Điều thí sinh nên biết để tránh mất điểm khi tô đáp án thi trắc nghiệm
Để tránh mất điểm khi tô đáp án khi thi trắc nghiệm, thí sinh nên dùng thước kẻ đối chiếu dòng giữa câu hỏi và phần trả lời hoặc nên làm ra nháp trước.
Trong các môn thi của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, ngoài môn Ngữ văn thi theo hình thức Tự luận thì các môn khác thi theo hình thức Trắc nghiệm.
Thực tế trong quá trình chấm thi Trắc nghiệm, thí sinh bao giờ cũng sẽ chọn 1 phương án trả lời. Ngoài ra, khi gần hết giờ làm bài, thí sinh có thể tô bừa. Tuy nhiên, trong quá trình tô phương án, có khả năng thí sinh tô nhưng tô mờ làm phần mềm hiểu câu hỏi đó không có chọn câu trả lời.
Cán bộ coi thi đối chiếu ảnh thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
Những lỗi như vậy mắc nhiều, nhất là của các bài thi Tổ hợp, khi mà một thí sinh chỉ thi một môn. Vì thế, tất cả các câu trả lời của các môn thí sinh không dự thi sẽ bị bắt lỗi ở khâu tô mờ hoặc không tô.
Ngoài ra, các ô nếu thí sinh đã bỏ trống cả 4 phương án được phần mềm khoanh cả 4 phương án. Các ô mà phần mềm cho rằng thí sinh đã tô đúp sẽ được gạch chân cả 4 phương án. Ví dụ khi thí sinh chọn lại câu trả lời nhưng phương án trả lời trước lại tẩy chưa kỹ, phần mềm nhận dạng sẽ bắt lỗi tô đúp.
Mặc dù trước khi dự thi, các trường THPT đã phổ biến quy chế thi và hướng dẫn thí sinh cách thức tô đáp án rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, có thể do những lỗi sơ suất trong quá trình tô đáp án, thí sinh có thể bị mất điểm thi.
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, phần chấm thi Trắc nghiệm, có thí sinh làm câu trên nhưng tô đáp án đúp rất đậm. Trong khi câu dưới lại bị bỏ ngỏ nên sẽ bị phần mềm chấm thi nhận dạng là thí sinh tô đúp hoặc tô mờ. Mắc lỗi như thế này có thể do thí sinh tô đáp án lệch dòng.
Ví dụ như câu 21 thí sinh chọn đáp án A; sang câu 22 thí sinh chọn đáp D nhưng lại tô lên dòng của câu hỏi 21. Vì thế, đáp án câu 21 của thí sinh trở thành lỗi tô đúp. Trong khi câu 22, đáp án lại là không tô hoặc tô mờ. Như vậy là thí sinh bị mắc cả 2 lỗi và dễ bị mất điểm.
Thí sinh cần cẩn thận khi tô đáp án môn thi Trắc nghiệm như đối chiếu giữa câu hỏi và câu trả lời sao cho khớp nhau, không bị lệch dòng (ảnh minh họa)
Để tránh những thiếu sót hay mắc những lỗi như trên, theo ông Trần Văn Tớp, thí sinh nên dùng thước kẻ để đối chiếu giữa câu hỏi và câu trả lời sao cho khớp nhau, không bị lệch dòng.
Video đang HOT
Ngoài ra, thí sinh cần chọn lựa loại bút chì khi tô đáp án. Thực tế là khi tô đáp án, có thí sinh chọn bút chì quá đậm để tô đáp án, đến lúc muốn tẩy đi để chọn đáp án khác lại bị nhòe, không hết phần tẩy xóa. Bên cạnh đó, có thí sinh chọn bút chì mờ để tô đáp án nên phầm mềm chấm thi có thể bắt lỗi. Vì thế, để khắc phục những lỗi có thể xảy ra, thí sinh nên chọn bút chì có độ mềm vừa phải để khi tô đủ đậm nhưng khi tẩy đi thì dễ dàng, không bị nhòe.
Mặt khác, thí sinh cần lưu ý là không được tô sai mã đề, không tô sai số báo danh. Thực tế, việc hướng dẫn tô đáp án trong kỳ thi THPT Quốc gia đã được các trường học hướng dẫn thí sinh cụ thể, kỹ lưỡng.
Thế nhưng, trong khi làm bài, vẫn còn thí sinh mắc thiếu sót. Vì vậy, công tác tuyên truyền để thí sinh không bị mắc lỗi cần tăng cường hơn. Ngoài ra, trước khi làm bài, giám thị coi thi nên có sự kiểm tra xem thí sinh đã tô đúng mã đề, số báo danh chưa và phổ biến thông tin để thí sinh không mắc thiếu sót khi làm bài.
Thí sinh nên ghi đáp án ra nháp trước khi tô vào bài thi
Còn ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Thương mại cho rằng, qua chấm thi ở tỉnh Thanh Hóa cho thấy, có khoảng 35.000 thí sinh; 102.925 bài thi Trắc nghiệm gồm: Toán, Ngoại ngữ, các môn thi của Tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học xã hội.
Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Thương mại
Tuy nhiên trong quá trình chấm thi, để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, phần mềm chấm thi khuyến cáo nên xem xét lại những bài thi như: tô mờ, tô đúp… Số lượng bài thi này là 11.696 bài (chiếm tỷ lệ 11,36%).
Ban chấm thi Trắc nghiệm của ĐH Bách khoa Hà Nội đã kiểm tất cả các bài thi này và sửa hơn 1.500 lỗi (tức là khoảng 11,4% lỗi khuyến cáo nên xem xét).
Như vậy, số lượng lỗi tô đáp án của thí sinh chiếm tỷ lệ nhỏ so với số bài thi và số thí sinh, chứ không phải là phổ biến. Để tránh những lỗi đó, thí sinh cần tô đúng như hướng dẫn và đúng quy định đã được phổ biến.
Theo ông Đinh Văn Sơn, thực tế trong khi làm bài, có thí sinh chọn đáp án A nhưng sau tính toán lại lại nghĩ là đáp án B là đúng nên phải tẩy xóa. Vì vậy, khi chưa chắc chắn chọn phương án nào là đúng thì thí sinh cần ghi đáp án ra bản nháp trước cho đến khi chắc chắn chốt phương án đúng để tô vào tờ giấy làm bài thi./.
Theo VOV
Đảm bảo quyền lợi thí sinh
Kết thúc 3 ngày đầu chấm thi THPT quốc gia năm 2019 đối với môn tự luận, kết quả ghi nhận từ các hội đồng chấm cho thấy tiến độ đang rất khẩn trương, chưa xuất hiện điểm tuyệt đối, trong khi đã ghi nhận điểm liệt ở nhiều địa phương.
Riêng với các môn thi trắc nghiệm, các địa phương đã hoàn thành quét phiếu trả lời trắc nghiệm và kiểm dò lỗi trước khi chạy phần mềm chấm thi tự động. Dự kiến công tác chấm thi sẽ hoàn tất vào ngày 5-7.
Nhanh nhưng không vội
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, một giáo viên chấm thi môn Ngữ văn tại TPHCM cho biết, năm nay quy trình chấm thi được triển khai hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ.
"Tất cả thành viên tham gia hội đồng chấm đều phải để điện thoại di động và vật dụng cá nhân bên ngoài khu vực làm việc. Mỗi ngày đều có điểm danh cán bộ, giáo viên, bất kể ai ra vào cổng đều phải đeo thẻ kiểm soát. Mọi cuộc trao đổi, bàn luận đều được báo cáo và có camera ghi hình theo dõi. Giám khảo được giao các túi bài thi còn niêm phong, trước khi mở túi niêm phong phải ký xác nhận đầy đủ vào biên bản", giáo viên này cho biết.
Thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn, môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Năm nay, TPHCM huy động 650 cán bộ chấm thi môn tự luận (tổng số hơn 68.000 bài thi của thí sinh), bình quân mỗi giáo viên chấm hơn 100 bài thi.
Một giáo viên khác cho biết, TPHCM không gặp nhiều áp lực về mặt tiến độ, nhưng làm sao để kết quả chấm đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh là điều được hội đồng chấm quan tâm. Bởi đề ra theo hướng mở, đáp án cũng mở; trong đó có cho điểm đối với những ý tưởng mới, sáng tạo nên việc chấm điểm phụ thuộc khá nhiều vào đánh giá chủ quan của giáo viên.
Theo quy định, nếu cùng một bài thi, điểm chấm giữa 2 giám khảo chênh nhau nhiều hơn 1 điểm thì phải tiến hành thảo luận để tìm ra phương án phù hợp.
Theo phản ánh của nhiều cán bộ tham gia hội đồng chấm, bài thi tự luận không thể phân chia thời gian chấm đồng đều giữa bài làm của các thí sinh như với các môn thi khác, mà sẽ có những bài chấm rất nhanh, có bài đòi hỏi người chấm dừng lại lâu để đọc kỹ, hiểu được cách diễn đạt và ngôn từ học sinh sử dụng.
"Áp lực thời gian buộc các thầy cô phải cân bằng giữa cảm xúc và tính khuôn khổ", một nữ giáo viên bày tỏ.
Với số lượng bài thi tự luận nhiều nhất nước, áp lực thời gian khiến các giáo viên chấm thi ở Hà Nội gặp khó khăn hơn. Theo ước tính, mỗi giáo viên phải chấm 60 bài thi/ngày.
Trước thực tế này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ lưu ý các hội đồng chấm không đặt mục tiêu chấm nhanh để hoàn thành khối lượng bài thi được "giao khoán" mà phải chấm chắc, đúng quy chế, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh trên tinh thần "nhanh, nhưng không vội".
Ghi nhận sau hơn 2 ngày chấm thi, nhiều địa phương đã hoàn thành hơn 30% số lượng bài thi. Một cán bộ chấm môn Ngữ văn tại tỉnh Bắc Giang cho biết, những ngày qua, các giáo viên đã "làm việc hết công suất", bảo đảm tiến độ chấm 30 - 35 bài thi/ngày.
Tại tỉnh Long An, ông Nguyễn Thanh Tiệp, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho hay với 13.188 bài thi tự luận, địa phương đã huy động gần 120 cán bộ chấm thi, dự kiến ngày 8-7 mới hoàn thành chấm thi môn tự luận.
Siết chặt chấm thi trắc nghiệm
Sau hàng loạt tiêu cực xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, năm nay Bộ GD-ĐT đã có nhiều cải tiến, bổ sung quy chế thi để phòng tránh tiêu cực, đặc biệt khâu chấm thi trắc nghiệm được siết chặt với rất nhiều hàng rào kỹ thuật.
Đầu tiên là thay đổi trong việc giao nhiệm vụ chấm thi cho các trường đại học. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, tất cả hội đồng chấm thi trắc nghiệm nhận chỉ đạo trực tiếp từ Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia chứ không phải Ban chỉ đạo thi THPT địa phương.
Ngoài ra, khâu kỹ thuật trong chấm thi các môn trắc nghiệm cũng được Bộ GD-ĐT đặc biệt quan tâm, trong đó có việc đầu tư nâng cấp và hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát nhằm ngăn ngừa can thiệp trái phép.
Quy trình chấm thi gồm các bước đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh. Sau khi quét phiếu trả lời trắc nghiệm, nội dung bài thi sẽ được mã hóa, phải có mật khẩu mới vào xem được.
Toàn bộ dữ liệu được bảo mật tối đa, sao lưu thành 3 bộ đĩa CD/DVD; được đóng gói, niêm phong dưới sự giám sát của tổ giám sát, lực lượng an ninh và lập biên bản đầy đủ.
Trong đó, một bộ đĩa kết quả sẽ gửi về Bộ GD-ĐT để quản lý và giám sát, một bộ bàn giao cho chủ tịch hội đồng thi và một bộ do trưởng ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ. Tuy nhiên, tất cả tổ chức, cá nhân khi sử dụng bộ đĩa này đều phải báo cáo, xin ý kiến Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia.
Nhận định về đề thi và đáp án các môn thi trắc nghiệm, phó hiệu trưởng một trường THPT tại TPHCM nhận xét, năm nay nhìn chung đề thi các môn đều có tính phân hóa nhưng chưa phát huy được tính sáng tạo của thí sinh.
Cụ thể, đối với môn Toán không có câu hỏi nào liên quan đến lĩnh vực toán ứng dụng, các câu hỏi phân hóa có mức độ khó không tăng dần mà tương đối đồng đều. Tương tự, 16 câu hỏi phân hóa trong đề thi môn Hóa được nhiều giáo viên đánh giá là khô khan, ít liên hệ thực tiễn đời sống.
Nhìn chung, đáp án chấm thi các môn trắc nghiệm năm nay được nhận định không có sai sót; tuy nhiên đều ở phạm vi khá an toàn, thí sinh "chọn đại" đáp án vẫn có điểm, không có câu hỏi tạo được bất ngờ hoặc phát huy năng lực của thí sinh.
MINH QUÂN
Theo SGGP
Đáp án chi tiết 13 môn thi trắc nghiệm do Bộ GD&ĐT công bố chiều nay Ngày 1/7, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố đáp án của các môn thi trắc nghiệm. Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Minh Thúy Các mốc thời gian quan trọng, thí sinh cần lưu ý trong kỳ thi THPT quốc gia2019: - Ngày 14/7 (dự kiến): Bộ GD-ĐT công bố kết quả thi - Ngày 18/7 (trước 17h): Các...