Điều trị chứng viêm thận – bể thận theo Đông y an toàn mà hiệu quả
Viêm thận – bể thận là bệnh viêm của tổ chức nhu mô thận do nhiễm khuẩn, là loại bệnh tiết niệu hay gặp có các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt, đau vùng thắt lưng và tiểu buốt, tiểu rắt. Bệnh hay gặp ở phụ nữ nhất là thời kỳ thai nghén.
Viêm thận – bể thận là bệnh viêm của tổ chức nhu mô thận do nhiễm khuẩn, là loại bệnh tiết niệu hay gặp có các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt, đau vùng thắt lưng và tiểu buốt, tiểu rắt. Bệnh hay gặp ở phụ nữ nhất là thời kỳ thai nghén. Trên lâm sàng chia hai loại: cấp và mạn tính. Đối với thể cấp tính, nếu điều trị tích cực phần lớn bệnh đều khỏi, một số ít kéo dài, tái phát nhiều lần mà chuyển thành mạn tính và có thể dẫn tới suy thận.
Theo y học cổ truyền bệnh viêm thận – bể thận thuộc phạm trù chứng “lâm” hoặc chứng “yêu thống”.
Theo y học cổ truyền thì viêm thận – bể thận cấp và bán cấp có triệu chứng giống với các chứng nhiệt lâm, huyết lâm và khí lâm thực chứng, còn viêm thận – bể thận mạn có triệu chứng như chứng lao lâm và khí lâm hư chứng. Vị trí bệnh chủ yếu ở thận và bàng quang, bệnh lý chủ yếu là thận hư và thấp nhiệt. Ở thể cấp tính, chính khí không đầy đủ và tà khí thịnh nên bệnh lý chủ yếu là bàng quang khí hóa không thông lợi nên thấp nhiệt uất kết gây nên. Trường hợp viêm thận – bể thận mạn thì chính khí hư mà chủ yếu là tỳ thận khí hư, thấp nhiệt tà không đuổi đi được nên trên lâm sàng biểu hiện triệu chứng hư thực phức tạp.
Theo y học cổ truyền, thấp nhiệt độc xâm phạm thận bàng quang có thể là từ bên ngoài vùng âm hộ vệ sinh kém sinh thấp nhiệt độc, có thể do ăn nhiều chất béo ngọt tích tụ sinh thấp sinh nhiệt, hoặc do bệnh nhiệt, tâm hỏa hạ chú tiểu tràng ảnh hưởng đến bàng quang, hoặc do can khí uất sinh nhiệt, hoặc bệnh nhiệt các vùng khác trong cơ thể sản sinh thấp nhiệt tà hạ chú bàng quang gây chứng nhiệt lâm, nhiệt bức huyết hành sinh chứng huyết lâm, bàng quang khí hóa không thông lợi sinh các chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt hoặc tiểu có mủ.
Thận khí hư là do thiên tiên bất túc, do phòng dục quá độ, do sinh đẻ quá nhiều, do lao lực… thường có triệu chứng của lao lâm, cơ thể suy nhược, bệnh kéo dài, đau thắt lưng, mỏi gối, thận âm hư, can dương vượng sinh đau đầu, hoa mắt mờ mắt, chóng mặt, tăng huyết áp, bệnh nặng hơn dẫn đến thận dương hư, thấp trọc, thủy độc tích tụ nhiều trong cơ thể dẫn đến suy thận. Tỳ khí hư là do bệnh lâu ngày, thấp nhiệt khốn tỳ, do lo nghĩ nhiều, do lao động quá sức, ăn nhiều chất béo ngọt, rượu chè vô độ gây tổn thương tỳ, tỳ khí hư nên tiểu nhiều lần, mệt mỏi chán ăn, bụng đầy, tiêu chảy, sụt cân, khó thở sinh chứng lao lâm, khí lâm.
Đông y điều trị viêm thận – bể thận: Tùy thể bệnh mà dùng các bài thuốc cụ thể.
Trạch tả.
Thể bàng quang thấp nhiệt: Gai rét phát sốt, tiểu đau, tiểu gấp tiểu nhiều lần, bụng dưới đầy đau, lưng đau, rêu lưỡi vàng nhày, mạch nhu sác hoặc hoạt sác.
Video đang HOT
- Phép trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm.
-Bài thuốc: Biển súc 15g, hoạt thạch 15g, cù mạch 12g, mộc thông 8g, chi tử 12g, kim ngân hoa 15g, liên kiều 12g, ô dược 10g, xa tiền tử 15g (bọc vào túi khi sắc), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Thể can đởm uất nhiệt: Sốt và rét xen kẽ, người khó chịu bứt rứt muốn nôn, chán ăn, lưng đau, bụng dưới đau, tiểu nhiều lần mà nóng, rêu lưỡi vàng đậm, mạch huyền sác.
- Phép trị: Thanh lợi can đởm, thông điều thủy đạo.
- Bài thuốc: Long đởm thảo 12g, sơn chi 12g, hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, sinh địa 15g, trạch tả 12g, xa tiền tử (bọc vào túi khi sắc) 30g, mộc thông 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Thể thận âm bất túc, thấp nhiệt đinh lưu: Tiểu nhiều lần, tiểu đau, sốt nhẹ, váng đầu, ù tai, mồ hôi trộm, họng khô môi táo, lưỡi đỏ không rêu, mạch huyền tế sác.
- Phép trị: Tư âm thanh nhiệt.
- Bài thuốc: Đơn bì 12g, phục linh 16g, trạch tả 12g, sơn dược 12g, sinh địa 16g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, thạch hộc 16g, thạch vỹ 16g. Sắc uống ngày một thang.
Thể tỳ thận đều hư, thấp tà chưa hết: Ngoài các triệu chứng như thể thận âm bất túc nêu trên, thêm chứng phù mặt và chân, chán ăn bụng đầy, tiêu phân lỏng, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi bệu sắc nhợt, mạch trầm tế vô lực.
- Phép trị: Kiện tỳ bổ thận thấm thấp.
- Bài thuốc: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 16g, đỗ trọng 12g, mộc hương 12g, trần bì 6g, cẩu tích 15g, ý dĩ nhân 20g, trạch tả 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chú ý: Trong điều trị bệnh viêm thận – bể thận, đối với viêm thận – bể thận cấp và thể cấp diễn của viêm thận – bể thận mạn đều thuộc chứng thực nhiệt do chức năng khí hóa của bàng quang rối loạn mà thấp nhiệt tà uẩn kết, cho nên phép trị là khu tà làm chính, dùng thuốc thanh nhiệt giải độc liều lượng phải lớn, mỗi ngày có thể dùng 2 thang sắc uống. Đối với viêm thận – bể thận mạn, bệnh kéo dài nhiều ngày, chính khí đã suy, bệnh thường hư thực phức tạp nên trong điều trị cần chú ý bổ hư và cần kết hợp tốt với các phương pháp điều trị theo Tây y.
BS. Lê Thu Hương
Theo Sức khỏe đời sống
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa: Tuyệt đối không dùng thuốc tùy tiện
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng mà các chị em phụ nữ hầu như không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan đối với bệnh này và chưa nắm được nhiều thông tin về bệnh. Đồng thời, với thói quen sử dụng thuốc tùy tiện làm bệnh không khỏi mà còn gây nguy hiểm...
Dấu hiệu và cách nhận biết
Viêm nhiễm phụ khoa dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở âm hộ, âm đạo và các phần phụ, vùng xung quanh bộ phận sinh dục nữ. Bệnh có thể xảy ra ở phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục và cả những người chưa có quan hệ tình dục.
Viêm nhiễm phụ khoa cần được điều trị kịp thời, không chỉ để giảm sự khó chịu mà còn ngăn ngừa các biến chứng hay bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản.
Một số triệu chứng dễ nhận thấy khi bị viêm nhiễm phụ khoa như: Vùng kín ngứa rát; huyết trắng ra nhiều, huyết trắng có mùi hôi tanh, có màu hoặc tính chất bất thường (trắng, bột như bã đậu hoặc dính, đặc); vùng kín đau, rát, đặc biệt khi quan hệ tình dục; đau bụng dữ dội khi hành kinh; ra máu âm đạo...
Một số có thể gây sốt, mệt mỏi, đau lưng hoặc tiểu đau, tiểu buốt, mụn nước ở vùng kín. Nếu gặp các triệu chứng trên, chị em cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Khi dùng thuốc, cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: TM
Các thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa là do virut, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng hay do nguyên nhân không nhiễm khuẩn mà các bác sĩ sẽ có thuốc điều trị phù hợp.
Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn thì các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân. Kháng sinh có thể được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm hoặc dựa trên vi khuẩn được phân lập. Bệnh nhân cần lưu ý dùng thuốc đúng và đủ liệu trình, không tự ý dừng khi thấy đã hết triệu chứng. Bác sĩ có thể phối hợp cả dạng uống và dạng bôi ngoài. Các kháng sinh thường dùng như metronidazole, tinidazole, clindamycin,... Kháng sinh metronidazole hoặc tinidazole cũng được chỉ định đối với nhiễm trùng roi sinh dục. Thuốc có thể gây chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy và vị kim loại ở miệng. Thuốc còn có tác dụng phụ trên thần kinh gây chóng mặt, đau đầu. Cần lưu ý không uống rượu trong thời gian dùng thuốc và 2 - 3 ngày sau khi ngừng thuốc vì dễ gặp phải hội chứng cai rượu do thuốc.
Thuốc kháng nấm: Nấm âm đạo là bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất, gây ra bởi một loại nấm tên là Candida. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc chống nấm dạng bôi hoặc đặt âm đạo như clotrimazole, miconazole hoặc dạng uống như fluconazole. Đối với dạng bôi hoặc viên đặt âm đạo, dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dạng dùng tại chỗ này ít gây tác dụng phụ toàn thân. Các tác dụng phụ có thể gặp gồm ngứa, kích ứng, cảm giác nóng bừng. Fluconazole đường uống thường chỉ dùng một liều duy nhất, có thể uống liều thứ hai sau 72 giờ đối với bệnh nhân có bệnh nền, nhiễm nấm tái phát hoặc có triệu chứng nặng. Thận trọng đối với bệnh nhân có bệnh gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc có thể gây chóng mặt, co giật do đó thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc. Ngưng sử dụng nếu xuất hiện ban da, bỏng nước trên da.
Thuốc kháng virut: Loại virut gây viêm nhiễm phụ khoa thường gặp là virut Herpes simplex sinh dục. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng virut như acyclovir, famciclovir, valacyclovir để điều trị. Các thuốc này được dùng đường uống. Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu nhẹ. Thuốc có tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong số các thuốc trên, acyclovir là loại thuốc được kê đơn nhiều nhất, nhưng thuốc này có sinh khả dụng thấp và thời gian bán thải ngắn, nên thường phải dùng liều khá cao và dùng lặp lại nhiều lần trong ngày.
Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn các biệt dược phối hợp cả kháng sinh và kháng nấm. Các thành phần thường gặp trong các loại biệt dược này bao gồm neomycin là kháng sinh, nystatin là kháng nấm và metronidazole là một kháng sinh có thể điều trị trùng roi. Một số thuốc sẽ có thêm thành phần chống viêm là prednisolone. Thuốc này được dùng khi chưa xét nghiệm phân biệt hoặc nghi ngờ bội nhiễm.
Đối với viêm âm đạo không nhiễm trùng, cần phải xác định nguồn gây kích ứng như xà phòng, bột giặt, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh, sau đó ngưng sử dụng.
Bệnh thường lành tính nhưng có thể tái phát nhiều lần trong năm, cần điều trị đúng, đủ và càng sớm càng tốt. Để điều trị đạt hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đủ liệu trình và có chế độ ăn uống, vệ sinh phù hợp. Bên cạnh đó, cần hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị và kết hợp điều trị cho cả chồng bởi vì bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa là do virut, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng hay do nguyên nhân không nhiễm khuẩn mà các bác sĩ sẽ có thuốc điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tùy tiện.
DS. Lê Thị Quỳnh
TheoSức khỏe & Đời sống
Vòng tránh thai xuyên cổ tử cung chui vào bàng quang Nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, đau bụng nữ bệnh nhân được bác sĩ kiểm tra và phát hiện chiếc vòng tránh thai nằm trong bàng quang đã hóa sỏi. Đó là trường hợp hi hữu của chị Lê Thùy D. (34 tuổi, quê Cà Mau) vừa được Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 tiếp nhận, điều trị. Khi đến thăm...