Điều kiện dự thi vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, bố mẹ cân nhắc trước khi quyết định cho con theo học
Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam sẽ nhận hồ sơ dự tuyển vào cuối tháng 5 và học sinh phải đảm bảo điều kiện tổng điểm các bài kiểm tra định kì cuối năm lớp 4, lớp 5 với 4 môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý đạt 40 điểm/lớp.
Mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp cũng chính là cuộc “cân não” của các cha mẹ. Đặc biệt hơn với những phụ huynh mong muốn cho con theo học tại ngôi trường danh tiếng Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thì điều kiện dự tuyển, bài kiểm tra vô cùng gắt gao và nâng cao hơn.
Để cha mẹ chuẩn bị tốt cho con thi tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua:
Đối tượng tuyển sinh là học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã hoàn thành chương trình tiểu học.
Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Hoàn thành chương trình lớp 1 và lớp 2: Tổng điểm bài kiểm tra định kì cuối năm hai môn Toán và Tiếng Việt của hai năm học lớp 1 và lớp 2 phải đạt từ 39 điểm trở lên. Kết quả đánh giá định kỳ cuối năm về năng lực và phẩm chất: Đạt.
- Cuối các năm học lớp 3, 4 và 5 học sinh đạt danh hiệu “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”.
Năm học lớp 3: Tổng điểm các bài kiểm tra định kì cuối năm 2 môn Toán và Tiếng Việt đạt 20 điểm.
Năm học lớp 4 và lớp 5: Tổng điểm các bài kiểm tra định kì cuối năm 4 môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý đạt 40 điểm/lớp.
Ngôi trường mơ ước của nhiều thế hệ cha mẹ và học sinh.
Hồ sơ dự tuyển
Đơn xin dự tuyển sinh có dán ảnh 3×4 đúng mẫu của trường (mẫu A01); Bản photocopy (Cần mang theo bản gốc để đối chiếu) các loại giấy tờ sau: Học bạ tiểu học hoặc các hồ sơ khác có giá trị thay thế học bạ tiểu học; Hộ khẩu thường trú; Giấy khai sinh; Các giấy chứng nhận được hưởng cộng điểm ưu tiên.
Video đang HOT
Học sinh nộp đơn đăng ký nguyện vọng dự tuyển tại nơi đang theo học trước ngày 24/5.
Tháp bút biểu tượng cho tinh thần học tập của các Amsers.
Phương thức tuyển sinh
Kết hợp giữa xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực, trong đó:
- Vòng 1: Tổ chức xét tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ.
Trường tổ chức sơ tuyển vào cuối tháng 5 và được đánh giá bằng điểm số. Điểm sơ tuyển được tính như sau:
Điểm học tập cấp tiểu học: Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học; điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4 và lớp 5 môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý.
Điểm ưu tiên: Sẽ được cộng 0,5; 1 hoặc 1,5 điểm tùy theo đối tượng.
Vòng 2: Kiểm tra, đánh giá năng lực. Học sinh phải thực hiện 3 bài kiểm tra: Môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Nội dung kiểm tra thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 5 hiện hành của Bộ GD-ĐT, đảm bảo yêu cầu bốn cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.
Thời gian làm bài kiểm tra: 45 phút/bài kiểm tra.
Bài Kiểm tra môn tiếng Anh, gồm 2 phần. Phần viết thời gian làm bài là 45 phút. Phần nghe thời gian làm bài là 30 phút.
Thang điểm: Điểm bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân. Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10.
Điểm tuyển sinh (ĐTS) vào trường là tổng số điểm các bài kiểm tra:
Năm 2019, kỳ tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam được tổ chức vào ngày 11/6. Năm học này, điểm chuẩn vào trường là 17,5 điểm với 200 chỉ tiêu.
Trên đây là những điều kiện và thời gian tổ chức dự thi tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm học 2019-2020. Cha mẹ nên cân nhắc xem xét con có đủ điều kiện hay không trước khi quyết định “đầu tư” cho con dự thi.
Hoàng Hà
Theo toquoc
Nhiều quốc gia đưa toán xác suất thống kê vào dạy học từ tiểu học
Theo thây Ha Đinh Manh thi kiên thưc toan xac suât thông kê đa đươc đưa vao chương trinh tiêu hoc tư lâu nên không co gi phai lo lăng.
Viêc kiến thức xác suất, thống kê sẽ được đưa vào dạy từ lớp 2 khiên nhiêu phu huynh hoc sinh lo lăng vi cho răng se kho tiêp thu đối với con cái họ.
Xung quanh vân đê nay, trao đôi vơi phong viên Bao Điên tư Giao duc Viêt Nam, thây giao Ha Đinh Manh, giao viên cua Hê thông Hoc mai cho răng, thực ra đối với học sinh tiểu học thì không gọi là "xác suất thống kê" mà chỉ bài toán có nội dung " yếu tố thống kê".
Trong chương trình tiểu học hiện hành, nội dung thống kê đã được đưa vào chương trình từ lớp 3 với bài làm quen với số liệu thống kê (Sach giao khoa toán 3, Trang 134, 136).
Tuy nhiên cũng không phải đến lớp 3 nội dung "thống kê" mới được đưa vào chương trình.
Thây Ha Đinh Manh cho răng không qua lo lăng khi đưa toan xac suât thông kê vao chương trinh lơp 2 (anh do nhân vât cung câp).
Ngay trong chương trình lớp 2 với bài "Ngày, tháng" (sach giao khoa toán 2, trang 79, 80), học sinh đã được làm quen với các yếu tố, các số liệu thống kê qua nội dung các bài tập. Ví dụ:
Với bài toán trên ta thấy không hề khó đối với học sinh và nó mang yếu tố thống kê và không hề khó.
Thây Manh cho biêt thêm, trong chương trình tiểu học nếu nói giải phương trình thì chắc chắn phụ huynh học sinh đều cho rằng con cái của họ không thể tiếp thu được nhưng thực ra cũng chỉ là dạng toán tìm x mà các em học sinh thường làm (phương trình bậc nhất).
Như vậy, nếu xét về yếu tố thống kê thì các phụ huynh yên tâm, các con hoàn toàn có thể tiếp thu tốt kiến thức của mình.
Những bài toán có nội dung "Xác suất" thường là những bài toán vận dụng cao.Còn đối với nôi dung "Xác suất" thì trong chương trình tiểu học không nói đến nhưng không có nghĩa là chưa đề cập.
Ví dụ: Trong hộp có 10 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh và 12 viên bi vàng.
Không nhìn vào trong hộp thì phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có:
5 viên bi đỏ va 3 viên bi cùng màu. Với bài toán trên, các em học sinh đã được các thầy cô giáo hướng dẫn và dạy học theo hướng phát triển năng lực thì các em hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề đó mà không gặp khó khăn gì.
Nhất là những em xác định thi vào các trường chất lượng cao ở các thành phố thì những dạng bài này các em cũng đã làm thường xuyên.
Với bài trên, trong trường hợp xấu nhất mà chưa có 5 viên bi đỏ là khi đã lấy ra hết số bi xanh và vàng, do đó để chắc chắn có 5 viên bi đỏ thì phải lấy ra 8 10 5 = 23 (viên).
Đê trân an phu huynh, thây Manh chia se thêm: "Tôi đã đọc và nghiên cứu chương trình tiểu học ở Mĩ, Anh và các nước ASEAN thì thấy việc đưa nội dung có yếu tố xác suất thống kê vào khá sớm.
Do đó, việc Bộ giáo dục đưa nội dung " xác suất thống kê" vào dạy học từ bậc tiểu học không hề gây "quá tải" cho học sinh vì thực ra các em cũng đã được học rồi. Chỉ là cách dùng ngôn từ nào cho phù hợp với thực tế mà thôi".
Trinh Phuc
Theo GDTĐ
PGS Lê Anh Vinh: 'Trẻ mầm non có thể học xác suất, thống kê' PGS.TS Lê Anh Vinh cho hay xác suất, thống kê ở chương trình tiểu học là những bài liên quan nhiều đến đời sống thực tế, có thể dạy từ mầm non. Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo " NXB Giáo dục với đổi mới chương trình và SGK phổ thông" được tổ chức tại Hà Nội sáng 8/11, PGS.TS...