Điều trị bệnh than không khó!
Bệnh than thường khiến con người sợ hãi vì chúng ta thường liên tưởng nó với một cuộc chiến tranh sinh học. Trên thực tế, những vết “cháy đen” trên da lại điều trị đơn giản hơn nhiều so với nhiễm khuẩn than tại hệ hô hấp hay tiêu hóa.
Chẩn đoán bệnh than?
Tiền sử, bao gồm cả nghề nghiệp của người bệnh, đóng vai trò rất quan trọng.
Vi khuẩn có thể tìm thấy ở những vùng trồng trọt, chăn nuôi hay biểu hiện ngoài da, họng, đờm…
Chụp X-quang cũng có thể phát hiện những thay đổi đặc trưng trong phổi.
Có thể nhìn thấy khuẩn than trong dịch máu qua kính hiển vi.
Điều trị bệnh than như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, điều trị sớm sẽ chữa khỏi bệnh than. Bệnh than trên da có thể điều trị bằng các loại kháng sinh phổ thông như penicillin, tetracycline, erythromycin, ciprofloxacin (Cipro).
Bệnh than lây qua hô hấp cần được điều trị khẩn cấp bởi các chuyên gia y tế. Thường là tiêm thẳng và truyền kháng sinh liên tục qua đường tĩnh mạch và thực hiện càng sớm càng tốt.
Nếu là một cuộc tấn công khủng bố sinh học, cá nhân tiếp xúc với bệnh than sẽ được cho thuốc kháng sinh trước khi biểu hiện bệnh xuất hiện.
Ngoài ra, đây là một bệnh cần được thông báo rộng rãi. Tức là ngay khi có 1 trường hợp bị bệnh than, các cơ quan quản lý cần phải thông báo, mô tả đặc điểm bệnh để các cá nhân liên quan có thể nhận diện cách phòng ngừa cũng như nhận được cách điều trị phù hợp nhất.
Phòng ngừa bệnh than như thế nào?
Video đang HOT
Các cơ quan y tế có thể ngăn ngừa lây nhiễm bệnh than bằng cách không cho động vật nhiễm bệnh tiếp xúc với người và động vật khỏe mạnh.
Ngoài ra có thể tiêm vắc-xin cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao (ví dụ như bác sĩ thú y, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhân viên của các nhà máy dệt chế biến lông dê nhập khẩu, và các thành viên của các lực lượng vũ trang – phòng ngừa chiến tranh sinh học). Hiện nay, hầu hết các loại vắc-xin được tiêm vào mỡ hay cơ dưới da.
Nghiên cứu ban đầu trên động vật cho thấy sẽ có thể có vắc-xin dạng uống. Uống thuốc sẽ đơn giản, dễ dàng và an toàn, hiệu quả hơn là tiêm.
Để chủ động phòng ngừa, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Tránh ăn các loại thịt chưa nấu chín.
- Tránh tiếp xúc với vật nuôi hay bất kỳ sản phẩm nào của vật nuôi nhiễm bệnh.
- Lựa chọn các phương pháp bảo vệ như vắc-xin
- Tránh đi chân trần ở những nơi có động vật (như trang trại)
- Băng những vùng bị tổn thương lại
- Đi khám ngay khi nghi ngờ
- Tránh mở các thư lạ
Theo Dân Trí
3 con đường lây nhiễm bệnh than
Bệnh than không chỉ nguy hiểm bởi hình thức biểu hiện đáng sợ mà còn bởi khả năng tồn tại cực lâu trong môi trường (có thể lên ti 48 năm). Vậy nó lây lan như thế nào và thời gian ủ bệnh ra sao?
Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm đe dọa cuộc sống bình thường ảnh hưởng đến động vật, đặc biệt là động vật nhai lại (như dê, bò, cừu và ngựa). Bệnh than có thể được truyền sang người do tiếp xúc vi động vật bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm của chúng.
Trong những năm gần đây, bệnh than đã nhận được rất nhiều sự chú ý vì nó đã trở nên rõ ràng rằng nhiễm trùng cũng có thể được lây lan bởi một cuộc tấn công khủng bố sinh học hoặc bằng chiến tranh sinh học. Bệnh than không lây lan từ người này sang người khác.
Nguyên nhân
Thủ phạm chính gây bệnh than là vi khuẩn Bacillus anthracis. Khuẩn này được phát hiện bởi một bác sĩ người Đức và là nhà khoa học, TS Robert Koch.
Dưi kính hiển vi, vi khuẩn này trông giống như 1 cái que ln.
Ở trong đất, chúng tồn tại dưi dạng bảo tử và có thể sống ti 48 năm.
Cơ chế nhiễm bệnh
Bệnh than có thể lây nhiễm sang người theo 3 cách:
- Phổ biến nhất là nhiễm qua da, gây ra t thương đáng sợ nhưng thường tự "bay" mất mà không cần điều trị.
- Nếu nuốt phải khuẩn than có thể mắc bệnh rất nặng, thậm chí là tử vong.
- Nặng nhất là lây qua đường hô hấp, khuẩn than sẽ xâm nhập được vào các tuyến bạch huyết ở ngực, sinh sôi nảy nở và sản xuất các chất độc gây tử vong.
Thời gian ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh tương đối ngắn, thường từ 1-5 ngày. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, thời kỳ ủ bệnh của bệnh than khá âm thầm, khó nhận biết.
Biểu hiện của bệnh
Nhiễm khuẩn trên da: Trên da sẽ xuất hiện 1 chấm màu nâu đỏ và ln dần lên như một t bỏng rộp và cứng. Tại tâm của t rộp sẽ có một lỗ thủng, nưc đỏ sẽ chảy ra và xuất hiện lp vảy màu đen. Kèm vi hiện tượng trên da này là hạch bạch huyết ở gần khu vực đó bị sưng.
Các biểu hiện khác gồm đau cơ, đau đầu, sốt, buồn nôn và nôn mửa.
Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 6 tuần nhưng nếu không được điều trị kháng sinh thích hợp, bệnh nhân có thể tử vong.
Hít phải khuẩn than: Các biểu hiện ban đầu rất mờ nhạt, giống như cúm. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và có thể gây suy hô hấp nặng, sốc, hôn mê và tử vong.
Khuẩn than lây qua đường hô hấp không gây viêm phổi mà chui vào hạch bạch huyết, tiết ra chất độc lan khắp cơ thể, gây hoại tử hạch bạch huyết ở ngực.
Dù được điều trị kháng sinh, phần ln các trường hợp nhiễm khuẩn than qua đường hô hấp vẫn tử vong vì các thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việcu diệt vi khuẩn nhưng không thể phá hủy các độc tố chết người mà khuẩn than tiết ra.
Ăn phải khuẩn than: Khuẩn than nhiễm vào a là do ăn thịt nhiễm bệnh chưa nấu chín. Biểu hiện chính là buồn nôn, chán ăn, đau bụng,u chảy ra máu và sốt. Các vi khuẩn than sẽ xâm nhập qua thành ruột. Sau đó, nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể qua huyết mạch dòng máu (nhiễm trùng huyết) vi độc tính gây chết người.
Theo Dân Trí
Tác dụng của thực phẩm lên men Người cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận không nên ăn hoặc hạn chế ăn mắm, dưa, cà muối. Lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác dụng của các men (enzyme) của vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men là vi khuẩn, nấm men, nấm...