Điều thú vị về nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi của tỉnh Hà Giang và những câu chuyện có thể bạn chưa biết
Tên gọi Hà Giang, theo cách giải thích về nghĩa chữ là con sông nhỏ chảy vào dòng lớn. Cụ thể ở đây là sông Miện (sông nhỏ) chảy vào sông Lô (sông lớn).
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng.
Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 2301300″; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l0402405″; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông – đông nam có kinh độ l0503004″.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội 320 km. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang.
Sông Lô đoạn phía nam thành phố Hà Giang.
Về tên gọi Hà Giang theo cách giải thích về nghĩa chữ, thì trong từ Hà Giang, cả “Hà” và “Giang” đều có nghĩa là sông, trong đó “Hà” là sông nhỏ và “Giang” là sông lớn. Tên gọi Hà Giang được giảng nghĩa là “sông nhỏ chảy vào sông lớn”. Cách đặt tên này dựa vào đặc điểm địa hình thực tế của Hà Giang, với dòng sông Miện chảy vào sông Lô. Đây là hai con sông chính chảy qua trung tâm của tỉnh.
Trong hai con sông làm nên tên gọi Hà Giang, sông Lô là một dòng sông có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Với chiều dài 274 km, đây là 1 trong 5 con sông dài nhất ở miền Bắc
Những khu vực sông chảy qua đều là địa hình đồi núi hiểm trở. Vì vậy hai bên bờ sông có nhiều khung cảnh kỳ vĩ như ghềnh đá, rừng rậm, các dãy núi trùng điệp phía xa…
Hà Giang là điểm đến du lịch hấp dẫn.
Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hóa lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan.
Bên cạnh đó, Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và đỉnh Chiêu lầu thi (2402 m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, chim công, chim trĩ, tê tê, và nhiều loại chim thú khác.
Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.
Video đang HOT
Dinh thự họ Vương thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo được thu hút được nhiều du khách thăm quan.
Ngoài ra, khi du lịch Hà Giang bạn sẽ được tham gia khám phá các lễ hội truyền thống ở nơi đây, như lễ hội Lồng Tồng của người Tày được tổ chức vào đầu tháng Giêng hàng năm, để cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ;
Lễ hội Gầu Tào từ ngày 1 đến Rằm tháng Giêng, đây là một trong các lễ hội rất quan trọng của người Mông. Mục đích của lễ hội là cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền, mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong vòng 9 ngày;
Lễ hội Cấp Sắc còn gọi là lễ Lập tịnh chỉ có ở nam giới. Theo quan niệm của người Dao, nếu đàn ông chưa trải qua lễ cấp sắc dù già vẫn được coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc. Thời gian tổ chức vào Tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm;
Chợ tình Khâu Vai, thời gian tổ chức mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch), đây nơi hội tụ của những đôi trai gái tìm bạn tình, của các đôi lứa yêu nhau hay các đôi yêu mà không tới được với nhau.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (sống ở huyện Bắc Quang và Quang Bình – tỉnh Hà Giang và Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang). thường được tổ chức hàng năm lúc giao thời năm cũ và năm mới, vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10 tháng 11 âm lịch đến ngày Rằm tháng Giêng.
Đi đó đi đây vẫn thấy quê hương mình đẹp nhất!
Tôi yêu những chuyến đi, bất kể với tên gọi là du lịch, phượt hay một cái tên nào khác, nhưng điều tôi mong muốn và luôn cố gắng là làm sao để truyền cảm hứng mạnh mẽ hơn, khiến mỗi người yêu hơn những chuyến đi, những vùng đất sắp đặt chân đến.
Truyền cảm hứng lên đường
Tôi có khá nhiều thời gian để tìm hiểu về một nơi mình sẽ đến trước khi lên đường, nhưng điều thôi thúc tôi đến với những vùng đất đó lại từ những điều rất khác: qua những bộ phim, những MV ca nhạc, những quyển sách...
Thăm nhà Pao ở Hà Giang - bối cảnh trong bộ phim Chuyện của Pao
Với tôi để quyết định đặt chân đến một nơi không hẳn chỉ vì nơi đó thật đẹp thật xuất sắc mà đôi khi chỉ vì một niềm cảm hứng mãnh liệt, một cảm xúc thân thuộc. Tôi quyết định đến Hà Giang vào những ngày tháng 11 vì đọc Lặng yên dưới vực sâu, đọc Thương nhớ Đồng Văn, vì xem Chuyện của Pao, vì một chiều ngẩn người khi nghe giọng của chị Diễm Quỳnh dẫn vào bài hát Chiều biên giới trong một số chương trình Giai điệu tự hào "Chiều biên giới em ơi, có nơi nào cao hơn như đầu sông đầu suối, như đầu mây đầu gió như trời quê biên cương".
Hình từ bộ phim Chuyện của Pao
Để rồi lúc được tự chạy chiếc xe máy qua hết những địa danh được nhắc đến qua những gì đã đọc, đã xem, càng cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của vùng đất địa đầu Tổ quốc, càng cảm thấy xao xuyến khi nhìn những bông tam giác mạch nở trên núi đá, càng cảm thấy thiêng liêng khi đứng trên cột cờ Lũng Cú phóng tầm mắt nhìn trời mây quê hương.
Hình trong MV của Ái Phương quay tại Hà Giang
Điều đó cũng giống như những lần chúng tôi tìm bằng được đường đến cây thông cô đơn ở Đà Lạt chỉ vì xem một MV ca nhạc của Hà Anh Tuấn hát dưới gốc cây ấy. Chúng tôi cũng đã tìm đến Bảo Lộc, lên Linh Quy Pháp Ấn từ khi chàng ca sĩ trẻ Sơn Tùng chưa đến đó quay MV mà chính nhờ những dòng viết trĩu nặng tâm tình của Trịnh Công Sơn gửi người tình Dao Ánh từ vùng đất buồn tênh này.
Thăm cây thông cô đơn - nơi Hà Anh Tuấn quay MV
Hình từ MV của ca sĩ Hà Anh Tuấn
Ở một phương diện nào đó thì những câu chuyện, những MV ca nhạc, những bộ phim, clip sẽ là cách tốt nhất góp phần đưa vùng đất đó chạm đến trái tim mỗi người trước khi họ quyết định sẽ lên đường. Mỗi vùng đất, mỗi nét văn hóa đều mang theo những câu chuyện. Thật tuyệt nếu chúng được truyền tải dưới hình thức uyển chuyển của một bài hát, một bộ phim để gần gũi hơn với tất cả mọi người.
Người truyền cảm hứng
Ai sẽ là người truyền tải thông điệp đến đúng với đối tượng nhất khi đã có sẵn những sản phẩm truyền thông như sách, MV? Thuật ngữ chuyên ngành gọi đó là marketing truyền miệng, còn tôi muốn đề cập đến đó chính là sự lan truyền cộng đồng.
Thời đại của mạng xã hội bùng nổ, mỗi người đều có thể tự tạo một hoặc nhiều tài khoản cá nhân từ facebook, blog, youtube, instagram... bằng những công cụ hết sức đơn giản như một chiếc điện thoại, máy tính, máy chụp hình.
Tôi có theo dõi rất nhiều bạn trẻ có, lớn tuổi có nổi tiếng ưa xê dịch và nhận thấy một điều: họ rất giỏi trong việc truyền cảm hứng lên đường cho người khác, chỉ bằng một tấm ảnh, một câu chuyện kể, một đoạn video... Nhưng trên hết, họ là những người có gia tài đồ sộ là những chuyến đi, những trải nghiệm.
Đón bình minh ở Chiêu Lầu Thi
Nhiều người trong số họ còn nhận được lời mời tự lãnh sự quán các nước bạn đến tham quan, trải nghiệm miễn phí đất nước của họ để quảng bá cho du lịch của họ. Và tôi nghĩ đây là một hình thức quảng bá du lịch rất tốt ở thời điểm hiện tại.
Rất nhiều người ở độ tuổi của chúng tôi khi đã đi làm, có tiền, có điều kiện đi du lịch, hay ở độ tuổi cha mẹ chúng tôi, khi không còn phải lo lắng nhiều cho con cái, cũng bắt đầu nghĩ đến những chuyến du lịch tận hưởng, nhưng họ vẫn còn những ngần ngại. Tôi không phải một người nổi tiếng trên mạng xã hội với nhiều người theo dõi, nhưng những bài viết, hình ảnh, câu chuyện của tôi về những chuyến đi luôn được bạn bè, người thân yêu thích và tạo cảm hứng cho họ đi đến những nơi tôi đã từng đi.
Cảm nhận văn hóa bản địa
Nhiều người bạn của tôi, những người trẻ có thể chẳng nhớ nổi những kiến thức về địa danh du lịch hay vùng miền từng được dạy khi học Địa lý, nhưng lại nhớ rất rõ từng địa danh, từng nét văn hóa khi chính họ được trải nghiệm. Có 2 điều tôi luôn muốn trải nghiệm trong mỗi chuyến đi của mình đó là: ở homestay và tiếp xúc với người địa phương.
Homestay lưng chừng núi của chú Phú ở Chiêu Lầu Thi và bữa cơm với nhiều món lạ
Phải một lần ngủ trong nhà sàn của người dân tộc, ăn cùng họ một bữa cơm, uống cạn cùng họ những chén rượu để họ xem mình như một người bạn, một người thân. Phải một lần nghe chính những anh em porter, anh kiểm lâm, bảo tồn rừng nói về từng con suối, từng loài cây rừng mới thấy hết cái hay cái đẹp của núi rừng. Đi miền Tây phải đi vào tận những miệt vườn cây trái ngủ giữa những căn nhà mái lá, bơi xuồng đi bắt cá, tối nghe cái giọng rặt miền tây của mấy chú mấy bác đã ngà ngà say hát đờn ca tài tử mới thấy hết cái mênh mông của đồng bằng, cái hào hiệp nghĩa tình của người miền Tây...
Đi thuyền hái sen ở miền Tây
Hình thức lưu trú homestay không mới mẻ nhưng dường như khá kén chọn du khách, cũng còn nhiều bất tiện so với việc đặt phòng khách sạn. Nhưng tôi nghĩ nó hoàn toàn thích hợp cho những người muốn trải nghiệm về mặt văn hóa bản địa. Những homestay ở Đà Lạt, Mộc Châu, Hà Giang, Sơn La đều khiến tôi hài lòng và cực kì yêu mến cách mà những con người yêu mến, gắn bó với vùng đất ấy nói về quê hương của họ bằng tất cả tình yêu, tự hào.
Chụp hình kỷ niệm cùng một chị người dân tộc Hán ở Hà Giang bên vườn hoa nhà chị
Tôi và rất nhiều người đều đồng ý rằng có rất nhiều nơi ở nước ngoài, mà gần gũi nhất là các nước Đông Nam Á không đẹp bằng Việt Nam chúng ta, nhưng cách làm du lịch của họ khiến chúng ta phải khâm phục.
Bạn tôi bảo thực ra Lào chẳng có gì ngoài một dòng sông, một cái thác nước vậy mà khách nước ngoài cũng phải đến bằng được dù cách trở đường bay. Họ đến chỉ để uống bia Lào, chơi vài trò trên sông rồi về. Nên chúng ta chẳng thể nói là quê mình, nơi mình ở chẳng có gì để ghé thăm. Chẳng nói đâu xa như chính tôi - một người sinh ra và lớn lên ở Bình Phước vẫn bị tin theo một điều của nhiều người hay nói rằng Bình Phước chẳng có nơi nào để du lịch.
Mãi đến khi tôi lớn lên, được theo chân các anh kiểm lâm vào Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tôi mới nhận ra nơi này hoang sơ và đẹp đến thế nào, hơn hẳn nhiều Vườn quốc gia nổi tiếng mà tôi từng ghé thăm trước đó. Tôi - bằng những nỗ lực của mình đã phải thốt lên rằng: Làm sao để mọi người biết rằng Bình Phước có một nơi đẹp như vậy trong khi rất nhiều bạn bè của tôi lớn lên ở chính mảnh đất này vẫn bảo rằng chỗ đó thì có gì mà đi, khi họ chưa từng đến đó.
Một chuyến đi thú vị về vườn quốc gia Bù Gia Mập quê hương của tôi
Chúng ta - có không ít người, vẫn đang bỏ qua những vẻ đẹp mà chúng ta thân thuộc. Vì vậy, tôi muốn nói rằng, càng đi nhiều, càng bước ra khỏi phạm vi đất nước thì chúng ta sẽ nhận ra vẻ đẹp quê hương. Tôi không có nhiều cảm xúc đối với những chuyến đi nước ngoài, nhưng tôi đi để lớn lên, trong chính suy nghĩ và tầm nhìn của mình.
Xúc động ghé thăm cột cờ Lũng Cú - nơi địa đầu Tổ quốc
Tôi mong muốn bản thân, những người bạn, những người Việt Nam luôn đi bằng cảm hứng mãnh liệt, bằng tình yêu và truyền ngọn lửa đó đến được với nhiều người khác, bằng những việc nhỏ nhất dù chỉ là một bức ảnh, một câu chuyện, một đoạn video đơn giản, hãy để người khác biết nhiều hơn về một Việt Nam tươi đẹp.
Núi đôi Quản Bạ có từ chuyện tình của ai? Núi đôi Quản Bạ là một danh thắng ở thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Núi đôi Quản Bạ còn có tên gọi là Núi Đôi hoặc Núi Cô Tiên. Núi được hình thành từ quá trình vận động của thềm lục địa vỏ Trái Đất, sự đứt gãy của các khối núi đá vôi. Đây là nơi chuyển...