Bắt chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân vì thao túng thị trường chứng khoán
Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Thành Nhân, chủ tịch HĐQT Công ty CP Louis Holdings, để điều tra nghi vấn thao túng thị trường chứng khoán.
Ông Đỗ Thành Nhân, chủ tịch HĐQT Công ty CP Louis Holdings – Ảnh: Louis Holdings
Ngày 20-4, trung tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án “ thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt, Công ty cổ phần Louis Holdings.
Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Đỗ Thành Nhân, chủ tịch Louis Holdings. Ông Nhân bị điều tra về tội thao túng thị trường chứng khoán.
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sá.t nhâ.n dân tối cao phê chuẩn. Cơ quan điều tra cũng thực hiện khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Nhân để phục vụ công tác điều tra.
Đồng thời cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 người khác gồm: Đỗ Đức Nam, tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt; Trịnh Thị Thúy Linh, giám đốc hành chính Công ty cổ phần Louis Holding và Lê Thị Thùy Liên, nhân viên dịch vụ tài chính Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt.
Các bị can (từ trái qua): Đỗ Thành Nhân, Đỗ Đức Nam, Trịnh Thị Thúy Linh và Lê Thị Thùy Liên – Ảnh: CACC
Kết quả điều tra ban đầu xác định ông Đỗ Thành Nhân đã thông đồng với Đỗ Đức Nam và một số người khác sử dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán thực hiện mua, bán và lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Louis Capital (mã TGG), Công ty cổ phần Louis Land (mã BII) và các mã chứng khoán khác trái quy định pháp luật, thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng.
Mới đây, hồi cuối tháng 1, Công ty chứng khoán Trí Việt (TVB) do bị can Đỗ Đức Nam làm tổng giám đốc bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định phạt tổng cộng 310 triệu vì vi phạm nhiều lỗi. Trong đó, công ty này bị phạt 250 triệu đồng vì cung cấp dịch vụ ứng trước tiề.n bán chứng khoán cho khách hàng nhưng không báo cáo và không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Cơ quan điều tra thực hiện khám xét trụ sở Trí Việt tối 20-4 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Số tiề.n còn lại do công ty bị phạt vì bố trí nhân viên chưa có chứng chỉ hành nghề thực hiện nghiệp vụ chứng khoán. Ngoài ra, Chứng khoán Trí Việt còn bị nhận hình phạt bổ sung là đình chỉ dịch vụ ứng trước tiề.n bán trong hai tháng.
Giữa tháng 3, Công ty cổ phần Louis Holdings bị phạt tiề.n và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong 2 tháng vì mua “chui” cổ phiếu công ty con.
Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt hành chính Louis Holdings hơn 161,2 triệu đồng và áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong 2 tháng. Nguyên nhân là doanh nghiệp này đã giao dịch cổ phiếu TGG của Công ty cổ phần Louis Capital vượt quá giá trị đăng ký.
Theo đó, ngày 11-11-2021, Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân đăng ký giao dịch mua 3,6 triệu cổ phiếu TGG. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã mua hơn 4,6 triệu cổ phiếu, vượt hơn 1 triệu cổ phiếu so với đăng ký.
Đầu năm nay, Louis Capital thuộc hệ sinh thái “họ Louis”, cũng bị phạt 232,5 triệu đồng với nhiều lỗi như vi phạm công bố thông tin, không đảm bảo cơ cấu và số thành viên hội đồng quản trị độc lập, không bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty theo quy định…
Năm ngoái, Công ty cổ phần Louis Holdings nổi lên khi từ một công ty gạo lại đứng ra thâu tóm nhiều doanh nghiệp đa ngành, tạo dựng hệ sinh thái “họ Louis”.
Chỉ trong một năm, doanh nghiệp của ông Đỗ Thành Nhân đã trở thành cổ đông lớn của 5 đơn vị gồm Công ty cổ phần Louis Capital (TGG), Công ty cổ phần Louis Land (BII), Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar – LDP), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex – AGM) và Công ty cổ phần Sametel (SMT).
Giá cổ phiếu từng tăng 6.000%
Thời điểm tháng 9-2021, nhóm cổ phiếu thuộc nhóm Louis liên tục tăng cao, một số phiên liên tiếp tăng giá trần. Đáng chú ý nhất, sau khi đại gia buôn gạo Đỗ Thành Nhân và nhóm cổ đông liên quan đến Louis Holding thâu tóm, Đầu tư và xây dựng Trường Giang (TGG) đổi tên thành Louis Captial. Cũng từ đây, TGG trở thành tâm điểm khi kéo tăng trần hàng chục phiên.
Cổ phiếu TGG đã có khoảng thời gian tăng phi mã, lập đỉnh 74.800 đồng vào tháng 9-2021, tăng 6.000% so với thị giá 1.200 đồng hồi đầu năm.
Đến thời điểm tháng 11-2021 thì ông Nhân có đơn từ nhiệm, rút vốn và rời khỏi hội đồng quản trị TGG.
Hàng loạt cổ phiếu khác liên quan đến ông Nhân và “nhóm Louis” bỗng thành “siêu cổ”, nối nhau lập đỉnh giữa tháng 9 này, với mức tăng từ 150 – 600% so với hồi đầu năm.
Sau khi nhóm cổ phiếu liên quan đến ông Nhân được “thổi” lên mức giá cao không tưởng thì những phiên liên tiếp rớt giá thê thảm, giảm sàn 5 – 6 phiên liên tục “nhốt nhà đầu tư”.
Thời điểm đó nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề bởi nhóm cổ phiếu nhóm Louis quay đầu lao dốc, mỗi ngày có 20 – 30 triệu cổ phiếu dư bán sàn, trắng bên mua, mất thanh khoản.
Trong đó, BII (Louis Land) có mức biến động giảm sâu nhất (-40%) trong “họ Louis”. Các mã còn lại như TGG (Louis Capital), APG (Chứng khoán APG), AGM (Xuất nhập khẩu An Giang), SMT (Sametel), TDH (Thu Duc House), DDV (Dap – Vinachem), VKC (Cáp nhựa Vĩnh Khánh) có mức giảm từ 15 – 30%.
Ông Trịnh Văn Quyết được hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính
C03 đã có văn bản đề nghị ủy ban hủy bỏ quyết định số 34 xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an chiều 5/4 xác nhận, ngày 5/4, bà Trịnh Thị Thúy Nga (em gái Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội Thao túng thị trường chứng khoán. Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, bà Nga có vai trò đồng phạm, giúp sức cho anh trai là ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra thông báo hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 34 ngày 18/1/2022 đối với ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn FLC (hiện ông Đặng Tất Thắng thay vị trí này, sau khi ông Quyết bị bắt để điều tra về hành vi thao túng chứng khoán).
Nội dung của quyết định số 34 là phạt hành chính 1,5 tỉ đồng và đình chỉ 5 tháng giao dịch đối với ông Trịnh Văn Quyết vì có hành vi "bán chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC. Theo ủy ban, lý do hủy bỏ quyết định xử phạt trên là vì ngày 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết.
C03 đã có văn bản đề nghị ủy ban hủy bỏ quyết định số 34 xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết (căn cứ điều 4 Bộ luật hình sự năm 2015; điều 5, điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 3 điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính; điể.m g khoản 1 điều 13 nghị định số 118/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính).
Cũng trong ngày, Ủy ban Chứng khoán thông báo ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Hương Trần Kiều Dung - thành viên hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC (Thanh Xuân, Hà Nội) - vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cụ thể, theo quy định thành viên hội đồng quản trị của một công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên hội đồng quản trị tại quá 5 công ty khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 5/2020 đến tháng 10-2021, bà Hương Trần Kiều Dung là thành viên hội đồng quản trị của Tập đoàn FLC, đồng thời giữ vị trí này tại 6 công ty khác.
Trong vụ việc này, ủy ban xử phạt bà Dung 70 triệu đồng, có áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người vi phạm hành chính đã tự nguyện khắc phục hậu quả".
Cơ quan chức năng xác định từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS (Công ty CK BOS) và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn.
Mục đích nhằm tạo ra cung, cầu giả, đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 lên giá cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%).
Sau đó, ông Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiề.n 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiề.n khoảng 530 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng nhận định ông Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty liên quan vụ thao túng thị trường chứng khoán, che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra ngày 10/1, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
UBCKNN cũng đã yêu cầu FLC thực hiện công bố thông tin theo quy định, đồng thời khuyến nghị các nhà đầu tư bình tĩnh, phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.
Những hình ảnh "nóng" khám xét trụ sở FLC Như CAND online đã đưa tin, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết; đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm liên quan. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra, xác minh đối với ông Trịnh Văn Quyết,...