“Dính” 6 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư vú: Thói quen thứ 6 rất nhiều phụ nữ mắc
Ung thư vú là bệnh ung thư đứng đầu ở nữ giới trên thế giới và cả ở Việt Nam. Mỗi năm nước ta ghi nhận hơn 15.000 ca mắc mới, có khoảng 45.000 người sống chung với căn bệnh này.
Theo Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM , tương tự với các loại ung thư khác, ung thư vú cũng có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ của ung thư có liên quan đến hành vi, thói quen cá nhân, như là ăn uống và vận động, sử dụng thuốc tránh thai, cho con bú…
Dưới đây, bác sĩ Vũ đưa ra 6 thói quen là nguy cơ tăng ung thư vú mà phụ nữ hay mắc phải:
1. Uống rượu
Uống rượu thực sự liên quan đến ung thư vú. Nguy cơ mắc bệnh tỉ lệ thuận với lượng rượu uống vào.
Ở những người phụ nữ sử dụng 1 đơn vị cồn mỗi ngày (tương đương xấp sỉ 1 lon bia 330ml với độ cồn 5%) có 1 tỉ lệ tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh (khoảng 7 đến 10%) so với người không sử dụng. Đối với phụ nữ sử dụng từ 2 đến 3 đơn vị cồn mỗi ngày, nguy cơ này là 20%. Việc sử dụng rượu bia cũng liên quan đến nhiều loại ung thư khác.
2. Thừa cân hoặc béo phì
Thừa cân hay béo phì sau tuổi mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trước tuổi mãn kinh, hầu hết ESTROGEN trong cơ thể được sản xuất từ buồng trứng, một số ít sản sinh từ mô mỡ. Sau tuổi mãn kinh, khi mà buồng trứng ngừng sản xuất estrogen, estrogen lúc đó chủ yếu sản xuất từ mô mỡ.
Việc có quá nhiều mỡ sau mãn kinh làm tăng mức estrogen trong cơ thể, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Mặc khác, ở những người thừa cân béo phì, lượng Insulin trong máu cũng cao. Điều này có liên quan đến một số loại ung thư, trong đó có cả ung thư vú.
Theo bác sĩ Vũ, mối liên hệ giữa cân nặng và yếu tố nguy cơ ung thư vú rất phức tạp. Ví dụ, nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh đối với phụ nữ béo phì là cao hơn. Nhưng đối với phụ nữ béo phì trước mãn kinh, nguy cơ này lại thực sự thấp. Nguyên nhân lý giải cho việc này chưa rõ ràng.
Video đang HOT
BS Nguyễn Triệu Vũ
Cân nặng cũng có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến các loại ung thư vú. Ví dụ, thừa cân sau tuổi mãn kinh có liên quan mạnh đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú có dương tính với thụ thể hormon (ER, PR, HER2), trong khi một số nghiên cứu cho thấy, thừa cân trước mãn kinh lại có liên quan đến ung thư vú thụ thể tam âm, một loại ít gặp hơn.
3. Thiếu hoạt động thể chất
Các bằng chứng về hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thư vú ngày càng tăng.
Câu hỏi đặt ra là hoạt động bao nhiêu là đủ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần một vài giờ mỗi tuần là đã có lợi ích, mặc dù nhiều hơn thì có vẻ cũng tốt hơn.
Việc xác định chính xác hoạt động thể chất tác động như thế nào để làm giảm nguy cơ không rõ ràng, tuy nhiên nó có thể ảnh hường thông qua tác động lên trọng lượng cơ thể, viêm nhiễm, hormone hay việc cân bằng năng lượng cơ thể.
4. Không có con
Ở những người phụ nữ không có con hay có con đầu tiên sau 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Việc có nhiều con và có con ở tuổi trẻ hơn làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Cho đến hiện tại, mối liên quan giữa việc có thai và ung thư vú còn phức tạp. Ví dụ, trong khoảng 10 năm đầu tiên sau khi có con, nguy cơ ung thư vú là cao hơn, đặc biệt là liên quan đến loại tam âm. Nguy cơ sau đó thấp hơn, giảm dần theo thời gian.
Nguy cơ mắc ung thư vú
5. Không cho con bú
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng, cho con bú làm giảm nhẹ nguy cơ ung thư vú, đặc biệt nếu duy trì trong 1 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chứng cứ không mạnh, đặc biệt là ở Mỹ, nơi mà việc cho con bú kéo dài là không thường gặp.
Lý giải cho chuyện này có thể là do việc cho con bú làm giảm tổng số chu kì kinh nguyệt một đời (giống như có kinh muộn hay mãn kinh sớm).
6. Tránh thai
Một số loại thuốc tránh thai có chứa hormone, điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Thuốc tránh hai kết hợp dạng uống: Hầu hết các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, phụ nữ dùng thuốc tránh thai dạng uống kết hợp có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn phụ nữ chưa từng sử dụng. Một khi ngưng thuốc, nguy cơ này có vẻ như sẽ trở lại bình thường trong vòng 10 năm.
Thuốc tránh thai chích: Depo – Provera là một dạng Progesteron đường chích được dùng 3 tháng 1 lần để tránh thai. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng các mũi tiêm ngừa thai dường như làm tăng nguy cơ ung thư vú, tuy nhiên một số nghiên cứu khác không cho thấy điều này.
Các phương pháp khác: Que cấy, dụng cụ trong lòng tử cung, dán da hay vòng âm đạo: Những phương pháp này có thể sử dụng hormone kèm theo, theo lý thuyết có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa dụng cụ đặt trong lòng tử cung phóng thích chậm với nguy cơ ung thư vú. Một vài nghiên cứu khác lại cho thấy mối liên quan giữa các phương pháp còn lại với nguy cơ ung thư vú.
Chăm vận động giảm ung thư
Hoạt động thể chất với cường độ hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc 7 loại bệnh ung thư, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ.
Nghiên cứu công bố ngày 26/12 trên Tạp chí Ung thư Lâm sàng, các nhà khoa học phân tích dữ liệu từ hơn 750.000 người trưởng thành tại Mỹ, châu Âu và Australia. Kết quả cho thấy chăm vận động có thể giảm nguy cơ mắc 7 loại ung thư bao gồm ung thư đại tràng, vú, thận, u tủy, gan, ung thư hạch không Hodgkin và ung thư nội mạc tử cung.
Hoạt động thể chất điều độ làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư. Ảnh: New York Times.
Một số nghiên cứu trước đây cũng đi đến kết luận tương tự. Trong công trình mới nhất, các nhà khoa học đã phân tích kỹ lưỡng hơn và cho ra những con số cụ thể. Theo đó, vận động thể chất thường xuyên giúp giảm 6-10% nguy cơ ung thư vú, 18-27% nguy cơ ung thư gan và giảm 10-19% các loại ung thư còn lại. Khi điều chỉnh chỉ số khối cơ thể (BMI), nguy cơ ung thư nội mạc tử cung gần như tiêu biến.
Giới chức y tế Mỹ khuyến nghị người trưởng thành nên dành ít nhất 2 tiếng rưỡi tập aerobic với cường độ vừa phải, 75 phút tập luyện với cường độ nặng hơn và kết hợp cả hai bài tập một lần mỗi tuần. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, người lớn 18-64 tuổi nên thực hiện các bài tập đơn giản như đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp, bơi lội...
Các nhà khoa học cũng cho biết hoạt động thể chất không phải là nguyên nhân trực tiếp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Các yếu tố ngoại cảnh trong thời gian vận động cũng đóng vai trò quan trọng.
Một số yếu tố khác có liên quan đến bệnh ung thư bao gồm thói quen hút thuốc, chế độ ăn và căn bệnh béo phì.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2018, thế giới có hơn 18 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, phổ biến nhất là ung thư phổi và ung thư vú.
Thục Linh
Theo CNN, WHO/VNE
'Sống chung' với 'nỗi khốn khổ' vảy nến sao cho không... trầm cảm? Bệnh vảy nến gây các mảng màu đỏ, có vảy trên da rất khó che giấu, đặc biệt là vào mùa hè khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, lo âu, sợ hãi. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý họ. Ảnh minh họa: medicalnewstoday.com Do đó, ngoài việc quan tâm đến sức khỏe thể chất, người bệnh cần...