Điều tra tham nhũng ở một trường dành cho trẻ khuyết tật
Người đứng đầu trường học tự trả lương quá cao làm tăng sức ép cho ngân sách nhà nước dẫn đến việc phải sa thải nhân viên…
Con gái của Kathleen Cervasio, Gina, 12 tuổi, bị chứng liệt não nên liệt cả tứ chi và không biết nói. Mẹ bé cho biết bé đã may mắn được nhận vào Trường Henry Viscardi, một trong số 11 trường công lập được nhà nước tài trợ dành cho trẻ khuyết tật ở New York.
Mẹ đang giúp Gina – bị chứng liệt não đang luyện tập
(Ảnh New York Times)
Bà Cervasio (một giảng viên đào tạo y tá) kể rằng các chương trình giáo dục và phục hồi của nhà trường là rất tuyệt vời, với những dịch vụ mà gia đình bà không bao giờ có thể chi trả nổi. Chi phí cho mỗi học sinh ở Henry Viscardi là 74.331USD – gấp khoảng 5 lần chi phí giáo dục cho một học sinh bình thường – và được chi trả hầu như hoàn toàn bởi những người đóng thuế.
“Tôi vô cùng biết ơn”, bà Cervasio nói. “Gina có một nhân viên xã hội tuyệt vời luôn hiểu nó và có thể làm cho nó trầm tỉnh mà không một ai khác giống như thế.”Trung tâm chỉnh hình, do các chuyên viên vật lý trị liệu điều hành, sửa xe lăn cho Gina khi bị hư, hoặc điều chỉnh cho phù hợp khi bé lớn dần lên.”Hồ bơi là nơi yêu thích nhất của nó. Đó là lúc duy nhất cháu có thể thả lỏng các cơ bắp, thả nổi mình trên mặt nước – thậm chí cháu được giúp đở để có thể đứng lên.”
Nhưng hình ảnh đẹp đẽ danh tiếng này của nhà trường đã chuyển thành nhơ nhuốc trong tháng vừa qua. Một cuộc kiểm toán từ văn phòng quản lý bang đã phát hiện có khoảng 835.000 USD được sử dụng sai mục đích trong năm 2008 và 2009, phần lớn số tiền này nằm trong khoản tiền lương và trợ cấp lên đến 1,25 triệu cho hiệu trưởng Edmund L. Cortez trong thời gian nói trên. Số tiền này phải được hoàn trả theo lệnh của nhà nước.
Vài tuần sau, vào ngày 1/5, để đối mặt với việc thâm hụt ngân sách, nhà trường đã thông báo giảm biên chế 9 nhân viên. Người làm công tác xã hội mà Gina yêu quý cùng với một nhân viên vật lý trị liệu và một nhân viên cứu đắm phải ra đi. Trung tâm chỉnh hình và hồ bơi của trường sẽ bị đóng cửa.
Video đang HOT
Các bậc phụ huynh giận dữ. “Tôi không thể tin có người lại có thể nhận loại tiền lương đó”, bà Cervasio nói. “Họ đã sử dụng các con chúng tôi để làm giàu”. Sáu phụ huynh và hai nhân viên bị sa thải cho biết khi họ cố khiếu nại hồi tuần qua thì đã bị ngăn chặn tham dự các cuộc họp hội đồng nhà trường.
Wanda O”Brien, một nhân viên xã hội với mức lương 58.000 USD một năm và đã bị mất việc trong đợt giảm biên chế năm 2009, nói mọi người rất sợ ông Cortez. “Nếu ai đó viết thư gửi ban hội đồng để khiếu nại về ông ta, thì hội đồng sẽ chuyển nó cho ông ta. Những học sinh này là những đứa trẻ yếu ớt nhất, và chúng đang phải trả giá cho những gì mà người đàn ông này chiếm đoạt.”
Ngoài khoản tiền 1,25 triệu USD ông Cortez đã nhận, ông ta đã tích lũy được một khoản tiền bồi thường trong suốt 12 năm lên đến 1,36 triệu USD, theo dữ liệu thuế mới nhất. Ông ta cũng đã được cấp một ngôi nhà trên đất của nhà trường và một chiếc xe hơi cao cấp Lexus được thuê, và cả hai đều miễn phí.
Ông Cortez đã nghỉ hưu hồi tháng 1/2011, hai tháng sau khi một bản sơ kết kiểm toán được gửi đến trường. Nhiều người cố gắng tiếp xúc ông ta nhưng đều không thành công. Phát ngôn viên của nhà trường, Katherine Heaviside cho biết bà và các nhân viên khác đang trong tiến trình thay đổi các chính sách của trường và dự định hoàn trả số tiền 835.074 USD.
Theo GDVN
Nghịch lý tại trường tiểu học Bình Minh
Không chỉ lạm thu tiền xây dựng, tiểu học Bình Minh còn giấu số lượng học sinh thực tế, trả lương cho cán bộ đã nghỉ việc hơn 2 năm...
Gần đây, nhiều giáo viên Tiểu học Bình Minh, (thành lập năm 1993 dưới sự quản lý của Sở GD&ĐT) gửi đơn tới VnExpress.net tố cáo những sai phạm liên quan tới thu chi tài chính, phí xây dựng, khoản thu của học sinh...
Theo đó, từ nhiều năm nay, số học sinh các lớp của Tiểu học Bình Minh đều lên tới gần 60 em nhưng trường chỉ báo cáo với Sở sĩ số mỗi lớp là 45 em, và số học sinh thừa ra này được gọi là học sinh "dự thính".
"Mỗi khi Sở về kiểm tra, số học sinh này thường được đưa ra... công viên ngồi chơi. Hằng tháng, một học sinh phải đóng học phí và tiền ăn là gần 900.000 đồng, vậy khoản tiền thu của các học sinh ngoài sổ sách này có được kê khai đầy đủ?", một giáo viên đặt câu hỏi.
Trước mỗi năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội đều yêu cầu các trường công lập không được phép thu tiền xây dựng trường của học sinh nhưng theo phản ánh của giáo viên, nhiều năm nay Tiểu học Bình Minh vẫn đều đặn thu tiền xây dựng theo mức: lớp 1 thu 500.000 đồng, lớp 2 đến lớp 5 thu 200.000 đồng. Thậm chí, ngay cả học sinh khuyết tật mới vào trường cũng phải nộp 200.000 đồng tiền xây dựng.
Là trường công lập trực thuộc Sở GD&ĐT nhưng lâu nay Tiểu học Bình Minh vẫn đưa ra những khoản thu vô lý, thậm chí, đối với cả học sinh khuyết tật. Ảnh: Tiến Dũng.
Trong buổi làm việc với VnExpress.net, Hiệu phó Đinh Văn Đoàn cho biết, Tiểu học Bình Minh là một trong 3 cơ sở dạy trẻ khuyết tật của thành phố. Hiện trường có 830 học sinh và chừng 70 cán bộ, giáo viên, trong đó 195 em khuyết tật và 30 biên chế cho khối này. "Là trường công lập tự chủ một phần về tài chính nên tất cả những gì liên quan đến trẻ khuyết tật đều được Nhà nước cấp. Còn những chi phí liên quan đến học sinh tiểu học bình thường một phần nguồn thu từ cha mẹ học sinh", ông Đoàn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trước những chứng từ chứng minh nhà trường đã thu tiền của học sinh khuyết tật, ông Đoàn bộc bạch: " Quy định thì chung, nhưng khi vận dụng thì phải hết sức đặc thù. Tất cả việc này đều có ý kiến của Sở".
Theo ông, cơ sở được nhà nước cấp từ năm 1993 nay đã cũ nát nên nếu không có nguồn thu, nguồn hỗ trợ nào thì trường không thể duy trì hoạt động. Hơn nữa, "đây chỉ là chia sẻ một phần chứ không phải là tiền xây dựng".
Lý giải việc trường báo cáo sai sĩ số học sinh, ông Đoàn nói: " Quy định là mỗi lớp 45 cháu nhưng trường ở nội thành, có uy tín nhất định nên nhu cầu xin vào đông. Cũng theo ông, do giấu số lượng học sinh nên khi đoàn kiểm tra đến, trường phải chuyển các cháu "dự thính" ra ngoài bởi: "Rõ ràng là khi đã giấu thì phải làm từ đầu đến cuối. Người ta sẽ đếm đầu học sinh, nếu thừa thì phải nhắc các cháu ra".
Trường Tiểu học Bình Minh nằm cách văn phòng Sở GD&ĐT chừng 100 mét. Ảnh: Tiến Dũng.
Đáng lưu ý, bà Đặng Thị Thúy (49 tuổi) - nhân viên nhà bếp - đã không làm việc ở trường được hơn 2 năm nhưng đến quý III năm 2010, bà Thúy vẫn có tên trong bảng lương của trường. Theo đó, mỗi tháng bà Thúy được nhận là 1,9 triệu đồng.
Trả lời về vấn đề này, ông Đoàn khẳng định không hề biết việc bà Thúy nghỉ việc mà vẫn có lương.
Trao đổi qua điện thoại với VnExpress.net, bà Đặng Thị Thúy cho biết, đã xin nghỉ việc không lương hơn 2 năm qua để chữa bệnh và làm việc nhà, cách Hà Nội 50 km. "Từ hồi nghỉ, tôi chưa về trường và cũng chưa nhận tháng lương nào. Tôi cũng không hiểu sao không còn làm việc ở trường mà vẫn có lương", bà Thúy nói.
Chiều 22/11, trả lời VnExpress.net, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thị Ngọc Bích cho biết, ở Tiểu học Bình Minh, học sinh khuyết tật thuộc hệ công lập còn học sinh bình thường là bán công, phải thu tiền để bù đắp chi phí. Do là hệ công lập nên học sinh khuyết tật không phải đóng gì, kể cả phí xây dựng trường. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc trường vẫn thu tiền xây dựng của học sinh khuyết tật, bà Bích nhắc lại: "Các trường công lập không thu khoản xây dựng. Trường Bình Minh xin phép ở đâu thì tôi không biết".
Tiến Dũng
Theo VnExpess
Giáp Tết: Trắng đêm rút tiền ATM Gần tết, nhiều doanh nghiệp (DN) vào đợt cao điểm chi trả lương, thưởng tết cho người lao động. Tại các khu chế xuất, khu công nghiệp - nơi hầu hết DN trả lương qua thẻ - nhiều công nhân phải thức trắng đêm chờ rút tiền từ máy ATM. Hàng chục người ngồi trên ghế đá, số khác ngồi tạm các gờ...