Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em bằng những loại thuốc nào?
Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em khá đơn giản nhưng vẫn cần lưu ý cao vì nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Đau mắt đỏ là một căn bệnh truyền nhiễm ở mắt có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em do sức đề kháng còn yếu.
Việc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em cũng đơn giản do đây là một bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn cần lưu ý để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đây là một căn bệnh về mắt thường gặp, điều trị dễ dàng và có thể tránh được. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người, đặc biệt ở trẻ em và có thể lây lan nhanh thành dịch vào mùa xuân, hè khi thời tiết ẩm ướt.
Thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em
Để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với từng trường hợp, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng viêm ở trẻ. Để điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em, các loại thuốc được sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Trong đó:
Ghèn nhiều ở mi mắt, có màu vàng hoặc hơi ngả xanh là một triệu chứng của đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)
1. Thuốc điều trị đau mắt đỏ cho trẻ không kê đơn
Một trong những cách làm giảm triệu chứng đau nhức khó chịu do đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ là vệ sinh mắt bằng các loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn. Loại thuốc thông dụng nhất được sử dụng trong các trường hợp này là natri clorid 0.9%. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chức năng làm sạch khác.
Khi sử dụng, phụ huynh lưu ý nhỏ cho trẻ mỗi mắt 2 giọt và thực hiện thường xuyên sau mỗi 2 giờ, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Những loại thuốc nhỏ mắt này sẽ giúp chống khô mắt, làm mềm các ghèn dính trên mắt và loại bớt virus, vi khuẩn gây bệnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý không dùng chung thuốc nhỏ mắt với trẻ khác vì có thể gây lây nhiễm do tác nhân gây bệnh dính vào đầu lọ thuốc.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể bổ sung thêm Vitamin A D cho trẻ để nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng. Đối với những trường hợp trẻ bị đau mắt nặng, kéo dài trên 20 ngày chưa khỏi thì cần sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt chứa Vitamin B và chondroitin.
Nhỏ mắt bằng natri clorid 0.9% 2 giọt mỗi mắt thường xuyên có thể giúp vệ sinh mắt, làm giảm triệu chứng khi bị đau mắt đỏ (Ảnh: Internet)
2. Điều trị đau mắt đỏ cho trẻ bằng thuốc có kê đơn
Nếu trẻ bị đau mắt đỏ nặng hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kê đơn như thuốc nhỏ mắt kháng sinh hay thuốc có chứa corticoid.
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh:
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể được dùng để điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em bao gồm Moxifloxacin, Tobramycin, Neomycin, Ofloxacin, Cloramphenicol,… Các loại thuốc này chỉ được kê đơn để sử dụng tối đa 7 ngày. Trong trường hợp triệu chứng bệnh không thuyên giảm, cần phải thay đổi sang loại thuốc khác.
Đặc biệt lưu ý rằng tuyệt đối chỉ dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh cho trẻ khi có chỉ định bác sĩ. Điều này là do thuốc nhỏ mắt kháng sinh chỉ có hiệu quả trong trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc dùng để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn gây viêm loét giác mạc.
Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid:
Thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid là những loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm dịch nhầy gây mờ mắt. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng cho trẻ từ 4 đến 6 lần mỗi ngày. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm Prednisolon, Fluoromethason, Dexamethason, Hydrocortison,…
Tương tự với thuốc nhỏ mắt kháng sinh, thuốc nhỏ mắt chứa corticoid cũng được dùng theo đúng liều lượng đã được quy định sẵn. Tuyệt đối không được dùng nhiều quá 10 ngày, tuyệt đối không dùng trong trường hợp viêm loét giác mạc vì có thể gây biến chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Để phòng ngừa biến chứng khô mắt có thể xảy ra, chỉ dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian nhất định. Việc dùng liên tục nhiều ngày sẽ khiến chất bảo quản có trong thuốc tích tụ, phá hủy bề mặt nhãn cầu.
Viêm giác mạc - Nguy hiểm từ biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em
Những biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em thường dễ xảy ra hơn do thói quen dụi mắt và vệ sinh mắt không triệt để. Trong đó viêm giác mạc là một biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống cần được lưu ý.
Một đặc điểm nổi bật của dịch đau mắt đỏ trong thời gian này là người bệnh diễn tiến lâu khỏi hơn rất nhiều và thường lây lan trong toàn gia đình. Điều này là do việc vệ sinh và phòng bệnh chưa tốt cũng như mọi người chủ quan với tình hình dịch bệnh. Đặc biệt những biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em cũng dễ xuất hiện hơn do ý thức phòng bệnh chưa tốt và thói quen dụi mắt ở trẻ.
Bên cạnh đó, việc điều trị không triệt để, chăm sóc không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian chữa bệnh và diễn tiến bệnh xấu đi dẫn đến biến chứng xảy ra. Trong số đó phải kể đến biến chứng viêm giác mạc ở trẻ nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ.
1. Biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em
Tuy rằng bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh lành tính và rất dễ dàng điều trị, bệnh vẫn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Một số biến chứng hiếm gặp có thể xảy ra là:
- Viêm giác mạc sợi ở trẻ em.
- Viêm giác mạc đốm.
- Viêm giác mạc sâu.
- Viêm mủ túi lệ.
- Nghiêm trọng hơn có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.
Mắt bị viêm giác mạc sợi - biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em (Ảnh: Internet)
2. Biến chứng viêm giác mạc khi trẻ bị đau mắt đỏ
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân nhi bị biến chứng viêm giác mạc do đau mắt đỏ đang gia tăng một cách đáng kể, chiếm từ 10 đến 15% tổng số bệnh nhân đau mắt đỏ tới khám. Một khi đã bị viêm giác mạc, thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài gấp 3 đến 4 lần so với điều trị đau mắt đỏ thông thường.
Chưa kể tình trạng viêm giác mạc kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh nhân luôn bị đỏ mắt, đau chói mắt, cộm mắt,... gây ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập. Đặc biệt ở trẻ em, khi bị biến chứng viêm giác mạc, thời gian điều trị sẽ lâu hơn rất nhiều do trẻ nhỏ chưa ý thức, luôn tay dụi mắt khiến tổn thương lâu hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị cho trẻ ở nhà, người lớn không chú ý ghi nhớ thời gian nhỏ mắt cho bé. Việc không để ý đến bé liên tục cũng khiến bé thường xuyên dụi mắt dẫn đến sưng mắt, chất dịch đóng vảy dày đặc khiến bé không mở được mắt.
Nhiều trẻ còn bị chói, cộm, ghèn mắt nhiều, từ đó phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp để điều trị có hiệu quả hơn. Những trường hợp đau mắt đỏ dẫn đến viêm giác mạc không phải hiếm gặp mà khá phổ biến.
Thói quen dụi mắt ở trẻ khiến tình trạng đau mắt đỏ diễn tiến trầm trọng hơn (Ảnh: Internet)
Có bệnh nhân bị biến chứng viêm giác mạc nặng, phải điều trị liên tiếp 6 tháng mới ổn định. Chi phí điều trị cho những trường hợp này vô cùng tốn kém, gấp hàng vài chục lần so với điều trị đau mắt đỏ thông thường.
Hầu hết, khi bị đau mắt đỏ bệnh sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày chăm sóc mà không cần dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên, việc tự ý dùng các loại thuốc để nhỏ mắt khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Một số phụ huynh sử dụng các thuốc chứa desamethasol để nhỏ mắt cho trẻ lâu ngày khiến hệ miễn dịch mắt suy giảm, thời gian hồi phục cũng lâu hơn.
Ngoài ra, nhiều người chỉ chăm chăm nhỏ thuốc cho trẻ mà quên mất cần phải vệ sinh mắt thật sạch trước khi nhỏ thuốc để làm sạch các virus, vi khuẩn. Vì vậy dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, dễ dàng khiến biến chứng viêm giác mạc xảy ra.
Do đó, người lớn cần lưu ý nhắc trẻ ý thức phòng tránh việc lây lan bệnh cho trẻ khác, hạn chế dụi tay vào mắt. Sau khi dụi mắt cần phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan cho người khác. Khi sử dụng gạc diệt khuẩn để lau, thấm nước mắt, ghèn mắt phải bỏ vào túi riêng, vứt vào thùng rác. Tuyệt đối không vứt bừa bãi ra nơi công cộng.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Tìm hiểu nguyên nhân đến dấu hiệu để chăm sóc trẻ đúng cách Viêm kết mạc một căn bệnh khá phổ biến nên trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ cũng không phải trường hợp hiếm gặp. Bệnh khá lành tính nhưng trẻ sơ sinh mắc bệnh dễ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tìm hiểu bài viết dưới đây để chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ đúng cách. Đau mắt đỏ...