Điều kiện tham gia du học nghề tại Đức
Lê Tuấn Thiện Nhân (Đắk Lắk) hỏi: “Em mới vừa thi tốt nghiệp THPT, vậy em có thể đăng ký du học nghề ở CHLB Đức không? Điều kiện như thế nào?”.
Ông Trần Văn Tuấn, phụ trách tuyển sinh Viện Kinh tế và Công nghệ Đông Á (IET), trả lời: Du học nghề sang CHLB Đức là một chương trình khá hấp dẫn đang được các bạn trẻ Việt Nam đặc biệt quan tâm bởi tính ưu việt của nó. Sau khi tốt nghiệp THPT, các bạn sẽ ghi danh theo học để lấy chứng chỉ tiếng Đức tại IET. Song song với việc học tiếng Đức, bạn sẽ tham gia một lớp học kiến thức nền theo nghề mà bạn chọn (hiện IET có 10 nghề cho bạn lựa chọn). Sau khi lấy chứng chỉ B1 hoặc B2 tiếng Đức, bạn sẽ được viện hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ để xin visa sang Đức học tập và làm việc. Trong quá trình học tập tại Đức, bạn sẽ hưởng mức lương dành cho người học nghề tại Đức, tương đương từ 900 – 1.500 euro/tháng. Sau thời gian học nghề tại Đức, bạn sẽ được cấp bằng có giá trị toàn cầu. Sau đó, bạn có thể làm việc thêm 5 năm tại Đức với mức thu nhập khá cao, từ 2.700 – 3.500 euro/tháng, chưa tính các loại phụ cấp làm thêm giờ.
Học viên đang theo học tại IET tham gia ngoại khóa
Bạn có thể đến địa chỉ 66 Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp, TP HCM hoặc số 1 đường số 34, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP HCM hoặc gọi vào đường dây nóng của IET: 0988363168 để được tư vấn chi tiết.
Video đang HOT
Tin-ảnh: G.Nam
Theo nguoilaodong
Vụ trộn vỏ cà phê với lõi pin: Nhiều bị cáo kêu oan tại tòa
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo Loan xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng không biết hỗn hợp tạp chất nhuộm than pin được dùng để trộn vào hồ tiêu.
Ngày 22.4, tại trụ sở TAND tỉnh Đắk Nông, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "Vi phạm các quy định trong an toàn thực phẩm", là vụ trộn hỗn hợp nhuộm than pin vào hồ tiêu để kiếm lời.
Như Dân Việt đã đưa tin, tháng 4.2018, Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện tại cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (xã Đắk Wer, huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông) có một số lượng lớn tạp chất vỏ cà phê trộn với lõi pin, sỏi đá.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định khoảng giữa năm 2015, bà Lê Thị Hồng Thơ (SN 1975, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tịnh Thơ Đắk Nông) biết một người mua bán hạt tiêu trộn tạp chất (gồm vỏ cà phê lẫn sỏi đá có màu đen, kích thước khoảng 2-3 mm) để bán nên lấy mẫu tạp chất này cho bà Phan Thị Dung (SN 1962, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thảo Dung, tỉnh Bình Phước) xem.
Cả 2 thống nhất bà Thơ sẽ tìm người làm tạp chất bán cho bà Dung để trộn vào hạt tiêu. Sau đó, bà Thơ liên hệ với bà Nguyễn Thị Thanh Loan đặt hàng và thuê Trần Ngưỡng (SN 1976, ngụ tỉnh Đắk Nông) vận chuyển.
Trong quá trình mua bán, có một số chuyến bà Dung trả lại cho bà Thơ vì tạp chất không đạt màu sắc, kích thước như hạt tiêu. Khi Ngưỡng chở hàng về thì bà Dung đưa cho một ít mẫu và nói đưa về cho bà Loan làm như vậy. Sau đó, bà Loan và ông Nguyễn Xuân Bảo (SN 1985, cùng ngụ tỉnh Đắk Nông) đi mua pin về đập ra lấy bột than pin nhuộm vào tạp chất, sấy khô để đạt màu sắc, kích thước như bà Dung yêu cầu.
Ngày 28.12.2018, trong phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên phạt các bị cáo Dung, Thơ, Ngưỡng mỗi người 7 năm tù; bị cáo Bảo 8 năm tù; bị cáo Loan 7 năm 6 tháng tù. Sau đó, các bị cáo Thơ, Ngưỡng, Bảo, Loan kháng cáo bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo Loan xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng không biết hỗn hợp tạp chất nhuộm than pin được dùng để trộn vào hồ tiêu. Bị cáo Bảo thì cho rằng mình bị oan vì chỉ là người làm công ăn lương, bà chủ bảo làm gì thì làm vậy. Bị cáo Bảo cũng không thừa nhận việc sống chung như vợ chồng với bị cáo Loan nên cho rằng mình không phải là đồng phạm với Loan.
Còn bị cáo Thơ thì cho rằng cuối 2015, nghe tin bà Loan làm tạp chất để trộn vào hồ tiêu nên giúp đỡ và được bà Dung hứa trả 1.000 đồng nhưng thực tế chưa trả đồng nào. Riêng bị cáo Ngưỡng một mực kêu oan vì cho rằng mình chỉ vận chuyển thuê mà không hề biết đó là tạp chất nhuộm than pin.
Sau khi luật sư bào chữa cho các bị cáo hỏi xong, HĐXX bất ngờ hoãn phiên tòa vì cho rằng bị cáo Dung không kháng cáo bản án sơ thẩm, không có mặt tại phiên tòa nhưng xét thấy cần triệu tập lên để đối chất, làm rõ một số vấn đề. Bên cạnh đó, một số bị cáo làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng tại phiên tòa lại kêu oan nên quyết định hoãn phiên tòa để xem xét.
Theo Danviet
Hôm nay xét xử vụ trộn vỏ cà phê với lõi pin Sáng nay (28.12), TAND tỉnh Đắk Nông sẽ đưa ra xét xử vụ án "Vi phạm các quy định trong an toàn thực phẩm" trong vụ trộn vỏ cà phê với lõi pin và tạp chất. Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Phan Thị Dung (SN 1962, trú tại thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước), Nguyễn...