Điều tra lại từ đầu vụ án “giám đốc dỏm dùng búa truy sát nhà báo”
Cho rằng còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ, tòa án đã quyết định trả hồ sơ vụ án “giám đốc dỏm dùng búa truy sát nhà báo” cho cơ quan cảnh sát tiến hành điều tra lại từ đầu.
Đòi nợ bằng… búa
Chiều 26/9, TAND quận Gò Vấp, TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hữu Lợi (SN 1983, ngụ quận Tân Bình) về tội “Cố ý gây thương tích”.
Theo cáo trạng, trong quá trình giao thiệp với ông Nguyễn Đức Thành (Thư ký tòa soạn, Phó trưởng đại diện Văn phòng phía Nam của tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam), Lợi tự khoe mình là giám đốc một doanh nghiệp đang ăn nên, làm ra.
Tối 20/3/2012, Lợi bắt xe ôm từ quận 3 đến nhà của ông Thành ở Gò Vấp. Sau một hồi trò chuyện, Lợi bỗng dưng đòi ông Thành trả cho mình 150 triệu đồng đã vay trước đó. Bất ngờ vì bị đòi một khoản tiền “từ trên trời rơi xuống”, ông Thành phản ứng bằng việc bỏ đi xuống nhà bếp uống nước cho đỡ tức.
Bị cáo Lợi trước vành móng ngựa
Lợi xồng xộc đi theo ông Thành xuống bếp. Tại đây, Lợi tiếp tục đòi tiền. Ông Thành giải thích với Lợi là hãy bình tĩnh, ông không hề mượn tiền thì sao lại nằng nặc đòi tiền ông. Lợi liền lao vào dùng một tay kẹp cổ, tay còn lại cầm dao kề vào cổ của ông Thành để đòi tiền.
Hai bên giằng co khiến ông Thành bị thương ở cổ và con dao bị văng ra ngoài. Lợi liền xô ông Thành té ngã và lấy cái búa đóng đinh liên tiếp đánh nhiều nhát vào vùng đầu ông Thành. Thấy máu đầu ông Thành chảy nhiều, Lợi sợ hãi vứt bỏ búa bỏ chạy.
Sau khi bị Lợi tấn công, ông Thành được người dân đưa đi cấp cứu và may mắn thoát chết với thương tật là 30%. Còn Lợi, sau khi gây án đã cao chạy xa bay. Hơn 9 tháng sau, Lợi mới ra cơ quan công an đầu thú.
Đề nghị dựng lại hiện trường vụ án
Video đang HOT
Tại các phiên tòa lần trước, hai bên bị hại lẫn bị cáo đều có lời khai báokhác nhau. Trong phiên tòa lần này, ông Thành vẫn tiếp tục giữ nguyên quan điểm của mình là cần phải thay đổi tội danh đối với bị cáo Lợi từ “Cố ý gây thương tích” sang “Giết người” và truy tố thêm tội: “Vu khống”.
Ông Thành cho rằng mình không hề mượn tiền của Lợi. Cái búa đóng đinh là Lợi mang tới nhà mình. Bên cạnh đó ông Thành cho biết, kể từ khi quen biết Lợi (năm 2009) đến ngày xảy ra vụ án, ông chỉ có gặp Lợi vài ba lần vì thế không có chuyện Lợi cho mình mượn một số tiền lớn chỉ sau vài lần gặp mà lại không có giấy tờ cho vay mượn.
Ông Thành (ngồi) đề nghị cơ quan điều tra dựng lại hiện trường vụ án để làm rõ các tình tiết còn mâu thuẫn
Ông Thành nói thêm: “Tôi muốn đi giám định lại thương tật vì hiện tại tôi thấy sức khỏe của mình yếu hơn nhiều so với tỉ lệ thương tật 30% mà lúc trước cơ quan điều tra đưa ra”. Bên cạnh đó, ông Thành cũng kiến nghị dựng lại hiện trường vụ án để làm rõ hơn hành vi của Lợi.
Còn về phần mình, Lợi cho rằng, ông Thành đã cầm dao và hù dọa mình trước, tức giận, Lợi giật lại con dao nên làm đứt tay ông Thành. Còn cái búa là được lấy tại nhà ông Thành chứ không hề mang theo.
Sau khi kết thúc phần xét hỏi, nhận thấy vụ án còn nhiều tình tiết cần phải làm sáng tỏ, HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án về cho cơ quan công an điều tra lại từ đầu.
Trước đó ngày 4/6, TAND TPHCM đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vì đã vi phạm tố tụng, ghi sai tên Kiểm sát viên và Hội thẩm nhân dân.
Ngoài tội danh “Cố ý gây thương tích” đang bị xét xử, Lợi còn bị điều tra về tội “ Hủy hoại tài sản”. Theo cơ quan điều tra thì vào năm 2010, bà NguyễnThị Kim Loan (SN 1960, ngụ Q.3) cho Lợi thuê căn nhà của mình tại quận Tân Bình để Lợi mở quán cà phê.
Nhưng sau khi thuê được nhà, Lợi không hề buôn bán cà phê. Lợi cho thợ phá toàn bộ phần tường của căn nhà và lấy đi 12 bộ cửa trường, 10 bộ cửa sổ và tháo gỡ 6 dàn máy lạnh cùng nhiều đồ đạc khác của căn nhà. Tổng thiệt hại lên tới 700 triệu đồng.
Quế Sơn – Quang Bình
Theo dantri
Em bị chửi, anh giết người
"Bị cáo sống không mất lòng ai bao giờ. Chính anh Hảo đã tạo điều kiện cho bị cáo phạm tội. Bị cáo đã can ngăn nhiều lần nhưng anh Hảo vẫn cứ chửi nên bị cáo không kiềm chế được", Lê Nhật Đức khai trước tòa.
Sáng ngày 23/9, TAND tỉnh Nghệ An đưa vụ án giết người đối với bị cáo Lê Nhật Đức (SN 1959, trú tại xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa, Nghệ An) ra xét xử công khai. Ngay từ sớm, nhiều thân nhân của bị hại Nguyễn Đức Hảo đầu mang khăng tang, mang theo di ảnh của nạn nhân tới tham dự phiên tòa.
Đứng trước vành móng ngựa là người đàn ông mới hơn 50 tuổi nhưng trông già nua với mái tóc lơ phơ bạc. Thỉnh thoảng ông phải tì tay vào vành móng ngựa để trả lời câu hỏi của HĐXX. Tuy vậy, những lúc vẫn tranh luận, giọng nói của ông vẫn sang sang, đanh thép với những lí lẽ nhằm bảo vệ mình.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Nghệ An, tối ngày 18/4/2014, Lê Văn Tuệ, Lê Nhật Đức, Nguyễn Đức Hảo và một số người khác rủ nhau đánh bài ăn tiền tại nhà Lê Văn Tuệ (em trai của Đức). Đánh đến ván thứ 3 thì nảy sinh mâu thuẫn giữa Lê Văn Tuệ và Nguyễn Đức Hảo. Tuệ dùng chân đá vào mặt Hảo. Sau đó, được mọi người can ngăn, Nguyễn Đức Hảo ra về.
Bi cáo Lê Nhật Đức trước vành móng ngựa.
Một lúc sau, Nguyễn Đức Hảo quay lại, đứng trước cổng nhà Lê Văn Tuệ chửi. Lúc này trong nhà Tuệ ngoài Phan Thị Hợp (vợ Tuệ) còn có Lê Nhật Đức - anh trai Tuệ và Trương Hồng Công (hàng xóm). Nghe tiếng chửi, Lê Văn Tuệ đi ra cổng thì bị Nguyễn Đức Hảo giơ dao chém nhưng anh Tuệ tránh được và hô hoán lên đồng thời nhào vào giằng dao trên tay anh Hảo.
Nghe tiếng Tuệ hô bị chém, Trường Hồng Công, Lê Nhật Đức chạy ra thấy Hảo và Tuệ đang lăn lộn dưới đất và cố giằng co con dao. Trường Hồng Công giành được con dao rồi vứt sang vườn nhà bên cạnh. Lê Nhật Đức vào can ngăn Hảo và Tuệ ra đồng thời tát cho Tuệ một cái và đẩy Tuệ đi vào nhà. Sau khi đẩy Tuệ đi vào nhà Lê Nhật Đức quay sang đẩy anh Hảo về.
Nguyễn Đức Hảo không chịu về mà tiếp tục đuổi đánh Lê Văn Tuệ. Lê Nhật Đức đấm 2 cái vào mặt Hảo rồi đẩy Hảo về. Sau đó, Đức đi về nhà mình. Đi được khoảng 25m, Đức lại nghe tiếng Hảo chửi Tuệ. Lê Nhật Đức quay lại, đi vào nhà con trai Tuệ lấy một khúc củi gỗ dài khoảng 60cm tiến đến chỗ Hảo đánh mạnh vào mặt anh này khiến Hảo loạng choạng ngã về phía Đức.
Đức lùi lại dùng gậy đánh liên tiếp hai nhát vào phía sau vùng đầu anh Hảo làm nạn nhân ngã ngửa xuống đường. Sau khi gây án, Đức vứt gậy tại hiện trường rồi về nhà nằm ngủ. Khi đi qua nhà Tuệ, Đức còn dặn mọi người tắt điện đi ngủ. Sau khi về đến nhà, Đức gọi điện vào máy của anh Tuệ dặn mọi người tắt điện đi ngủ, đừng mở cửa ra ngoài đồng thời dặn xóa các cuộc điện thoại mà Đức gọi tới.
Người nhà nạn nhân Nguyễn Đức Hảo tới tham dự phiên tòa.
Sau khi bị đánh anh Nguyễn Đức Hảo đã chết tại chỗ. Khoảng 23h ngày 18/4/2014 người dân phát hiện thi thể anh Hảo ở bên vệ đường nên đã báo chính quyền địa phương. Đến 14h 19/4, Lê Nhật Đức đến Công an thị xã Thái Hòa đầu thú, khai báo hành vi phạm tội của mình.
Tại phiên tòa, Lê Nhật Đức thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, về nguồn cơn dẫn đến sự việc, Đức lại đổ hết tội lên đầu nạn nhân. "Thời trẻ bị cáo là nghề tổ chức đám cưới. Về già bị cáo làm nghề thầy cúng. Bị cáo tự thấy mình sống tốt, chưa bao giờ gây thù oán với ai. Sự việc lần này chính bị cáo cũng không hiểu sao lại như thế. Khi Hảo chửi bới, Tuệ chạy ra và xảy ra xô xát, bị cáo là người đã can ngăn 2 người. Thậm chí, bị cáo còn bênh anh Hảo mà tát em trai của mình. Nhưng chính nạn nhân đã tạo điều kiện cho bị cáo phạm tội. Sau khi can ngăn 2 người, bị cáo đã đi về thì anh Hảo vẫn tiếp tục chửi bới khiến bị cáo không kiềm chế được...".
Tuy nhiên, lập luận này của Lê Nhật Đức không nhận được sự đồng tình của HĐXX. Lời khai của bị cáo không thể biện minh cho hành động dùng thanh gỗ đánh liên tiếp vào mặt và vùng sau đầu nạn nhân khiến nạn nhân tử vong. Sau khi nạn nhân gục xuống, Lê Nhật Đức bỏ về nhà, bỏ mặc nạn nhân nằm ngoài đường cho đến khi được người dân phát hiện là đã tử vong. Không những thế, Đức còn chỉ đạo xóa hết lịch sử các cuộc gọi của Đức cho người khác nhằm trốn tránh trách nhiệm.
Lê Nhật Đức quỳ gối cầu xin sự tha thứ của người nhà bị hại khi được nói lời nói sau cùng trước khi HĐXX nghị án.
Luật sư bảo vệ quyền lợi của gia đình nạn nhân cho rằng nhiều chi tiết trong vụ án này chưa được làm sáng tỏ như hung khi sau khi gây án không rõ Đức vứt ở đâu, những người làm chứng đều là những người có mặt trong gia đình anh Tuệ và đều là người nhà hoặc họ hàng của bị cáo thì liệu có khách quan hay không? Trong các lời khai của nhân chứng có nói đến việc nghe thấy nhiều tiếng bốp vang lên, như vậy là có nhiều sự tác động vào đầu của nạn nhân, phải làm rõ chỉ mỗi mình bị cáo Đức tác động vào đầu nạn nhân hay có đồng phạm khác? Lời khai của bị cáo và những người làm chứng tại phiên tòa và tại cơ quan điều tra có nhiều mâu thuẫn với nhau. Luật sư và đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung lại vụ án.
Khi được nói lời nói sau cùng trước khi HĐXX nghị án, Lê Nhật Đức run run xin được làm một việc cá nhân. Được chủ tọa phiên tòa đồng ý, Lê Nhật Đức quay lại phía thân nhân của bị hại Nguyễn Đức Hảo rồi quỳ thụp xuống. "Tôi cầu xin vong hồn anh Hảo cùng gia đình tha thứ cho tôi. Xin mọi người hãy giơ cao đánh khẽ, mở rộng lòng thương, mong gia đình trồng cây đức, tưới cây nhân mà tha thứ cho tôi". Lê Nhật Đức cũng xin hội đồng xét xử xem xét để bị cáo được hưởng mức án nhẹ nhất có thể để còn có cơ hội trở về sum họp gia đình, được hưởng thú vui nhỏ nhoi lúc tuổi già là bế đứa cháu của mình trên tay.
Sau khi xem xét toàn diện các chứng cứ, HĐXX tuyên phạt Lê Nhật Đức 15 năm tù giam về tội giết người. Ngoài ra bị cáo còn buộc phải bồi thường cho gia đình bị hại 89 triệu đồng.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Can ngăn anh trai bị đánh bất thành, rút dao đâm chết người Thấy anh trai mình bị đánh, Hùng không ngừng can ngăn nhưng bất thành. Trong lúc hỗn loạn Hùng dùng dao tước đoạt đi mạng sống của đối thủ. Ngày 23/9, TAND tối cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và bác đơn kháng cáo, tuyên y án 7 năm 6 tháng tù về tội "Giết người" đối với bị...