Điều trị thiếu máu trong suy thận mạn có gì mới?
Điều trị tốt thiếu máu do suy thận sẽ làm giảm nguy cơ tử vong (Ảnh: SKĐS)
Thiếu máu trong suy thận mạn có biểu hiện lâm sàng và thể dịch rất rõ ràng. Chức năng thận càng giảm thì thiếu máu càng nặng, vì vậy, thiếu máu là một trong những tiêu chí để phân biệt giai đoạn suy thận.
Tại sao khi suy thận bệnh nhân bị thiếu máu?
Ở người trưởng thành, thận là cơ quan chủ đạo điều hòa sản xuất erythropoietin, một nội tiết tố kích thích sản sinh hồng cầu theo cơ chế feed – back (ức chế ngược) đáp ứng với nồng độ oxygen cung cấp cho tổ chức. Erythropoeietin tác động kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu nhằm vào khâu biệt hóa hồng cầu. Nếu thiếu erythropoietin thì hồng cầu không thể tiếp tục biệt hóa, tức là không “chín” được thành hồng cầu trưởng thành.
Ngoài thiếu erythropoietin, ở người suy thận còn thiếu dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu vitamin B12, folate.
Thiếu máu sẽ gây hậu quả nào trong suy thận mạn?
Khi thiếu máu, sự vận chuyển oxygen đến các mô, đặc biệt cơ tim bị giảm sút làm gia tăng gánh nặng cho tim mạch: tim nhịp nhanh, tăng huyết áp, suy tim, đột quỵ tim.
Ngoài ra, thiếu máu còn làm suy thận nặng lên và người bệnh bị giảm chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, điều trị tốt thiếu máu trong suy thận sẽ giảm tỉ lệ tử vong tăng tỉ lệ sống giảm các biến chứng tim mạch giảm tần suất nhập viện làm chậm tiến triển suy thận mạn cải thiện chất lượng cuộc sống.
Điểm mới trong điều trị thiếu máu do suy thận mạn
Video đang HOT
Từ năm 1983, nhờ kỹ thuật tái tạo gen, y học đã sản xuất được erythropoietin giống như erythropoietin tự nhiên của người và gọi là erythropoietin người tái tổ hợp (rHu – EPO). Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị thiếu máu do suy thận mạn và phương pháp điều trị thay thế erythropoietin nội sinh bằng erythropoiesis – stimulating agents – ESAs được khởi xướng và phát triển.
Hiện tại đang có 3 nhóm ESA để điều trị thiếu máu do suy thận mạn.
- ESA tác dụng ngắn: EPO alpha (eprex, epogen, epokin) EPO bêta (neorecormon). Quãng tiêm: 2 – 3 lần/tuần.
- ESA tác dụng trung bình: Darbepoetin alpha – Aranesp. Quãng tiêm 1 – 2 lần/2 tuần.
- ESA tác dụng kéo dài: Mircera. Quãng tiêm 1 lần/4 tuần.
Theo khuyến cáo của các nhà thận học:
- Nên điều trị sớm khi hemoglobin máu dưới 10g/dl.
- Phác đồ, chọn thuốc phù hợp cho từng người bệnh.
- Nồng độ hemoglobin trong máu phải ổn định, không được dao động nhiều.
- Cung cấp đủ sắt, vitamin, folate.
- Trường hợp thiếu máu rất nặng vẫn cần truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần cấp cứu.
Hiện nay, thuốc tương tự sinh học epo (biosimilar epo) đang được nghiên cứu và có khả năng áp dụng sớm trên lâm sàng.
Theo PGS.BS. Trần Văn Chất (Báo Sức khỏe đời sống)
Nẻo đường nào sao cũng quá xa xôi...
"Khi ra trường, tôi đã nghĩ rằng mình sẽ ráng phụ cha mẹ nuôi các em ăn học. Các em trưởng thành, tôi sẽ đi học tiếp để nâng cao nghiệp vụ, nhưng bây giờ, dù là không mất tiền để ước mơ, tôi cũng không còn dám nghĩ đến điều đó nữa...".
Đó là câu trả lời mà thầy giáo Bùi Phạm Vũ (giáo viên trường THPT Tân Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) dành cho câu hỏi: "Còn điều gì thầy ấp ủ mà vẫn chưa thực hiện?"
Hàng ngày, trong căn phòng tập thể này, hai anh em thầy Vũ nương tựa vào nhau.
Sinh năm 1978, còn quá trẻ để nói lời chia biệt, còn quá trẻ để khép lại những ước mơ, nhưng, định mệnh là một thứ gì đó vô hình mà ngay cả khoa học cũng khó tháo gỡ.
Chứng suy thận mãn và chuyện tình buồn
Tốt nghiệp đại học Sư phạm TPHCM, đảm nhận giảng dạy bộ môn toán tại trường THPT Tân Bình đến nay đã gần mười năm cùng với một mối tình dang dở, đủ để trái tim người thầy ấy chất chứa những day dứt nặng sâu...
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi, tuổi thơ của thầy Vũ là những năm tháng khó nhọc để đến trường. Cha mẹ khuyên chỉ có học mới thoát cảnh nghèo khổ. Và cũng chỉ có cách đó để những người con miền Trung quên đi khó nhọc để quyết tâm ăn học thành tài. Ra trường, nhận công tác với biết bao hăm hở, giúp được mẹ nuôi những đứa em ăn học nên người, được đi học tiếp để nâng cao nghiệp vụ mới vừa khơi dậy.
Thế nhưng năm 2005, sau những lần có dấu hiệu suy giảm sức khoẻ, thầy Vũ đón nhận tin mình mắc chứng suy thận mãn. Vậy là bắt đầu những tháng ngày vào ra bệnh viện với kiệt quệ sức khoẻ, kiệt quệ khả năng chi trả. Đến nay, di chứng đã chuyển sang khớp và tim, đã vắt kiệt sức của người thầy chỉ mới ngoài 30 tuổi. Bước đi thôi đã khiến thầy đớn đau, khó nhọc vận động nặng một chút thôi đã khiến thầy phải nhập viện, cấp cứu bao phen. Mối tình đẹp với người đồng nghiệp cũng vì căn bệnh dữ ấy mà dang dở. Thầy đã khuyên bạn gái của mình đi tìm hạnh phúc khác.
Giờ đây, trong khu nhà tập thể dành cho giáo viên, chỉ có thầy và cô em gái. Đó là đứa em thầy có công nuôi ăn học. Thương anh đau ốm một mình, cô đã xin chuyển về Bình Dương công tác để tiện chăm sóc anh. Những ngày gần đây, sức khoẻ thầy Vũ giảm đi nhiều, những lần phải nhập viện cấp cứu cũng thường hơn. Năm học tới, thầy sẽ không còn đủ sức để đứng trên bục giảng...
Đơn độc bóng thầy
Thầy Bùi Phạm Vũ.
Không có mẹ cha bên cạnh, những khi em gái đi làm, mọi sinh hoạt của thầy Vũ phải cậy nhờ vào những người đồng nghiệp ở cùng khu tập thể. Đó cũng là nguồn động viên để thầy có thêm nghị lực chống chọi với tử thần, để còn đứng trên bục giảng trong suốt sáu năm qua. Sáu năm dài, nếu không có bạn bè, đồng nghiệp, có lẽ thầy đã phải buông xuôi với những chi phí điều trị đắt tiền. Đôi lần, thầy đã muốn trở về quê nhưng ở đó, sẽ rất khó để tìm một nơi chịu tiếp nhận người đau ốm như thầy. Ở đó, điều kiện để điều trị cũng còn rất khó khăn. Vậy là thầy lại tiếp tục ở lại đây giữa tình thương của những người đồng nghiệp.
Thật xót xa khi phải chứng kiến những đớn đau, đơn độc mà thầy đón nhận. Đó là những hộp cơm được em gái mua cho trước giờ đi làm, thầy gắng gượng ăn để có sức mà vào bệnh viện. Một mình, không có tiền, thầy phải tự vận động, tự làm mọi thứ trong biết bao đớn đau thể xác. Những hôm đồng nghiệp bận lên lớp, thầy phải tự mình chạy xe gần 30 cây số, với không biết mấy lần phải dừng lại vì quá mệt, để đến bệnh viện, chờ được chạy thận. Đồng nghiệp của thầy Vũ cũng kể rằng họ không nhớ được bao lần phải đưa thầy đi cấp cứu, phải bỏ dạy giữa chừng để chạy đến bên thầy vì hay tin bạn kiệt sức giữa đường. Cũng không nhớ biết bao lần thầy chạy nhờ đồng nghiệp để có đủ số tiền cho một lần chạy thận!
Con đường nắng những ngày đầu năm học, thầy Vũ vẫn một mình, đơn độc chống chọi với đớn đau. Cái ước muốn được đứng trên bục giảng của thầy vẫn còn mãnh liệt mà sao đường về trường, đường vào bệnh viện, đường về lại quê nhà, nẻo nào cũng quá xa xôi...
Theo Dân Trí