Điều tra quốc tế với 130 doanh nghiệp vận chuyển hàng cấm cho Triều Tiên
Liên hợp quốc và các nước liên quan đang tiến hành điều tra đối với ít nhất 40 tàu và 130 doanh nghiệp bị nghi ngờ có dính líu tới các hoạt động vận chuyển hàng hóa bị cấm cho Triều Tiên.
Theo Tạp chí Phố Wall, Triều Tiên vẫn đang tiếp tục nhập lậu hàng hóa bị cấm theo nghị quyết cấm vận của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, thông qua các tàu trên biển.
Dẫn lời một nguồn tin ngoại giao Liên hợp quốc, Tạp chí Phố Wall cho biết các tàu này bị nghi ngờ đã tiến hành khoảng 200 vụ chuyển tải trái phép xăng dầu, than đá của Triều Tiên. Hiện tại, vẫn chưa rõ các tàu đó có thuộc sở hữu của Triều Tiên hay không, nhưng một số tàu được đăng ký quốc tịch Đài Loan hoặc Togo.
Trong vòng từ tháng 1 tới trung tuần tháng 8 năm nay, đã có hơn 20 tàu chở dầu vận chuyển xăng dầu cho Bình Nhưỡng, chia làm ít nhất 148 đợt. Lượng xăng dầu được vận chuyển trái phép có thể cao gấp 5 lần so với hạn mức cho phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là 500.000 thùng/năm.
Cuối năm 2017, Hàn Quốc đã bắt tàu Lighthouse Winmore, treo cờ Hong Kong (Trung Quốc), chở dầu cho Triều Tiên.
Theo nguồn tin này, có 5 nước như Mỹ, Úc, Nhật Bản, đang sử dụng thiết bị trinh sát hàng không để giám sát hoạt động chuyển tải trái phép hàng hóa bị cấm thông qua tàu của Triều Tiên.
Hồi tháng 9, Mỹ và các nước đồng minh đã lập ra một “Liên minh đa quốc gia”, nhất trí tăng cường giám sát các vi phạm cấm vận của Triều Tiên. Trong các nước này có Anh, Australia, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tổ chức đào tạo, huấn luyện cho quan chức quản lý của hơn 20 nước thuộc khu vực Thái Bình Dương và châu Phi, nhằm hỗ trợ về năng lực giám sát đối với các tàu vận tải trái phép của Triều Tiên.
Video đang HOT
Minh Thu (Theo KBS)
Theo doanhnghiepvn
Những bước ngoặt lịch sử trên bán đảo Triều Tiên
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 và 2007 đã mở ra những cơ hội hợp tác chưa từng có giữa Triều Tiên và Hàn Quốc và cũng là bài học cho hội nghị thượng đỉnh 2018.
Cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27/4 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đánh dấu hội nghị thượng đỉnh liên Triều thứ ba giữa hai nước sau các hội nghị vào năm 2000 và 2007.
Hội nghị được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hòa giải, hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên - hai quốc gia vốn vẫn trong tình trạng chiến tranh kỹ thuật từ năm 1953.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra từ ngày 13-15/6/2000 giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Ông Kim Jong-il đã đích thân ra tận sân bay để đón nhà lãnh đạo Hàn Quốc.
Đây là hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên trong lịch sử. Trong ảnh: Cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung tham dự hội nghị thượng đỉnh mở rộng liên Triều.
Tại hội nghị thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo đã ký một loạt thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng, thúc đẩy nỗ lực tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Trong ảnh: Hai nhà lãnh đạo Triều Tiên, Hàn Quốc duyệt đội quân danh dự của Triều Tiên.
Hội nghị đã mở ra một giai đoạn hợp tác mới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc với sự ra đời của khu du lịch núi Geumgang và khu công nghiệp chung Kaesong. Trong ảnh: Cựu Tổng thống Kim Dae-jung và cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trao đổi bản "Tuyên bố chung liên Triều".
Cựu Tổng thống Kim Dae-jung và cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il cùng nắm tay hát bài "Ước nguyện của chúng ta".
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 2 diễn ra từ ngày 2-4/10/2007 giữa Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại thủ đô Bình Nhưỡng. Trong ảnh: Hai nhà lãnh đạo duyệt đội quân danh dự của Triều Tiên.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh vòng đàm phán 6 bên về giải trừ hạt nhân của Triều Tiên có những tiến triển tích cực. Trong ảnh: Đoàn xe diễu hành trong lễ đón Cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun hướng tới Khải Hoàn Môn ở Bình Nhưỡng.
Tại hội nghị thượng đỉnh, Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí ra tuyên bố chung kêu gọi thay thế hiệp định đình chiến bằng một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Trong ảnh: Hai nhà lãnh đạo dự tiệc cùng nhau sau hội nghị thượng đỉnh.
Hai bên cũng nhất trí lập một khu vực đánh cá chung dọc theo ranh giới biển tranh chấp ở phía Tây để ngăn ngừa những vụ xung đột. Trong ảnh: Ông Roh Moo-hyun và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam trồng cây lưu niệm tại Bình Nhưỡng.
Cựu Tổng thống Roh Moo-hyun và phu nhân bước qua đường ranh giới quân sự ở biên giới liên Triều vào ngày 4/10/2007.
Minh Phương
Ảnh: Koreasummit.net
Theo Dantri
Tổng thống Trump tuyên bố có thể không gặp ông Kim Jong-un Tổng thống Donald Trump vẫn để ngỏ khả năng không diễn ra hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dù ông chủ Nhà Trắng thừa nhận đang cân nhắc một số phương án gặp mặt. Tổng thống Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: WSJ) Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump ngày 26/4 cho biết...