Điều kiện xét thăng hạng giảng viên đại học công lập
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT (Thông tư 31) quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng giảng viên đại học công lập và có hiệu lực từ ngày 26-12-2021.
Ảnh minh họa
Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) mã số V.07.01.02 như sau: được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi, hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II); đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03; đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) quy định tại Điều 6 Thông tư số 40/2020 của Bộ GD-ĐT.
Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) là được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi, hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) mã số V.07.01.01; đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) quy định tại Điều 7 Thông tư số 40/2020.
Thông tư cũng quy định rõ, việc xét thăng hạng được thực hiện qua 2 bước: xét hồ sơ và thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng theo quy định; tính điểm, quy đổi kết quả chuyên môn nghiệp vụ của viên chức dự xét bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng ở bước 1, thực hiện tính điểm theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục kèm theo Thông tư 31.
Công văn 1099 Cục NG đang phủ định nguyên tắc thực hiện các thông tư xếp hạng?
Bộ cũng cần đánh giá lại chất lượng tham mưu của Cục Nhà giáo, khi tham mưu cho Bộ trưởng ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nhiều bất cập như vậy.
Ngày 21/10/2021, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã gửi Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB, phúc đáp về việc triển khai thực hiện Thông tư số 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau khi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết "Chúc mừng các thầy cô hạng II Vĩnh Phúc, bao giờ mới đến lượt GV tỉnh khác đây?" và "Hướng dẫn mới của Cục Nhà giáo về bổ nhiệm, xếp hạng như luồng gió mát"; đã có... luồng gió mát thổi vào tâm trạng rối bời của giáo viên cả nước?
Hai bài viết trên đã được giáo viên chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, với những lời bình đầy phấn khởi; cũng không ít giáo viên nghi ngại... niềm vui ngắn chẳng tày gang.
Giáo viên liệu có mừng... hụt?
Video đang HOT
Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB ghi rõ: Nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trong các Thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT là những công việc giáo viên phải thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng (nếu nhà trường giao và giáo viên được hiệu trưởng phân công triển khai nhiệm vụ).
Do đó, khi bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, không căn cứ vào các nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm mà sau khi bổ nhiệm, hiệu trưởng cơ sở giáo dục giao nhiệm vụ đối với những giáo viên này và giáo viên đó phải thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ảnh minh họa: TTXVN
Thầy giáo L. một cán bộ quản lý lâu năm (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ: "Giáo viên đừng vội mừng, hãy đọc kĩ công văn đã.
Đầu tiên ai đề xuất bổ nhiệm? Tất nhiên là hiệu trưởng nhà trường đề xuất; trên cơ sở đó, cấp trên mới bổ nhiệm.
Việc không căn cứ vào nhiệm vụ đang làm chính là vận dụng tiêu chí (e) Có khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: tham gia ban giám khảo, thanh tra, kiểm tra; xây dựng và thực hiện được các chuyên đề dạy học (ví dụ Điều 4 Khoản 3 Điểm e, Thông tư Số: 02/2021/TT-BGDĐT).
Vì thế, phúc đáp của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, không có gì mới.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã "khái quát hóa", coi đó là nguyên tắc khi thực hiện thông tư 01, 02, 03, 04; phủ nhận nguyên tắc thực hiện của Thông tư.
Khi thực hiện chùm thông tư 01, 02, 03, 04, chắc chắn không địa phương nào khác vận dụng Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB.
Không vận dụng Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB vì đây là phúc đáp của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục với 1 công văn của Sở; nội dung công văn của Sở không được đăng tải để biết rõ câu hỏi; trên cơ sở "văn cảnh" đó mới có cái nhìn toàn diện.
Muốn chỉ đạo các địa phương khác, Bộ phải có văn bản khác, chứ không thể dùng công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB cho cả nước.
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cũng... hiểu "lơ mơ" chùm thông tư 01, 02, 03, 04?
Phúc đáp Công văn số 1668/SGDĐT-CBQL của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã có công văn số 1077/NGCBQLGD-CSNGCB;
Ngay sau đó Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục lại có Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB, thay thế công văn số 1077/NGCBQLGD-CSNGCB.
Điều đó phải chăng cho thấy Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cũng hiểu chưa rõ ràng, nhất quán về việc thực hiện chùm Thông tư 01;02;03;04 mà chính mình tham mưu, đề xuất ban hành?
Ảnh chụp Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB do giáo viên cung cấp.
Nếu hiểu rõ chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục không thể có 02 công văn phúc đáp Công văn số 1668/SGDĐT-CBQL của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. Đây cũng là một thí dụ phản ánh thực tế mỗi nơi thực hiện một cách khi triển khai thông tư 01, 02, 03, 04 do mỗi nơi hiểu mỗi kiểu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chỉ đạo cả nước ngưng thực hiện Thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT!
Điều 6 - Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên, của chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT ghi rõ:
"Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư này".
Thế nhưng, khi phúc đáp Công văn số 1668/SGDĐT-CBQL của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã phủ nhận nguyên tắc thực hiện.
Các thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT là những văn bản quy phạm pháp luật do chính Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trình Bộ trưởng ký ban hành, nay công văn 1099/NGCBQLGD-CSNGCB được cho là của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phúc đáp Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, lại phủ nhận nguyên tắc thực hiện chính các thông tư trên.
Vì thế, tôi thiết tha đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cả nước ngưng thực hiện chùm thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT; chờ sửa chùm thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT theo Nghị định số 89/2021/NĐ-CP rồi thực hiện cũng chưa muộn; vì thực tế qua phản ánh của các đồng nghiệp thì hầu như địa phương nào cũng gặp vấn đề, trục trặc khi triển khai thực hiện chùm thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần đánh giá lại chất lượng tham mưu của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, khi tham mưu cho Bộ trưởng ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều tồn tại như vậy để có hình thức chấn chỉnh, xử lý phù hợp.
Tài liệu tham khảo
Thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT
Nghị định số 89/2021/NĐ-CP
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Chuyển hạng xếp lương, giáo viên nháo nhác tìm kiếm công văn 1099 Cục Nhà giáo Bộ nên tập hợp tất cả những thắc mắc, những bất cập, hướng dẫn cách thực hiện cho thống nhất, tránh mỗi nơi làm mỗi khác sẽ dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài về sau Ngay thời điểm này, các địa phương trên cả nước đang tiến hành việc chuyển xếp hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp theo chùm...