Điều kỳ diệu của ngáp
Ngáp là một hành động bản năng của con người khi cơ thể cần một lượng oxy và ngáp cũng là một phản ứng của cơ thể nhằm báo hiệu nó đã mỏi mệt và cần nghỉ ngơi.
Năm 1986, nhà khoa học Wolter Seuntjens (Hà Lan) đã cất công tìm hiểu cơ chế của sự ngáp. 18 năm sau, Wolter đã cho ra một công trình dày 464 trang đề cập tới vấn đề này.
Khi con người ngáp là lúc cơ thể mệt mỏi cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, thậm chí cả thai nhi nằm trong bụng mẹ cũng biết ngáp. Ngáp cũng xảy ra thường xuyên ở những người đang làm những việc nhàm chán hoặc tẻ nhạt. Ngáp dường như còn lây giữa người và các động vật khác.
Ngáp rất dễ lây lan, chỉ cần nhìn người khác “ngáp” thôi bạn cũng có thể ngáp ngay được rồi. Ấy vậy mà có rất nhiều điều thú vị về ngáp mà không phải ai cũng biết.
Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học chứng minh được rằng, ngáp là một phản xạ không tự nguyện, miệng mở to, hít thở sâu và khí tràn vào phổi. Khi đó màng nhĩ căng ra, mắt nhắm chặt và bị chảy nước.
Ngáp thường xảy ra trước hoặc sau khi ngủ nên được xem là một dấu hiệu của sự mệt mỏi. Em bé có thể ngáp, ngay cả trong bụng mẹ.
Chúng ta có thể ngáp trước khi đi ngủ là dấu hiệu cho thấy cơ thể chuẩn bị được nghỉ ngơi hoặc thiếu năng lượng. Ngoài ra, chúng ta có thể ngáp sau khi tập thể dục hoặc thể thao. Đây là dấu hiệu của việc chuyển từ năng lượng cao sang năng lượng thấp trong não.
Thuật ngữ trong y học của ngáp là oscitation, đừng coi thường, ngáp rất dễ lây lan, thậm chí bạn có thể ngáp ngay khi vừa nghe đến từ “ngáp” cũng như khi nhìn thấy hoặc nghe thấy người khác ngáp bạn cũng có thể ngáp theo.
Khi có một người trong nhóm ngáp, hơn một nửa số người trong nhóm sẽ ngáp trong vòng 5 phút và những người còn lại ít nhất sẽ bị cám dỗ để ngáp theo.
Nồng độ serotonin, axit glutamic và dopamine trong não càng cao, chúng ta càng ngáp nhiều hơn. Nồng độ endorphins càng cao, chúng ta càng ngáp ít đi.
Video đang HOT
Tại sao chúng ta không thể chống lại những cơn ngáp sau khi nhìn thấy người khác ngáp? Các nhà khoa học cho biết, đó chính là hiện tượng “ngáp lây”.
Giới khoa học từ lâu tin rằng việc ngáp lây từ người này sang người khác là một dấu hiệu của sự đồng cảm. Đặc biệt, bạn càng có khả năng “bắt một cái ngáp” từ một ai đó thì chứng tỏ bạn càng gần gũi với người ấy.
Mặc dù ngáp là vô hại, nhưng ngáp quá nhiều có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc xuất huyết trong và xung quanh động mạch chính của tim.
Nếu bạn hay ngáp kết hợp với một số triệu chứng đau tim như có cảm giác một vật gì đó đang đè lên ngực khiến bạn khó thở, hãy đến bệnh viện ngay lập tức!
5 cách đơn giản giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh
Ai cũng muốn khỏe mạnh, nhưng ít người nghĩ đến việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của phổi.
Hít thở sâu giúp làm sạch phổi và tạo ra sự trao đổi ô xy đầy đủ - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đã đến lúc thay đổi điều đó. Theo Viện Tim, Máu và Phổi Quốc gia Mỹ, các bệnh đường hô hấp là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới, theo Health Line.
Hiệp hội Phổi Mỹ tuyên bố, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Mọi người thường "bỏ quên" phổi cho đến khi gặp vấn đề về hô hấp.
Tuy nhiên, tổn thương đường thở có thể đe dọa khả năng hoạt động bình thường của phổi và dẫn đến bệnh phổi. Một số bệnh phổi có thể dẫn đến suy hô hấp.
Sau đây là 5 cách đơn giản để giữ cho phổi khỏe mạnh:
1. Bỏ thuốc lá
Vâng, tất nhiên rồi, vì thuốc lá là kẻ thù không đội trời chung của phổi.
Người hút thuốc lá có nguy cơ chết vì bệnh phổi cao hơn từ 12 đến 13 lần so với những người không hút thuốc, theo The Health Site.
Hút thuốc sẽ hít vào phổi hàng ngàn hóa chất, bao gồm nicotine, khí NO và nhựa thuốc lá. Những chất độc này làm hỏng phổi, làm tăng chất nhầy, khiến phổi khó tự làm sạch, đồng thời gây kích ứng và làm viêm các mô. Dần dần, đường thở bị thu hẹp, khiến khó thở hơn.
Hút thuốc lá cũng khiến phổi lão hóa nhanh hơn. Cuối cùng, các hóa chất có thể thay đổi các tế bào phổi từ bình thường thành ung thư.
Hút thuốc lá gây ra khoảng 90% tổng số ca tử vong do ung thư phổi.
2. Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm
Một số chất ô nhiễm có trong không khí có thể gây hại cho phổi cũng như sức khỏe tổng thể.
Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm hỏng phổi và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Hãy biến ngôi nhà của bạn thành khu vực cấm khói thuốc. Hút bụi ít nhất một lần một tuần, theo Health Line.
Thường xuyên mở cửa sổ để tăng thông gió trong nhà. Tránh các chất làm mát không khí tổng hợp và nến thơm tổng hợp.
3. Tập thở sâu
Đa số chúng ta chỉ hít thở nông từ vùng ngực, nên chỉ sử dụng một phần nhỏ của phổi.
Hít thở sâu giúp làm sạch phổi và tạo ra sự trao đổi ô xy đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy hít thở sâu, dù chỉ trong vài phút, cũng có lợi cho chức năng của phổi. Thở sâu có thể làm cho phổi hoạt động hiệu quả hơn.
Hãy thử ngồi yên, từ từ hít vào bằng mũi, rồi thở ra bằng miệng dài ít nhất gấp đôi. Ví dụ, hít vào đếm 1-2-3-4. Sau đó, khi thở ra, đếm 1-2-3-4-5-6-7-8, theo Health Line.
4. Ăn uống lành mạnh
Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây và rau quả - chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, và tránh chạm vào mặt càng nhiều càng tốt, để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến viêm phổi.
Tập thể dục giúp cho tim đập nhanh hơn và phổi hoạt động mạnh hơn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cho tim đập nhanh hơn và phổi hoạt động mạnh hơn. Cơ thể cần nhiều ô xy hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Phổi tăng cường hoạt động để cung cấp lượng ô xy đó đồng thời thải thêm CO 2.
Theo một bài báo gần đây, trong khi tập thể dục, nhịp thở tăng từ khoảng 15 lần một phút lên khoảng 40 đến 60 lần một phút. Đó là lý do tại sao cần phải thường xuyên tập thể dục nhịp điệu như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, theo Health Line.
Loại bài tập này mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất cho phổi. Các cơ giữa các xương sườn giãn ra và co lại, và các túi khí bên trong phổi hoạt động nhanh chóng để trao đổi ô xy lấy CO 2.
Càng tập thể dục nhiều, phổi càng trở nên hiệu quả hơn, đồng thời chống lại sự lão hóa và bệnh tật tốt hơn.
Ngay cả khi đã mắc bệnh phổi, tập thể dục cũng giúp làm chậm sự tiến triển.
Khó thở, đau ngực khi thở, chóng mặt khi thay đổi hoạt động và ho dai dẳng là một số triệu chứng về bệnh phổi. Cần đi khám ngay nếu gặp những triệu chứng này, theo The Health Site.
Những điều chỉnh đơn giản bất ngờ giúp bạn hết đau lưng dai dẳng Đau lưng là biểu hiện của một số căn bệnh nhưng cũng có thể do các thói quen xấu mà bạn có thể từ bỏ. Để chữa đau lưng, bạn cần tìm hiểu lý do đằng sau. Bạn hãy xem mình có bị rơi các tình trạng dưới đây không: Thường xuyên căng thẳng Ảnh minh họa: Pennmedicine Tiến sĩ Todd Sinett là...