. Trong một tập thể nhiều người, bạn sẽ không phải chịu áp lực một mình mà có nhiều người sẽ cùng bạn gánh vác các công việc.
Các hoạt đọng đoàn thể ở trường cũng có tác dụng rất tốt để cải thiện sự tự tin. Những việc như tiếp khách, lễ tân, hỗ trợ kỹ thuật... dù nhỏ nhưng sẽ giúp bạn tự tin và bạo dạn hơn.
4. Giảm bớt sự tập trung của đối phương vào mình
Là người nhút nhát nên khi người đối diện quá tập trung vào mình, bạn sẽ rất dễ bị mất bình tĩnh. Khi nói chuyện với một người nào đó, bạn có thể nói về một người nào đó mà cả 2 bên đều biết. Như vậy, cuộc nói chuyện cũng như mối quan hệ sẽ phát triển một cách tự nhiên hơn, thậm chí bạn còn mở rộng mối quan hệ với nhiều người khác.
5. Kiên trì với bản thân
Tính cách hướng nội có thể khiến bạn mất nhiều thời gian để vượt qua sự ngại ngùng của bản thân và bắt chuyện với người khác. Đừng cảm thấy tuyệt vọng bởi xây dựng sự tự tin không phải là nhiệm vụ đơn giản nhưng cũng không quá khó khăn, chỉ cần bạn kiên trì.
Hãy thư giãn và đừng quá đặt nặng thất bại mà hãy biến nó thành động lực và kinh nghiệm của bản thân. Đồng thời, hãy nghĩ tới những lợi ích của một mạng lưới quan hệ vững mạnh. Bạn sẽ có động lực để mạnh dạn và chủ động làm quen với những người mới.
Mọi thứ có thứ chỉ là lời nói. Đúng vậy, nhưng mọi thứ đều trở nên dễ dàng khi bạn quyết tâm và có niềm tin. Hãy tạo ra sự bắt đầu và tiến bước hơn là ngồi đó và nói "nói thì dễ nhưng làm mới khó".
Theo VNE
Dẹp bỏ nỗi sợ mang tên "thuyết trình" Nếu bạn đã từng sợ hãi và lo lắng trước khi thuyết trình. Hãy đọc những lời khuyên dưới đây để có thể tự tin và làm tốt hơn. Chuẩn bị trước Điều đầu tiên cần làm trước mỗi buổi thuyết trình là chuẩn bị trước đề tài cần thuyết trình. Nếu nó là một đề tài bạn yêu thích, bạn rất dễ...