Điều tra vụ vỡ hồ chứa tại nhà máy mì làm chết người
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ nguyên nhân gây tai nạn lao động tại Công ty TNHH Tinh bột sắn Kon Tum làm chết người.
Sáng 17/2, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã ký văn chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH tinh bột sắn Kon Tum ( xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) làm 1 người chết.
Hiện trường vụ vỡ hồ chứa nhà máy mì làm 1 người chết (Ảnh: LT).
Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Y tế, UBND huyện Sa Thầy và các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân gây ra tai nạn lao động tại Công ty TNHH Tinh bột sắn Kon Tum. Báo cáo, đề xuất về UBND tỉnh trước ngày 10/3 để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Trước đó, vào khoảng 0h55 ngày 5/2, ông Mai Văn Lập và ông Đặng Văn Khoa (công nhân môi trường Công ty TNHH Tinh bột sắn Kon Tum) đang tiến hành giao ca thì nghe tiếng nước chảy lớn tại hồ xử lý môi trường số 2, phát hiện bờ hồ bị bục khoảng 2m.
Ngay lập tức, ông Khoa chạy lại cửa xả nước của hồ số 2 (cách vị trí bị bục khoảng 20m) để xả nước nhằm giảm áp lực nước cho hồ. Khoảng 2 phút sau, ông Khoa quay lại nhưng không thấy ông Lập nên báo cáo Ban giám đốc công ty tiến hành tìm kiếm người.
Ngay sau đó, UBND huyện Sa Thầy đã thành lập Ban Chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, xử lý vụ việc. Cơ quan chức năng đã huy động 100 CBCS gồm các lực lượng công an, quân đội, dân quân, thanh niên địa phương cùng các trang thiết bị, máy móc tham gia tìm kiếm nạn nhân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Ngọc Sâm đã đến hiện trường chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân, khắc phục hậu quả vụ việc.
Video đang HOT
Đến khoảng 4h ngày 9/2, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân và tiến hành khám nghiệm tử thi, hoàn tất thủ tục bàn giao thi thể cho gia đình nạn nhân để mai táng theo phong tục
Tiếp tục gay cấn vụ đào được gỗ dưới lòng đất ở Kon Tum
Sau quá trình điều tra, cơ quan công an đã ra quyết định xử phạt và yêu cầu người đàn ông trả lại số gỗ đã đào dưới lòng đất cho nhà nước.
Ngày 16-7, ông Lê Quang Nam (SN 1978, trú tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) cho biết vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi 'Chiếm giữ tài sản của người khác' của Công an huyện Sa Thầy.
Tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Cơ quan công an xác định ông Nam vi phạm điểm đ, khoản 2, điều 15, nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cơ quan công an tiến hành kiểm tra số gỗ mà ông Nam trục vớt khi san lấp mặt bằng
Ông Nam bị xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng về hành vi 'Chiếm giữ tài sản trái phép'.
Ngoài ra, cơ quan công an cũng buộc ông Nam phải trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép cho nhà nước là 4 hộp gỗ xẻ có tổng khối lượng hơn 4,3m3 và 6 tấm bìa gỗ phay, nhóm VI. Hiện số gỗ trên hiện đang được tạm giữ tại cơ quan công an huyện Sa Thầy.
Sau khi nhận quyết định xử phạt, ông Nam không đồng tình mà cho rằng sau khi phát hiện cây gỗ ở dưới ruộng, thỏa thuận với chủ đất để lấy cây gỗ thay cho tiền công thì đã báo UBND xã Sa Sơn và được đồng ý cho trục vớt, đưa cây gỗ lên.
Do đó, ông Nam bỏ nhiều tiền, công sức mới đưa được cây gỗ lên bờ thì lại bị cơ quan công an bắt giữ.
'Tôi không am hiểu pháp luật, chỉ biết rằng đã bỏ tiền của, công sức đưa cây gỗ lên và giờ bị xử lý việc chiếm giữ tài sản của người khác. Tôi đã thỏa thuận với chủ đất để lấy cây gỗ này thay cho công san lấp, vậy người khác ở đây là ai' - ông Nam nói.
Ông Nam cho biết đã bỏ nhiều tiền của, công sứ để trục vớt cây gỗ từ lòng đất đưa lên trên
Phân tích về vụ việc, Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP HCM cho biết trường hợp này có thể áp dụng Điều 229 Bộ Luật dân sự, việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy.
Trước tiên, cơ quan chức năng phải xác định giá trị tài sản được tìm thấy. Người tìm thấy tài sản sẽ được nhận lại chi phí tìm kiếm, bảo quản đã bỏ ra.
Phần giá trị còn lại nếu nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (1.490.000 đồng) thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Khi chưa xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị vùi lấp, chìm đắm mà cơ quan công an đã ra quyết định xử phạt và thu hồi số gỗ trên là chưa phù hợp.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin vào tháng 3-2022, ông Nam nhận san lấp mặt bằng thuê cho người dân xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy.
Trong quá trình san lấp, ông Nam phát hiện một cây gỗ lớn được vùi sâu trong lòng đất. Ông Nam đã thỏa thuận với chủ nhà để được lấy cây gỗ này thay cho tiền công san lấp.
Sau đó, ông Nam đã báo việc phát hiện khúc gỗ trên cho UBND xã Sa Sơn và đề nghị cho phép được đào khúc gỗ để sử dụng.
UBND xã Sa Sơn đã cho người kiểm tra, lập biên bản hiện trường xác minh sự việc. Biên bản kiểm tra ghi rõ: 'Nghiêm cấm sau khi trục vớt không được buôn bán, trao đổi thương mại. Đề nghị ông Nam sau khi trục vớt xong báo cáo UBND xã để cử lực lượng xuống kiểm tra và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật'.
Tuy nhiên, sau khi đào được khúc gỗ lên, ông Nam tiến hành xẻ hộp, đưa đến cơ sở mộc để gia công và bị Công an huyện Sa Thầy bắt giữ.
Kon Tum: Tìm kiếm công nhân nhà máy mì mất tích, nghi là rơi xuống bể lọc nước thải Lực lượng chức năng đang tìm kiếm một nạn nhân là công nhân mất tích nghi là rơi xuống bể lọc nước thải nhà máy mì Sa Bình (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Sáng 7/2, lãnh đạo UBND xã Sa Bình (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) xác nhận đang phối hợp với Nhà máy mỳ Sa Bình (xã Sa Bình) tìm...