Điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo
Trĩ là một bệnh rất phổ biến ở người lớn tuổi. Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Anh quốc cho thấy, có hơn 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ, tỉ lệ bệnh tăng dần theo tuổi và cao nhất ở tuổi 70.
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê toàn quốc về tần suất mắc bệnh trĩ, nhưng số người bệnh đến khám vì bệnh trĩ và số ca phải phẫu thuật ngày một tăng.
Đáng lo ngại hơn, bệnh trĩ đang có xu hướng trẻ hóa. Không ít người bệnh mới hơn 30 tuổi đã mắc bệnh, phải nhập viện điều trị gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Theo PGS, TS, BS. Nguyễn Trung Tín, Trưởng khoa Hậu môn trực tràng BV ĐHYD TP. HCM, ở giai đoạn nhẹ, người bệnh trĩ có thể được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật như thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước hàng ngày, giảm áp lực ổ bụng bằng cách tránh ngồi lâu, đứng lâu.
Người bệnh còn có thể được điều trị nội khoa bằng các loại thuốc trị táo bón, các thuốc giúp bền và giảm tính thấm của thành tĩnh mạch tại các búi trĩ. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật khác như chích thuốc gây xơ, thắt trĩ bằng dây thun để điều trị các búi trĩ trong giai đoạn sớm, trĩ độ I và độ II.
Hiện nay, một trong các phương phẫu thuật hiện đại nhất trong điều trị trĩ là phẫu thuật Longo
Tuy nhiên ở giai đoạn bệnh nặng (trĩ độ III, độ IV), người bệnh sẽ bị sa búi trĩ (búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu hay ngồi lâu), phải dùng tay đẩy búi trĩ vào hậu môn. Nhiều trường hợp búi trĩ nằm thường xuyên bên ngoài ống hậu môn gây khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được phẫu thuật để giải quyết triệt để bệnh trĩ.
Hiện nay, một trong các phương phẫu thuật hiện đại nhất trong điều trị trĩ là phẫu thuật Longo. Đây là phương pháp sử dụng một máy khâu bấm đưa vào trong hậu môn để cắt một vòng niêm mạc và dưới niêm mạc ngay bên trên đỉnh các búi trĩ để triệt nguồn cung cấp máu, cắt một phần các búi trĩ nội đồng thời cố định các đệm trĩ còn lại vào trong ống hậu môn.
Video đang HOT
Hằng năm, khoa Hậu môn trực tràng BV ĐHYD TPHCM tiếp nhận phẫu thuật điều trị bệnh trĩ cho khoảng 3000 trường hợp, trong đó có hơn 61% số lượng người bệnh được tiến hành phẫu thuật Longo. Phương pháp này chỉ lấy đi phần mô bao gồm niêm mạc và phần dưới niêm trĩ nội bên trong ống hậu môn nên không gây tổn thương da, ít gây đau sau mổ. Nhờ vậy, người bệnh có thể hồi phục và trở lại các sinh hoạt hàng ngày sớm hơn các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ các búi trĩ khác.
PGS, TS, BS. Nguyễn Trung Tín khuyến cáo để phòng ngừa bệnh trĩ, người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh, tránh các hoạt động gây tăng áp lực ổ bụng kéo dài như ngồi lâu, đứng lâu
Điển hình, BV ĐHYD TP. HCM tiếp nhận điều trị cho ông N.T.Đ. (62 tuổi, ngụ tại tỉnh Bến Tre). Ông Đ.bị trĩ đã nhiều năm nay, được điều trị bằng thuốc tại bệnh viện địa phương. Mỗi khi đi tiêu, ông Đ. bị sa trĩ nhiều, nhét lên không hoàn toàn, thỉnh thoảng đi ra máu, đau nhẹ hậu môn.
Gần đây, ông đi tiêu ra nhiều máu đỏ, thường xuyên thấy chóng mặt. Sau khi khám tại BV ĐHYD TP. HCM, ông được chẩn đoán mắc bệnh trĩ nội độ III, có biến chứng thiếu máu và được chỉ định phẫu thuật Longo. Sau phẫu thuật, người bệnh ít đau, không còn đi tiêu ra máu. Gần 1 tuần sau, người bệnh xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
PGS, TS, BS. Nguyễn Trung Tín cho biết, để đạt hiệu quả điều trị bằng phẫu thuật Longo, người bệnh nên tuân thủ các điều trị bằng thuốc và hướng dẫn chăm sóc sau khi phẫu thuật như: Tránh táo bón, tránh di chuyển bằng xe máy 2 tuần, không vận động mạnh trong vòng 3 tháng sau mổ để phòng ngừa các biến chứng ra máu và đau sau phẫu thuật.
PGS, TS, BS. Nguyễn Trung Tín khuyến cáo, người bị tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày, người hay ngồi hoặc đứng lâu (như nhân viên văn phòng, bác sĩ phẫu thuật, tài xế lái xe đường dài), phụ nữ mang thai trong các tháng cuối, người thường tham gia các môn thể thao như cử tạ, leo núi, đua xe đạp… là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Triệu chứng của bệnh thường là đi tiêu ra máu tươi, búi trĩ sa nghẹt gây đau nhiều, người bệnh không thể ngồi hay đi lại được như người bình thường, rỉ dịch, ngứa hậu môn, sa búi trĩ…
Để phòng ngừa bệnh trĩ, người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh, tránh các hoạt động gây tăng áp lực ổ bụng kéo dài như ngồi lâu, đứng lâu. Nên hoạt động thể lực thường xuyên và duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để tránh táo bón…
Thói quen sống tốt ở tuổi 30
Để trở thành một người hoàn hảo ở tuổi 30, hãy chắc chắn bạn đã bỏ được hoặc ít nhất, cải thiện được những thói quen sống không phù hợp.
Độ tuổi 30 là lúc người phụ nữ dần trở nên chín chắn và có trách nhiệm với mọi khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, việc học hỏi những thói quen tốt, những trọng trách mới bao giờ cũng dễ hơn việc bỏ đi những thói quen sống không tốt đã gắn bó lâu dài.
Để trở thành một người phụ nữ trưởng thành hơn và đương đầu với những bước ngoặt mới cuộc đời, hãy chắc chắn bạn đã bỏ được, hoặc ít nhất, cải thiện được những thói quen sống không phù hợp với độ tuổi 30 dưới đây.
Ảnh minh họa
Duy trì cân nặng hợp lý
Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) cao không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường mà còn làm tăng các vấn đề về khả năng sinh sản. Chính vì thế, duy trì cân nặng hợp lý là điều rất cần thiết ở độ tuổi 30, theo
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ giúp đảm bảo hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh và hiệu quả. Nếu không nạp đủ chất xơ bạn có nguy cơ cao bị tiêu chảy, táo bón và trĩ.
Chất xơ có trong các loại thực phẩm như: Đậu Hà Lan, đậu lăng, atisô, bông cải xanh và những thực phẩm giàu chất xơ khác.
Ăn ít đường và nhiều chất béo lành mạnh
Trong khi chất béo lành mạnh là nguồn cung cấp nhiên liệu và năng lượng tuyệt vời thì đường có thể gây viêm trong cơ thể. béo có trong thức ăn là rất quan trọng.
Tập thể dục vào buổi sáng
Khoa học chứng minh rằng tập thể dục vào buổi sáng làm tăng mức năng lượng của bạn trong suốt cả ngày, đồng thời cải thiện tâm trạng và cảm giác tràn đầy năng lượng trước khi bạn đến nơi làm việc. Việc tập thể dục vào buổi sáng cũng sẽ giúp có thêm thời gian để lập kế hoạch cho bữa ăn của mình, khiến bạn lưu tâm hơn về khẩu phần và dinh dưỡng trong ngày.
Học cách quản lý căng thẳng và lo lắng
Nhà tâm lý học Nikki Martinez giải thích, căng thẳng là nguyên nhân gây ra 77% tất cả các bệnh từ những lo lắng về tiêu hóa đến việc không thể giảm cân. Chính vì vậy, học cách quản lý căng thẳng là chìa khóa để bạn hạnh phúc ở độ tuổi 30.
Ngoài ra, đừng lơ là đối với sức khỏe tinh thần. Dành nhiều thời gian để đọc sách, thiền định, tập yoga và đối thoại với bản thân là những lời khuyên các chuyên gia dành cho phụ nữ ở độ tuổi 30-40. Hãy đảm bảo bạn có một tinh thần khỏe mạnh để đối diện với mọi thách thức của cuộc sống.
Ngăn ngắp và đúng hẹn
Thời gian luôn luôn là vàng bạc, việc đi trễ nhiều lúc sẽ khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng, và khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng. Đặc biệt khi bước qua độ tuổi 30, việc đi trễ trong một cuộc hẹn đôi lúc sẽ trở nên càng khó chấp nhận hơn.
Đừng nên giữ mãi suy nghĩ bừa bộn là bản tính bởi một môi trường sống gọn gàng sạch sẽ là một trong những yêu cầu cuộc sống tối thiểu dành cho tất cả mọi người, không riêng gì nam hay nữ giới. Bạn cũng có thể vứt hoặc cho đi những món đồ đã lâu không dùng đến, mua một vài vật dụng trang trí nhà cửa, thêm một ít cây cảnh, không gian xanh cho môi trường sống.
Có thuốc nào trị nứt kẽ hậu môn? Tôi 28 tuổi, thường bị táo bón, mỗi lần đại tiện thường rất đau và rớm máu... Tôi đọc trên mạng thấy các triệu chứng này giống như bị nứt kẽ hậu môn. Vậy tôi có thể mua thuốc nào để điều trị tình trạng của mình? Nguyễn Thu Trang (Hà Nội) Ảnh minh họa Nứt kẽ hậu môn là vấn đề thường...