Điều kiện thay đổi chức danh nghề nghiệp của giáo viên?
GD&TĐ – Hỏi: Chúng tôi là giáo viên thuộc huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa). Năm 2007 phòng GD&ĐT kết hợp với Trường đại học Hồng Đức mở lớp đại học hệ vừa học, vừa làm.
Đến năm 2010 chúng tôi được nhận bằng cử nhân. Xin hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Chúng tôi có thuộc đối tượng chuyển ngạch lương không? nếu được chúng tôi phải làm thủ tục gì? (loapaobt@gmail.com).
* Trả lời:
Theo Điều 29 Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP, ngày 12/4/2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định về thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức như sau:
Khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thực hiện thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp;
Khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
Video đang HOT
Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, bạn đã có bằng đại học cùng chuyên ngành thì sẽ được chuyển ngạch lương tương ứng theo bằng đại học.
Tuy nhiên việc xét duyệt xếp lương phải chờ đến khi đơn vị tổ chức xét duyệt nâng bậc, chuyển ngạch lương trong toàn cơ quan, đơn vị khi đó sẽ có thông báo và các hướng dẫn cụ thể để bạn thực hiện.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nguyễn Thị Loan đội rét thăm trẻ em vùng cao
ANTĐ - Dưới cái lạnh vùng cao chỉ 10 độ C, Nguyễn Thị Loan cùng đoàn tình nguyện đã có một chuyến đi vô cùng ý nghĩa, nhiều trải nghiệm và cảm xúc sẻ chia...
Cuối tuần qua, Top 25 người đẹp nhất thế giới Nguyễn Thị Loan đã đồng hành cùng chương trình thiện nguyện "Hơi ấm mùa đông" trong vai trò đại sứ.
Đây là chương trình do Câu lạc bộ Kết nối Tuổi trẻ phối hợp với Trung tâm Tình nguyện Quốc gia tổ chức hàng năm vào dịp gần Tết nhằm chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của Tổ quốc.
Năm nay, Ban Tổ chức chương trình lựa chọn là huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai - một huyện vùng cao biên giới nghèo và còn rất nhiều khó khăn.
Nguyễn Thị Loan cho biết, cô rất xúc động trước điều kiện vô cùng khó khăn của người dân vùng cao, đặc biệt là các em học sinh thì thường xuyên ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.
"Dù hành trình đến với các em nhỏ, bà con vùng biên có xa xôi, vất vả tới đâu, Loan vẫn muốn được gặp gỡ và chia sẻ với từng hoàn cảnh sống khó khăn", Nguyễn Thị Loan chia sẻ.
Đồng hành cùng chương trình, Nguyễn Thị Loan đã cùng Ban tổ chức trao 400 suất quà cho các em học sinh, 250 suất quà cho người lớn (trị giá 500.000 đồng/suất).
Ngoài ra Ban tổ chức cũng tặng suất quà trị giá 2 triệu đồng cho một trường học, 2 triệu tiền mặt cho một em học sinh nghèo mồ côi.
Nguyễn Thị Loan cũng bày tỏ mong muốn chương trình "Hơi ấm mùa đông" sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm, chung tay đóng góp của cộng đồng hơn nữa, để những gia đình khó khăn, những em bé vùng cao được đón một cái Tết thật ấm áp và trọn vẹn.
Được biết, sau chương trình ý nghĩa này, Nguyễn Thị Loan sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhiều chương trình thiện nguyện khác để có thể chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.
Theo Anninhthudo.vn
Những người thầy đặc biệt trong ký ức của một giảng viên trường y Khi xưa, ký ức về thầy cô giáo chỉ là những mảng màu bé nhỏ. Cho tới khi được đi giảng, được gần nhiều hơn với công việc và cuộc sống của những người thầy, tôi mới hiểu thế nào là "giáo viên"... Hai năm về trước, vào một buổi sáng, cũng là vào mùa thu, khi đang lọ mọ dọn dẹp tủ...